DƯƠNG TRỌNG TẤN - Chi bằng học
  • Quản trị mới
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Agile
    • Học viện Agile
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Sách hay về Lean
    • Sách hay Agile
  • Startup
  • Giáo dục mới
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • About
Quản trị mới
    Sách hay cho Agile Manager
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Agile
    Học viện Agile
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Sách hay về Lean
    Sách hay Agile
Startup
Giáo dục mới
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Dạy & Học
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
About
  • Quản trị mới
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Agile
    • Học viện Agile
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Sách hay về Lean
    • Sách hay Agile
  • Startup
  • Giáo dục mới
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN - Chi bằng học
Agile Mindset, COVID19, Quản trị mới

Ra mắt khóa học “Được việc”

Kể từ lúc sếp Đàm Q. Minh (nguyên Hiệu trưởng Đại học Phú Xuân), và sếp Tô Hải Sơn (nguyên COO công ty NTQ Solution) viết lời phê cho cuốn sách Được việc lần ra mắt thứ nhất 2019, nhiều người nói rằng tôi cần phải có thêm hai ba cuốn nữa để hướng dẫn thực hành chi tiết hơn nữa cái cuốn sách quá đỗi hữu ích này.
Hôm nay thì tôi thật hoan hỉ được thông báo với bạn bè gần xa là cái hướng dẫn chi tiết hơn đó sẽ ở định dạng dễ tiêu hóa hơn là các bài hướng dẫn video ngắn có thể xem nhâm nhi mỗi ngày một tí.
Đội ngũ Agilearn đã chuẩn bị một bữa tiệc thịnh soạn để bạn đọc sách Được việc được thưởng thức với trên 100 video cô đọng và dễ hiểu.
Những nội dung tôi chưa kịp nói kĩ trong sách Được việc, nay đã được làm cho chi tiết hơn, nhiều hướng dẫn thực hành cụ thể hơn. Như nội dung về tư duy cầu tiến, nội dung về quản lí cảm xúc và năng lượng, đặc biệt là nội dung về hạnh phúc. Trải qua hơn một năm Covid khắc nghiệt, chúng tôi cũng có thêm nhiều nhận thức mới về thế giới công việc ở thời kì bình thường mới này. Chúng ta cần tư duy cầu tiến và tích cực hơn, quản lí thời gian và công việc hiệu quả hơn, phải học cách để rèn luyện ý chí mạnh mẽ trong khi thực hành lối sống tỉnh thức, hạnh phúc mỗi ngày.
Xin gửi khóa học “Được việc” đến những người cầu tiến và ham học, luôn hướng đến sự được việc, không ngừng mưu cầu một cuộc sống ngày càng hài hòa và viên mãn hơn.
Khóa học trực tuyến theo hình thức linh hoạt có thể học tranh thủ, kèm sách giấy để đọc và suy ngẫm, kèm trò chuyện với tác giả qua tọa đàm trực tuyến, và kết nối trong cộng đồng “Thích Được việc” tích cực.
Tôi sẽ bước tiếp một chặng mới với Được việc, xin chào mừng bạn bè cùng đi trên con đường mới thú vị này.
Thông tin chi tiết và đăng kí khóa học: https://agilearn.vn/duoc-viec

19/04/2021by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Quản trị mới

Mấy bài học nhỏ về quản trị từ việc đọc Lược sử loài người

Drucker từng viết: Quản trị là “khai phóng” (liberal art), với những bài học mang tính liên ngành từ lịch sử, xã hội học, tâm lí học, triết học, văn hóa và tôn giáo. Có nghĩa là người ta không nên chỉ chăm chăm vào những câu chuyện quản lí hằng ngày, tiền nong, hàng họ mà còn phải để ý đến những chỗ khác, thoạt trông thì có vẻ hơi “vô dụng”.

Continue reading
18/04/2021by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học, Quản trị mới

Phản tư sau mỗi khóa học trực tuyến

Sau khi xem xong một video TED talk hay, học một bài học trên một nền tảng học tập trực tuyến, hoặc thậm chí là tham gia một khóa học trực tiếp, bạn không nên khép lại ngay (kể cả khi bạn đã vượt qua được các bài kiểm tra và nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học), mà thực hiện một thao tác “đóng gói” cuối cùng để thực sự kết thúc khóa học. Đó là thao tác viết một bài reflection. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn củng cố lại những kiến thức đã học, lưu nó lại dưới dạng văn bản, và học hỏi sâu thêm, cũng như mở ra một vài hướng đi tiếp theo (học thêm, hoặc đem kiến thức ra áp dụng).

Continue reading
06/01/2021by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Quản trị mới

Bí kíp thất bại trong đổi mới công ti

  1. Đưa ra tầm nhìn vĩ đại nhưng những người khác lại không góp phần tạo ra nó 
  2. Đưa ra tuyên bố chính thức về những điều cần thay đổi mà không trao đổi trước với những người sẽ bị ảnh hưởng 
  3. Dành hết thời gian tiếp xúc với cấp trên, mà không dành thời gian cho những nhân viên bình thường 
  4. Chỉ nhìn thấy và nói về những khía cạnh lạc quan của sự thay đổi mà không bao giờ thừa nhận những khuyết điểm có thể xảy ra
  5. Chỉ thực hiện những thay đổi mang tính tượng trưng như: sa thải nhân viên, tái tổ chức lại các nhóm làm việc, thay đổi logo công ty 
  6. Xem những người phản đối như những kẻ lầm lạc, xét nét về động cơ của họ 
  7. Không bao giờ tạo cơ hội cho các cá nhân được bàn bạc, chỉnh sửa và làm việc với tất cả các yếu tố của kế hoạch
  8. Chỉ nói chuyện với những “người ủng hộ” của bạn, tránh né những người thuộc “phe khác “
  9. Khi mâu thuẫn xuất hiện thì lại không tổ chức họp nữa. 

Trích “Cách tân”, Carlson & Wilmot.

03/01/2021by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, COVID19, Quản trị mới

Japan Airlines: Bản lĩnh trong bão tố

Báo đài đưa tin, ” JAL Covid-19 Cover” là dịch vụ mới nhất của Japan Airlines (JAL), áp dụng miễn phí cho mọi hành khách trên các chuyến bay quốc tế của hãng. Theo đó, hãng kết hợp với đơn vị lữ hành Allianz, đảm bảo chi trả chi phí xét nghiệm, y tế và chi phí cách ly trong trong trường hợp hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong suốt hành trình. “ [4], “Dù COVID-19 có gây thiệt hài về tài chính đến đâu, Japan Airlines cũng phải tuân thủ triết lý duy trì việc làm và giữ cho người lao động hạnh phúc.” [5]. JAL tìm mọi cách để bảo toàn lực lượng lao động của mình, từ việc gọi thêm vốn để có thêm tiền duy trì kinh doanh, tiến hành cải tổ và sẵn sàng vượt lên sau đại dịch, cho đến việc gửi nhân viên của mình sang một số đối tác theo các hợp đồng “cho mượn”. Mục đích cuối cùng là không để nhân viên thất nghiệp, trong bối cảnh ngành hàng không điêu đứng vì Covid, hàng trăm ngàn người mất việc.
Đối với người chưa để ý thì hành động của JAL hơi lạ. Nhưng với người theo dõi JAL nhiều năm nay thì sẽ thấy nó chỉ đang trung thành với triết lí mà nó đã theo đuổi và đã giúp hãng hàng không quốc gia này vượt qua sóng gió của cơn khủng hoảng tài chính hơn một thập kỉ trước.

Continue reading
02/01/2021by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Quản trị mới

Tuyên ngôn Nghĩ chậm

Chúng tôi đã khám phá ra cách thức tốt hơn để cộng tác trong các dự án liên ngành. Qua đó chúng tôi đánh giá cao việc:

Đặt câu hỏi trước khi trả lời,
Quan sát trước khi đánh giá,
Đổi góc nhìn trước khi nêu quan điểm,
Tự phản tỉnh trước khi phê bình.

Con người có xu hướng nghĩ nhanh. Điều này dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Các yếu tố bên trái thúc đẩy việc nghĩ chậm hơn. Chúng cải thiện những điều bên phải và do đó, nên được áp dụng một cách có ý thức và thật kĩ lưỡng.

Hãy áp dụng điều bên trái nhiều hơn so với những gì trực giác mách bảo bạn phải làm.

Theo Over the Fence – overthefence/manifesto.

28/12/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
COVID19, Quản trị mới

Sống chung với mập mờ

Chúng ta đang sống trong thời đại của mập mờ.
Chữ A trong thuật ngữ VUCA là mập mờ.
Chữ A trong thuật ngữ mới hơn TUNA vẫn là chữ ấy: Ambiguity là mập mờ.
Một công ty khởi nghiệp trong thời đại TUNA thì lại càng mập mờ. Covid đặt nhiều thứ vào tình trạng “chả biết thế nào mà lần”. Mù mờ như xe đi trong màn sương trên Mã Pì Lèng mùa đông.

Continue reading
17/12/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Constructivism, Học cách học, Quản trị mới

Học tập dựa trên sự phản tỉnh

Trong lớp học NeoManager, nhiều học viên là các nhà quản lí không khỏi ngạc nhiên trước trải nghiệm tri thức tuyệt vời mà hoạt động reflection (phản tỉnh) mang lại. Có vài vị hỏi có bí kíp nào đặc biệt gì không, căn cứ nào để “bịa” ra hoạt động học tập tuyệt vời này. Chìa khóa ở đây chính là đường lối học tập trải nghiệm dựa trên sự phản tỉnh có chủ đích (reflective learning).

Có thể nói gần đúng đây là cách học của Phật, của Khổng Tử, của Lão Tử. Bằng cách quan sát thân/tâm/sự việc/vạn vật và tự rút ra bài học, rồi lại đối chiếu, chỉnh sửa và tiếp tục cải thiện sự hiểu biết thông qua thực hành để đạt được sự sáng suốt (wisdom) qua thời gian. Truyền thống học tập dựa trên kinh nghiệm và chiêm nghiệm này tiếp tục được truyền dạy cho đến ngày nay. Như trong các sách do Inamori Kazuo viết đã nhấn mạnh một “nguyên lí” để tu thân: phản tỉnh mỗi ngày. Tính ra, truyền thống này đã hơn 2500 năm rồi.

Continue reading
25/08/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
COVID19

Làm việc ở nhà

Covid19 buộc nhiều phải người làm việc ở nhà. Ngồi ở nhà, làm việc công ty; nhưng do ở nhà, nên thường phải làm việc nhà nữa. Vậy là cuộc sống-công việc hòa làm một. Ở công ty, yếu tố sao nhãng có thể là cậu đồng nghiệp hay buôn dưa lê và phàn nàn; ở nhà yếu tố sao nhãng có thể là đứa con nằng nặc đòi bố chơi cùng. Cám dỗ ở công ty là bị lôi vào một cuộc họp sôi nổi nhưng không ra kết quả gì, cám dỗ ở nhà có thể là chiếc sofa tuyệt đẹp ngả lưng xuống xem youtube đánh bay mất 1 tiếng đồng hồ quý báu. Những trở ngại cho công việc lúc nào cũng tồn tại, chỉ khác nhau hình thức thôi.

Làm việc ở nhà đòi hỏi mỗi người thành nhà lãnh đạo (bản thân, và gia đình), người tổ chức (công việc, không gian, tài nguyên làm việc) thay vì là một người làm việc được giao thuần túy. Đó là một cơ hội tuyệt vời để phát triển bản thân. 

Thách thức lớn nhất của làm việc ở nhà thật hiệu quả chính là việc phải sắp xếp thật phù hợp lịch làm việc và sinh hoạt trong một không gian bó hẹp. Khi nào làm việc gì với ai. Thách thức lớn không kém là khả năng tự chủ để đưa mình vào kỉ luật làm việc trong khi đảm bảo sức khỏe và yêu cầu sinh hoạt gia đình. 

Dịch giã mang đến nguy cơ thiếu hụt tương tác xã hội. Làm việc cùng nhau thông qua sự trợ giúp của công nghệ giao tiếp, công nghệ cộng tác thật may mắn lại trao cho mỗi người một cơ hội để vượt qua thách thức này. Nhờ nó chúng ta có kết nối với bên ngoài. Không còn được chạm tay, ôm ấp, nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng của nhau, có thể nhìn thấy mặt nhau, vẫn cùng nhau kiến tạo sản phẩm và giá trị. Chính nhờ vẫn còn làm việc, mà ta còn thấy mình có thêm giá trị, và thấy mình vẫn sống đầy đủ chứ không chỉ ngồi buồn bã chờ dịch qua. 

Người làm việc ở nhà vẫn có thể tổ chức sinh nhật tập thể, liên hoan trà đá cùng nhau, tập thể dục giữa giờ cùng nhau, nói chuyện cùng nhau. Nhiều gia đình xuyên quốc gia đã thành thục việc này từ hai chục năm nay rồi. Nhưng cũng cần khéo léo quản lí việc giao tiếp trực tuyến để có không gian riêng tư vì làm việc với các nền tảng xã hội liên tục có thể bị nghiện và mất cảm giác về thời gian. Không ngừng chat về công việc lúc nửa đêm với đồng nghiệp đang bận cho con ngủ hoặc đang cần thư giãn có thể là do thái độ tích cực với công việc, nhưng cũng có thể là do đã bị nghiện giao tiếp xã hội hoặc mất khả năng quản lí thời gian. Điều đó có thể gây hại về sức khoẻ cho bản thân và người khác. 

