DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Khai phóng Giáo dục, Quản trị mới

NeoLeader works

Chương trình đào tạo chuyên sâu về lãnh đạo (leadership) theo triết lí giáo dục khai phóng NeoLeader khóa đầu tiên đã kết thúc. Tôi thấy thật may mắn và biết ơn vì đã được cùng các bạn tìm hiểu sâu thêm về lãnh đạo. Với vai trò người thiết kế chương trình và trực tiếp đứng lớp hướng dẫn vài module, tôi cũng vỡ vạc ra nhiều điều.
Tin tốt là lớp học thành công theo tiêu chí đơn giản hóa mà tôi coi là chìa khóa vàng trong dạy học: “Người học biết được nhiều thứ, muốn biết nhiều nữa sau khóa học”. Phần lớn học viên đọc nhiều hơn vài lần so với khả năng thường nhật. Họ đã có thể đặt ra những câu hỏi về những chỗ nghi vấn, và đưa ra những phản biện về điều đọc được (mặc dù còn nhiều điểm có thể nâng cấp tiếp). Có những học viên đọc đều mỗi tuần một cuốn, kể cả những cuốn khó xơi như Quân vương của Machieavelli, hay Binh pháp của Tôn Tử. Nhiều học viên đặt vấn đề “cần kéo dài khóa học thêm vài tháng nữa”, hoặc là tiếp tục duy trì sự học độc lập hoặc cùng nhau sau chương trình. Đó là điều đáng mừng. Tôi đã mời anh em học viên tiếp tục tham gia các hoạt động học tập và trao đổi trong khuôn khổ của NeoLeader và Libero về sau.

Khóa học đã hoàn thành nhiệm vụ mang lại một cái nhìn đa chiều về công việc lãnh đạo. Việc tiếp cận các phong cách lãnh đạo đa dạng (authentic leadership, wise leadership, agile leadership, transformational leadership, situational leadership, distributed leadership, servant leadership, followership…) và những nguồn tư liệu với những tên tuổi khác nhau thúc đẩy một lối tư duy phi tuyến, đa dạng hơn, sẽ rất có ích với thực tiễn cuộc sống và sự học hỏi tự lực về sau. Người học cùng lúc tư duy như một nhà lí tưởng chủ nghĩa (idealism), nhưng cũng lại phải nhìn cuộc sống như nó vốn đang là và hành động nương theo đó (realism)- phải thực tế.

Một chủ chương về cách học khai phóng mới chỉ bước đầu được hình thành. Những yếu tố về đọc sách có phản biện, rèn rũa tư duy phản biện, nâng cao khả năng tự học độc lập vẫn cần nhiều cải tiến. Chủ trương của chương trình là rèn luyện những intellectual leader – những nhà lãnh đạo có lí luận, có chữ nghĩa, với hình mẫu tiêu biểu là những nhà lãnh đạo hiền minh (wise leadership) – đề cao trí tuệ, cái tâm và đạo đức trong cách nghĩ – cách làm. Tri thức được chắt lọc và cách học để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ (intellect) đích thực, chứ không chú trọng quá nhiều mẹo vặt (thường núp bóng những cái gọi là “kinh nghiệm thực chiến”).

Chụp lưu niệm tổng kết khóa học với một số học viên tiêu biểu của lớp.

Người học được tiếp xúc với các chuyên gia đa dạng: giáo sư triết học, chuyên gia lịch sử, chuyên gia thương thuyết, các giảng viên chuyên nghiệp và những nhà thực hành có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau. Với thời gian ngắn 2 tháng, thật khó để thu xếp da dạng hơn. Quan điểm hòa trộn các chuyên gia khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau kích thích những cách nhìn đa dạng – cũng là một đặc trưng của lối giáo dục khai phóng.

Về chủ trương giáo dục khai phóng trong phát triển sự hiểu biết và năng lực lãnh đạo, NeoLeader sẽ còn tiếp tục nâng cấp để mang lại những trải nghiệm học tập thú vị, và nâng cao hiệu quả học tập của học viên trong thời gian tới đây.
Công thức vẫn đơn giản như thường lệ: cải thiện cách học, cải thiện cách nghĩ, cải thiện cách làm trong một tinh thần chủ đạo “tự học – tự giáo dục – tự làm ra chính mình”.

18/12/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khai phóng Giáo dục

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Trên đường tìm kiếm người dạy người học cho Libero, đầy rẫy những cuộc chuyện trò. Phần nhiều trong số đó là những cuộc thức tỉnh. Chúng đều mặn mòi, ấn tượng và đọng lại ý nghĩa, gợi ý hành động.

Với GS Chu Hảo: làm những việc nền móng, những việc khai trí không diễn ra một ngày, giáo dục khai phóng là một hành trình bất tận, có những khúc quanh co tay áo, và có khi người ta đi vào cả những ngõ cụt, lúc ấy phải quay lại mà tìm đường đi đúng.
Với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: hai vấn đề lớn là quản trị trong hai lĩnh vực y tế vào giáo dục. Khủng hoảng đang nặng và ngày càng nặng.
Về ý này, GS triết học Nguyễn Vũ Hảo có gợi ý vấn đề gốc rễ: đạo đức hỏng rồi. Vẳng đâu đây lời của Lão Tử vọng lại: Đạo mất, lễ nghi còn ăn thua gì.
Với nhà báo trẻ giàu trải nghiệm Phan Đăng: có nhiều đường đi đến nhận thức chứ không phải chỉ có logic. Có Socrates, Platon thì cũng có cả cách của đức Phật. Có con đường Khai sáng, thì cũng có con đường Thiền.
Với nhà thơ Hoàng Hưng: giáo viên xưa là người mà cả làng cả vùng trọng vọng. Hội tụ trong một nhà giáo đích thực là đạo đức, tri thức, và tầm ảnh hưởng. Nay nhà giáo không còn đủ cả ba, hoặc có khi tệ hơn là mất cả ba thứ đó. Nền đào tạo giáo viên đã thất bại trong việc gây dựng một đội ngũ nhà giáo đích thực mà dân tộc này đang cần.
Nhớ lại lời nhà giáo Phạm Toàn: phải giáo dục lại người lớn rồi mới đến giáo dục trẻ con, hoặc chí ít là phải làm so le với nhau; muốn cải cách giáo dục thì phải cải cách nhà cải cách. Còn các bạn trong lớp học khai phóng Libero21 thì gợi ý: phải có chương trình cho phụ huynh, phụ huynh phải học không thì lạc hậu với thời cuộc, và không thể đồng hành cùng sự học của con cũng như sự giáo dục của nhà trường.

May be an image of indoor
Một bức ảnh của hiệu sách The Bookstop Café

Với học viên tương lai lớp Libero22, họ cho biết những lí do để tham gia giáo dục khai phóng, đa dạng lắm, và nhiều lí do đáng yêu lắm chứ không sách vở văn mẫu:

  • Tôi muốn học để phát triển bản thân mình lên một tầm cao mới
  • Chương trình học, kiến thức hay ho, lạ lẫm, toàn những thứ chưa biết và rất muốn tìm hiểu
  • Theo phương châm của lớp học, mong muốn mở rộng hiểu biết và rèn luyện để trở thành con người khai phóng, tự chủ ,có tư duy đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo
  • Hiểu rõ hơn về con người, hiểu thêm bản thân mình, mình trong xã hội, và hiểu thêm về cách vận hành của kinh tế, xã hội, chính trị.
  • Duy trì/Khôi phục thói quen học tậ
  • Còn thời gian rảnh, chưa biết đi học ở đâu, mà lại rất muốn học, thì những chương trình hay như thế này là lựa chọn hàng đầu; chứ không kì vọng gì đặc biệt
  • Biết cách nói chuyện “tinh tế hơn”, “có hiểu biết hơn”; bình thường học chuyên ngành hẹp câu chuyện nó cứ nhạt nhẽo và “một màu”
  • Để làm gương học tập, dạy con tốt hơn
  • Hiểu hơn về giáo dục, nhất là giáo dục khai phóng vì nghe nói nhiều nhưng chưa bao giờ chạm vào được.
  • Các thứ mà ông Tấn nhiệt tình giới thiệu thì chắc là nên học

Đây rõ ràng là những món quà. Cảm ơn đời đã mang đến những cuộc trò chuyện để đời như thế. Và chỉ có thể là Con đường Libero mới khiến ta mở ra được những cuộc trò chuyện như thế.

24/09/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khai phóng Giáo dục, Quản trị mới

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Bắt đầu từ NeoManager

Ba năm trước, ngay trước thềm Codvid tôi công bố logo của NeoManger- chương trình học tập dành cho nhà quản lí mới – trên Cộng đồng Nhà quản lí Hiện đại. Có sếp còn phê là làm cái Pacman cắm đầu xuống đất, bèn bỏ đi. Lúc đầu, khi thiết kế chương trình này, chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản là tạo ra nơi chốn học tập mới mẻ cho nhà quản lí.

Product Launch của NeoManger giản dị thế này thôi
Continue reading
23/09/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khai phóng Giáo dục

Sự ổn định đến từ giáo dục tiểu học

Cánh Buồm từng có một tuyên ngôn khi làm chương trình và sách giáo khoa bậc tiểu học như thế này:

“Giáo dục tiểu học ổn định và đảm bảo chất lượng thì toàn bộ nền giáo dục mới ổn định, từng gia đình ổn định, cả xã hội ổn định.

Tôi đảo đi thành ra thế này:

“Giáo dục phổ thông không ổn định và kém chất lượng
thì gia đình không thể hạnh phúc
xã hội không thể ổn định
đất nước không thể phát triển lâu bền.”

Nếu gia đình nào có trẻ con lớp 1,2 phải học online trong hai năm 2020-2021 của đại dịch Covid vừa qua sẽ thấu hiểu mệnh đề này thật sâu sắc về sự mất ổn định dây truyền khi giáo dục không ổn định và kém chất lượng.
Nói thế không có nghĩa là trong lúc hết Covid rồi thì tuyên ngôn kia thành đồ thừa.
Xin nhớ, tuyên ngôn đó hình thành vào cuối thập niên trước nữa, tức là năm 2009, khi Cánh Buồm mới thành lập. Lúc đó nó chưa ổn định và đảm bảo chất lượng. Một thập kỉ sau vẫn thế. Năm 2018 bắt đầu một chu kì cải cách mới với chương trình giáo dục 2018, và toàn bộ nền giáo dục tiểu học lại phải đối mặt với một sự bất ổn định (hay là quá độ đi vào sự ổn định) mới.

31/05/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading