Ở cuốn sách nhập môn máy tính do mình biên soạn năm 2010, tôi cố tình lồng vào chương Productivity Software vài bài tập kĩ năng mềm. Tạm tính là có ý đồ tích hợp hehe.

Bình thường khi dạy trình soạn thảo văn bản và bảng tính (các sách hiện nay cứ mặc định là MS Word với lại Excel, tôi thì tương cả Google Docs với lại Libre Office vào đó) chỉ dạy các chức năng là chính. Tôi viết sách theo kiểu một số tính năng chính ấy sẽ ứng dụng như thế nào vào tình huống cụ thể của sinh viên năm nhất. Tôi đặt lại chương sách là phầm mềm năng suất là vì thế. Vài thầy cô mắng tôi thậm tệ vì dùng từ gì mà buồn cười thế, tôi phải lật hết lí luận này đến ví dụ trên Apple Store để biện minh cho cách dùng từ của mình. Có lẽ đây là giáo trình duy nhất dạy Office mà lại gọi là Phần mềm năng suất hehe.

Do tinh thần định hướng như thế nên trong bài tập Excel, thay vì dạy tính toán lằng nhằng, tôi làm mấy bài tập: Tạo TODO list, tạo công cụ quản lí thời gian bằng bảng tính, vẽ biểu đồ sử dụng thời gian hiệu quả, mỗi lần nhập số liệu vào là biểu đồ nhảy nhót rất chi là vui mắt hehe. Chẳng biết là tác động của mấy bài tập này như thế nào đến với mấy kĩ năng quản lí thời gian và lập kế hoạch của học trò, vì tôi đặt nó như là “chương trình ẩn”, không phát biểu rõ trong mục tiêu bài học, nên chỉ khi tôi dùng sách này thì mới có điều kiện thảo luận với sinh viên, còn các giáo viên khác, thậm chí còn bỏ qua chương này luôn, cho sinh viên tự làm vì nó quá dễ hehe.

Đấy là một cách tôi đã viết sách tích hợp kĩ năng cứng, kĩ năng mềm vào trong cùng một bài học, một cách trá hình hehe.

productivity

Mục tiêu chương thì chân phương thế này thôi

productivity1

Nhưng vào đến nội dung thì nham hiểm thế này đây: Tư duy chiến lược về điểm số hehe

productivity2

Và đây nữa: Kĩ năng quản lí thời gian

Giống như ví dụ về môn Lịch sử lớp 11 tôi viết trong Tấn’s Notes này, các môn dự án/đồ án ở bậc học chuyên nghiệp về cơ bản là những môn tổng hợp (cũng là tích hợp) các kĩ năng, chứ nó không còn dạy riêng cái gì. Nó không dạy cách làm ra sản phẩm (là môn Product Development), hay kĩ năng thiết kế hệ thống, hay thiết kế giao diện phần mềm, nó cũng không dạy riêng rẽ kĩ năng thuyết trình hay kĩ năng viết (báo cáo). Tất cả những thứ đó phải được vận dụng (utilise) để giải quyết vấn đề, vượt qua thử thách và hoàn thành dự án đúng hẹn.

Như chúng ta thấy, cách “gom” các kĩ năng tổng hợp này vào một môn học cũng sẽ được vận dụng trong giảng dạy các môn có tính chuyên ngành cao theo đường lối tích hợp kiểu CDIO.

(Chuyện tích hợp: còn tiếp)

Written by Tấn Dương