Làm việc ở nhà vẫn có thể hiệu quả vượt trội. Thế giới freelancer và cộng đồng phát triển phần mềm nguồn mở đã thành thục việc này mấy chục năm nay rồi. Đời sống và công việc phân tán vẫn có thể rất tuyệt vời. Nó phụ thuộc vào cách ứng xử của mọi người với thực tại mới ít đi lại, ít tiếp xúc. Nó khả thi, và là chuyện rất cá nhân.

PS: Agilearn và Học viện Agile vừa kết hợp cho ra một khoá học trực tuyến hỗ trợ người làm việc và quản lí từ xa, có thể rất hữu ích với những người lần đầu thực hành làm việc ở nhà. Xem ở đây.

09/08/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học, Quản trị mới

Làm việc theo nguyên lí

Nguyên lí là một từ  được dùng rộng rãi, có lẽ do nhiều người thấy nó quan trọng.  Nhẽ ra nguyên lí phải có tính khách quan (tức là cái gốc, không thể bỏ được), nhưng  hầu hết các thứ được gọi là nguyên lí lại có tính tương đối, không đầy đủ và có tính bối cảnh. Vì thế có thể gọi chúng là hệ “tiên đề” hay các “giả định” của ai đó. Khi đã gọi nguyên lí theo nghĩa giả định (assumptions) thì tức là niềm tin cơ bản, miễn phán xét đúng sai. Ta sẽ làm theo nó, chấp nhận nó, và tự nguyện để nó điều khiển mình. Và do đó, nó rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của ta. Số lượng nguyên tắc thường không nhiều. Nhưng nó “cứng”, vượt thời gian. Cho nên, nếu có một danh sách nguyên lí đủ tốt, nó giúp ta làm việc linh hoạt trong bối cảnh. Nó giúp ta “lấy cái bất biến để ứng phó với cái biến động đa dạng”.

Nhiều người thông thái đã cất công đúc rút và kiểm nghiệm ra các bộ nguyên lí của riêng mình. Một số được đẽo gọt và kiểm chứng qua thời gian với nhiều bối cảnh đa dạng, một số thì không. Một số được viết ra, một số chỉ được truyền miệng. 
Ví dụ, đời làm việc năng động của Inamori Kazuo giúp ông đưa ra được một “triết lí” ngắn gọn và hữu hiệu để làm nền tảng cho một lối sống tích cực (Xem bản tóm tắt ở đây) . Nó được viết ra, lưu truyền rộng rãi và có cơ hội tốt để kiểm chứng tính hữu hiệu. Thử xem những gợi ý của ông để có một cuộc đời viên mãn và làm việc cho tốt: 

  1. Thành quả là do tích số của tư duy, nhiệt tình và năng lực
  2. Tư duy thế nào, cuộc đời ra thế ấy
  3. Luôn nuôi những giấc mơ đầy tham vọng, và bỏ toàn tâm toàn ý sống với giấc mơ ấy.
  4. Luôn xác định rõ mục đích sống. Phải mài rũa tâm trí, mở rộng tâm hồn.
  5. Hãy sống đúng đắn với tư cách của một con người. Đừng quên những bài học được dạy từ tiểu học: không nói dối, trung trực, không lừa gạt người khác, không tham lam.
  6. Phục vụ những điều tốt đẹp hơn của nhân loại và thế giới với tâm thức vị tha.
  7. Sống phản tỉnh mỗi ngày, để xem xét từng hành vi, sửa lỗi và cải thiện.
  8. Sống nghiêm túc từng giây phút mỗi ngày.
  9. Sống với động cơ không ích kỉ, và đức hạnh.
  10. Sống với một trái tim thuần khiết và nồng ấm.
  11. Luôn yêu công việc của bạn, không kể đó là việc gì. 
  12. Không nề hà những việc tẻ nhạt
  13. Luôn sáng tạo trong công việc
  14. Hãy là “trung tâm của cơn lốc” với sáng kiến và cam kết hết mình.
  15. Ra quyết định đúng đắn, không ích kỉ
  16. Bám sát hiện địa, hiện vật để giải quyết vấn đề
  17. Làm hết sức mình vì đồng nghiệp
  18. Không ngừng vươn tới sự hoàn hảo
  19. Chỉ mua những gì chúng ta thật cần, đúng lúc
  20. Nắm bắt vấn đề thật đơn giản, ngay cả khi đối mặt với những thứ phức tạp

Nhìn quanh, tôi nhận ra phần lớn người đọc bộ “nguyên lí” này thấy nó gần gũi và dễ đồng tình. Nhưng cũng có vài người có thể không đồng ý với một trong các điểm kể trên. Họ có thể thấy phần còn lại hữu dụng thì có thể bỏ đi vài chỗ, hoặc sửa đi cho vừa với lối nghĩ của bản thân. Nếu ai đó bỏ gần hết thì tức là hệ tư duy của người đó rất khác so với Inamori. Lúc đó, họ sẽ đi tìm những bộ “bí kíp” khác. 

