DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục

1001 cách triệt tiêu hiệu quả học tập

Mình có đưa ra một luồng kích não (brainstorming) để tìm kiếm “1001 cách triệt tiêu hiệu quả của việc học”. Mặc dù chưa được 1001 item theo dự kiến, nhưng “ra lò” được vài ý kiến hay:

Mr.  Dũng ND cho rằng nguyên do là ở người học không trả lời được các câu hỏi cơ bản Why\How\What\When\Where\Who. Dường như phủ kín các trường hợp 🙂

– Why: không có động lực và mục tiêu (không biết bản thân cần và muốn gì)

– How: không có phương pháp hoặc pp không phù hợp (làm gì cũng cần có pp, từ làm việc trí óc như nghiên cưứ khoahọc đến làm việc chân tay như làm tình thì cũng đều cần có pp hiệu quả 🙂
– What: học không đúng cái cần học, không biết học cái gì
– When: học không đúng lúc/thời điểm
– Where: học không đúng nơi/chỗ, môi trường học không tốt.
– Who: cuối cùng thì vđề nằm ở con người; người học không tập trung, người học không đủ khả năng; người dạy không đủ khả năng.

Một số ý kiến khác, tuy rời rạc nhưng cũng đúng:

  • Năng lực chỉ có thế nên không thể hiệu quả được (tức là học không phù hợp trình độ, chọn sai What, nên không thể hiệu quả được?)
  • Lười (nguyên nhân muôn thuở, của tất cả các loại hoạt động, không chỉ học)
  • Thầy dạy lởm (cái này nằm ở chữ Who của Dũng ND)
  • Học cái người ta không cần (sai cái What)
  • Không có mục tiêu! (Không có Why và What)
  • Không tập trung (???)
  • Không  trải nghiệm thực tế (tức học không đi đôi với hành)
  • Không cải tiến cách học (học một nhưng không biết mười, nên cứ cần cù bù thông minh)
  • Không biết cách tạo môi trường học (sai Where)
  • Thầy cóc truyền được hứng thú cho trò (đã đành, vậy làm sao để tự có hứng thú?)

Còn tiếp …

17/04/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

GS Eric: ấn tượng student teaching – dạy mà không dạy

Lần đầu tôi được chứng kiến cách dạy kiểu Student Teaching là khi học thầy Eric – một cao thủ giảng sư đại học. Với Student Teaching, thầy không cần dạy, mà trò thì học như điên, kết quả thì khỏi phải nói: quá tuyệt.

Bắt đầu với môn học, thầy chỉ ra kì vọng của mình: tôi không chấp nhận kết quả học tập kém, và các bạn thì thừa sức đạt Distinction (giỏi) – dễ như bỡn.

Cũng hôm đó, thầy nói “tôi không giỏi tiếng Anh, dù tôi là người Mỹ”!?

Rồi thầy  trưng ra thống kê của Briggs cho thấy: cách học dở ẹc nhất là nghe giảng\dở ẹc thứ nhì là cắm đầu vào đọc sách\tốt nhất là dạy nhau cái mình biết\tốt nhì là bắt tay giải quyết bài toán chính mình vướng phải. Tôi sẽ để các bạn làm cái tốt nhất. Cả lớp cứ há hốc mồm.

Rồi thầy thuyết trình bài đầu tiên. Hai mươi đứa thì hai mốt đứa mắt trợn ngược không hiểu gì. Lòng bảo dạ: phen này phải tự lao đầu vào học không thì toi cái tám trăm đồng (phí cho một môn học).

Thế là theo kế hoạch của thầy, cả lớp phân làm bốn nhóm, mỗi nhóm đọc trước một chương, giảng lại cho các nhóm khác, thiết kế bài tập cho các nhóm khác làm, chấm bài và gửi lại cho thầy đánh giá. Tất nhiên là cả bài tập lẫn nội dung slide đều phải qua tay thầy duyệt và comment trước. Cứ thế xoay vòng cho hết cái chương trình của môn học.

Hôm mình qua văn phòng thầy nộp bài, thấy có cả đống slide và bài tập; cái nào cái nấy chuyên nghiệp kinh khủng. Hóa ra lớp nào thầy cũng dùng bài “student teaching” thì phải.

Trong đề cương của thầy mỗi nhóm phải hoàn thành một dự án. Đầu giờ học, các nhóm có 15 phút để kiểm tra tiến độ và các khó khăn của mỗi dự án. Rồi comment lẫn nhau. Không khí rất sôi nổi, và hiếm khi thấy sự chểnh mảng trong các nhóm vì project có khối lượng công việc không nhỏ, không làm liên tục thì cuối kì tha hồ mà hộc hơi.

Sau mỗi buổi học khoảng một tiếng, thầy đưa bài quiz nhanh, khoảng 10 phút. Đứa nào không làm được 8/10 (đủ để được điểm distinction) câu thì phải làm bài tập lớn bổ sung. Sợ vất vả, đứa nào đứa nấy phải mài đũng quần ở thư viện, đọc kĩ giáo trình, làm bài tập sơ cua trước khi đến lớp. Trong lớp chỉ có một tiếng nên đứa nào cũng chăm chú, tham gia tích cực vào bài giảng và các hoạt động trên lớp. Do bạn mình giảng bài nên đứa nào đứa nấy mạnh dạn hỏi han, comment tùm lum lên. Kết quả là hôm nào cũng chỉ hai ba đứa phải làm bài tập làm thêm (gọi là Student Learning Asignment – vừa phải làm, vừa phải chấm cho nhau, nếu chấm điểm thấp thì phải ghi rõ vì sao thấp, cách để nâng điểm).

Kết quả thi cuối kì môn ấy, tổng hợp lại các điểm quiz, điểm project và điểm thi cuối kì, toàn điểm  DI (Distinction – Giỏi) và HD (High Distinction – Xuất sắc) cả. Tuyệt nhiên không đứa nào trượt. Hoàn toàn thỏa mãn.

17/04/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tri quyển Drucker

Tri quyển Drucker

Libero mở cửa chào đón học viên khoá mới

Sao lại Trường hè Tư duy?

Sao lại Trường hè Tư duy?

Tri Đạo 2.0

Tri Đạo 2.0

Đoản ngôn về lãnh đạo tồi

Đoản ngôn về lãnh đạo tồi

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (148)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (185)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (10)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Không phân nhóm (1)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (47)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (15)
  • Xã hội tri thức (22)
    • Tổ chức học tập (20)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agilemindset (6) agile mindset (7) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (16) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) giáo dục khai phóng (6) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (7) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading