“Ý tưởng chính của sáng kiến CDIO rất dễ hiểu: các kĩ sư cần năng lực gì để làm việc, thì nhà trường giúp sinh viên đạt những cái đó trước khi ra trường; cả cái cần phải học tới cách học đều phải tương xứng. Chương trình giáo dục kĩ thuật dựa trên triết lí CDIO sẽ cho phép các kĩ sư tương lai trải nghiệm đầy đủ và sâu sắc các công việc chủ đạo mà họ sắp phải thực hiện, từ việc khởi phát ý tưởng (Conceive), thiết kế sản phẩm (Design), Chế tạo (Implement) và vận hành sản phẩm (Operate). Thông qua cái khung C-D-I-O đó, sinh viên kĩ thuật sẽ lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng chuyên ngành, cũng như rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng liên cá nhân và các phẩm chất quan trọng mà một người kĩ sư thế kỉ 21 cần phải có.”

Trích bài đăng trên Tia Sáng tháng 4.

Mời bạn đọc tiếp: http://www.dadien.net/dai-hoc-doanh-nghiep-duy-tri-khoang-cach-ngan-duong-trong-tan/

Phần “cơm thêm”: “12 TIÊU CHUẨN CDIO” 

1 – BỐI CẢNH

Việc phát triển và triển khai vòng đời của sản phẩm, quy trình và hệ thống – Hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Hiện thực hóa, và Vận hành – là bối cảnh của giáo dục kỹ thuật
2 – CHUẨN ĐẦU RA
Những chuẩn đầu ra (learning outcomes) chi tiết, cụ thể đối với những kỹ năng cá nhân, giao tiếp, và những kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, cũng như các kiến thức chuyên môn, phải nhất quán với các mục tiêu của chương trình, và được phê chuẩn bởi các bên liên quan của chương trình
3 – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÍCH HỢP
Chương trình đào tạo được thiết kế với các khóa học kiến thức chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau, có một kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống
4 – NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT
Một môn nhập môn mang lại khung chương trình cho thực hành kỹ thuật trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống; giới thiệu các kỹ năng cá nhân và giao tiếp thiết yếu.
5 – CÁC TRẢI NGHIỆM THIẾT KẾ – TRIỂN KHAI
Một chương trình đào tạo gồm ít nhất hai trải nghiệm thiết kế – triển khai, bao gồm một ở trình độ cơ bản và một ở trình độ nâng cao.
6 – KHÔNG GIAN LÀM VIỆC KỸ THUẬT
Không gian làm việc kỹ thuật và các phòng thí nghiệm hỗ trợ và khuyến khích học tập thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống; kiến thức chuyên ngành; và học tập xã hội.
7 – CÁC TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP TÍCH HỢP
Các trải nghiệm học tập tích hợp đưa đến sự tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống.
8 – HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG GIÀU TRẢI NGHIỆM
Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học tập chủ động giàu trải nghiệm, không khuyến khích việc thụ động tiếp thu thông tin, mà tập trung vào các hoạt động chủ động phân tích, ứng dụng kiến thức, và đánh giá các ý tưởng.
9 – NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ KỸ NĂNG CỦA GIẢNG VIÊN
Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống.
10 – NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong việc cung cấp các trải nghiệm học tập tích hợp, trong việc sử dụng các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động, và trong việc đánh giá học tập của sinh viên.
11 – ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP
Đánh giá sinh viên về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, cũng như kiến thức chuyên ngành.
12 – KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH
Một hệ thống kiểm định các chương trình theo 12 tiêu chuẩn này, và cung cấp phản hồi đến sinh viên, giảng viên, và các bên liên quan khác cho mục đích cải tiến liên tục.

Theo CDIO.org.

Written by Tấn Dương