Nhìn rộng ra, bộ nguyên lí trên đây có thể coi là một tập hợp các giả định để gây dựng nên một tập hợp người có nền tảng nguyên tắc giống nhau về lối nghĩ lối sống. Nó tạo ra một cộng đồng văn hóa chung niềm tin, chung hệ giá trị, chung quy ước. Sẽ rất có ích khi một cộng đồng được gắn kết xoay quanh những yếu tố văn hóa chia sẻ như thế này. 

Trên đường học hỏi của mình, ta sẽ bắt gặp nhiều “guru”, những “cao thủ”, những “danh nhân”, với nhiều bộ “nguyên lí khác”. Họ sẽ có những lời khuyên, trong số đó là các “nguyên lí”. Câu hỏi được đặt ra là có nên theo hay không, theo cái gì và không theo cái gì? Từ quan điểm hành dụng (pragmatic), chúng ta xem xét nó có hữu ích không bằng cách đặt câu hỏi: nếu tin và làm theo thì thế nào? Giả sử nếu tuân thủ nguyên tắc “sống với trái tim thuần khiết và nồng ấm” thì thế nào? Cuộc sống ta có tốt đẹp lên không, thế giới quanh ta có tốt đẹp lên không? Nếu tuân thủ “phục vụ những điều tốt đẹp hơn với tâm thức vị tha”, thì thế nào? Nó có mang lại cuộc sống hạnh phúc viên mãn không? Cân nhắc xong, ta có thể có một danh sách “nguyên lí” của riêng mình. Thời gian tiếp theo là dành cho chứng nghiệm. Bạn sẽ phải sống với những nguyên lí này, và quan sát tác dụng của chúng. 

Bới cát tìm sò

Tôi cũng thử phác thảo về bộ nguyên lí tối giản của mình “Để làm việc cho tốt”, nó sẽ hao hao như thế này:

  1. Luôn yêu công việc của bạn, dù đó là việc gì.
  2. Có thái độ tốt, công việc sẽ tốt, kể cả những việc rất tẻ nhạt.
  3. Cách bắt đầu một công việc tốt là tìm cách giải quyết vấn đề của chính mình.
  4. Đặt được bài toán hay, sẽ có lời giải hay. 
  5. Làm cho vấn đề thật đơn giản, ngay cả khi nó rất phức tạp
  6. Là “chủ sở hữu” của sáng kiến và cam kết hết mình, và sống ở thể chủ động (proactive). 
  7. Bám sát thực tiễn để ra quyết định hiệu quả.
  8. Ra quyết định đúng đắn, không ích kỉ
  9. Sáng tạo không ngừng
  10. Cải tiến liên tục, vươn tới sự hoàn hảo
  11. Nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém bận rộn.
  12. Khi đã mất hứng với một công việc, nghĩa vụ cuối cùng là bàn giao lại cho người có nhiệt tình và khả năng.

Nguyên tắc của bạn để làm việc cho tốt gồm những gì?

31/07/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 3123»

Khóa học Được việc

khoa hoc duoc viec

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Ra mắt khóa học “Được việc”

Ra mắt khóa học “Được việc”

Mấy bài học nhỏ về quản trị từ việc đọc Lược sử loài người

Mấy bài học nhỏ về quản trị từ việc đọc Lược sử loài người

Ươm trồng tính nguyên bản, và trở nên sáng tạo

Ươm trồng tính nguyên bản, và trở nên sáng tạo

Mật mã văn hóa

Mật mã văn hóa

Phản tư sau mỗi khóa học trực tuyến

Phản tư sau mỗi khóa học trực tuyến

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (142)
  • Chuyện đời (24)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (71)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (172)
    • Constructivism (4)
    • Học cách học (31)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (16)
  • Linh tinh xòe (58)
    • Lan man (28)
  • Quản trị mới (29)
    • COVID19 (5)
  • Tài nguyên (2)
  • Xã hội tri thức (27)
    • Tổ chức học tập (17)
    • Tri thức và Nhận thức (12)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agilemindset (6) agile mindset (6) agile transformation (5) codegym (36) complexity (4) constructivism (15) Cánh Buồm (4) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean startup (8) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (6) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (43) seci (5) sách (4) sử kí (5) teamworking (4) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (11) tổ chức học tập (6) tự học (4) được việc (8)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading