Inamori Kazuo được coi là một trong những người Nhật đương đại tiêu biểu, một trong những người được coi là “thần kinh doanh” của nước Nhật hiện đại. Nhưng tầm vóc của ông đã thực sự vượt ra khỏi nước mặt trời mọc, tư tưởng của ông đã và đang tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng doanh nhân trên thế giới.
Sách của Inamori được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt, hầu hết là ghi lại những tìm tòi, đúc kết của ông để giúp người đọc có được một cuộc đời đáng sống, và có được sự thành công trong công việc của mình. Hệ thống quản trị amoeba và triết lí quản trị mang tên Inamori có thể coi là kho tàng tri thức quý báu dành cho thế hệ sau.
Nhiều người đọc Inamori có thể bắt ngay vào mạch suy nghĩ và vỡ ra những điều sâu sắc chỉ qua vài trang sách. Nhiều người đã có những sự thay đổi nhanh chóng về lối sống và kết quả sau khi đọc sách của ông. Nhưng cũng có người nói “sách viết đại khái, tôi chưa thấm được”. Một phần là do trải nghiệm, một phần là do sự tương tác giữa người đọc và con chữ chưa tạo ra được sự “đánh lửa” để rồi “bốc cháy”.
Tôi nghĩ đọc sách của Inamori thì ngoài yếu tố trải nghiệm ra, ngoài khả năng phản tư và liên hệ của người đọc, thì có một yếu tố quan trọng nữa là nên tìm hiểu sơ bộ (hoặc là kĩ hơn một chút) và cuộc đời của ông. Có lẽ đó mới là cuốn sách hay nhất mà Inamori đã từng viết ra.
Tiểu sử vắn tắt
(Rút chủ yếu từ Wikipedia và trang tiểu sử tự thuật có đối chiếu một số cuốn sách của Inamori)
Kazuo Inamori (21/1/1932) người Kagoshima, đảo Kyushu, Nhật Bản.
Bị trượt đại học Osaka (Đại học quốc gia), theo học và tốt nghiệp Đại học Kagoshima (trường tỉnh) năm 1955 với bằng Cử nhân Khoa học về hóa học ứng dụng. Làm nhà nghiên cứu tại Shofu Industries ở Kyoto, nghiên cứu và chế tạo gốm sứ cao cấp. Hồi trẻ cũng từng lạc lối, từng nghĩ đến chuyện làm yakuza.
Năm 1959, Inamori
cùng một số đồng nghiệp khác đã thành lập Công ty gốm sứ Kyoto, sau này là
Kyocera. Chức danh đầu tiên là giám đốc kĩ thuật. Công ty đã sản xuất các linh
kiện cách điện tần số cao cho các ống hình ảnh truyền hình cho Công ty Điện tử
Matsushita (sau này là Panasonic) tại Nhật Bản và các tiêu đề bóng bán dẫn
silicon cho Chất bán dẫn Fairchild và chất nền gốm cho IBM ở Hoa Kỳ.
Tại Kyocera,
Inamori đã triển khai Hệ thống Quản lý Amoeba (Amoeba Management).
Năm 1984, Inamori
đã thành lập Tập đoàn Daini Denden (DDI). DDI sau đó tham gia kinh doanh điện
thoại di động, sáp nhập với KDD (Kokusai Denshin Denwa) và IDO (Nippon Idou
Tsushin Corporation vào năm 2000 để thành lập KDDI, đã phát triển thành
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai của Nhật Bản.
Ở tuổi 65, ông trở thành thiền sư với pháp danh Đại Hòa, nhưng vẫn cố vấn cho Kyocera và KDDI. Ông cho rằng “nhà quản lí có thể học được nhiều từ châm ngôn của đạo Phật”. Trước đó, ông dự có dự định là năm 60 tuổi sẽ tịnh tâm học lại về cách làm người. Ở chùa một thời gian ngắn, ông lại hòa nhập xã hội theo lời dạy của sư phụ, vì “như thế mới đắc đạo” được. Ông dồn sức cho công việc của trường Seiwa, và quỹ Inamori.
1983 mở Trường tư
thục Seiwa (Seiwajyuku), đào tạo quản lí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên phạm vi 104 địa điểm (48 ngoài nước Nhật). Cho tới 2019, đã có 14,938
người theo học. Inamori nghỉ hẳn, trường dừng hoạt động vào cuối 2019.
Inamori đã thành
lập Quỹ Inamori (ngân sách khoảng 20 triệu USD từ tài sản riêng) vào năm
1984, theo mô hình giải Nobel, trao giải thưởng hàng năm Kyoto Prize (lần
đầu trao giải năm 1985) để tôn vinh
những người có “đóng góp phi thường cho khoa học, văn minh và tâm linh của
loài người.” Nhiều người nhận giải Kyoto, sau được giải Nobel. Hạng mục
trao giải gồm Công nghệ Cao, Khoa học cơ bản, Nghệ thuật và Triết học.
Năm 2005, Trường
Kỹ thuật Đại học Alfred (Alfred, NY) được đổi tên để vinh danh Tiến sĩ Inamori.
Trước đó, ông đã
trao quỹ học bổng Inamori vào năm 1996, tăng gấp đôi quỹ vào năm 2004. Để vinh
danh Tiến sĩ Inamori, Tập đoàn Kyocera đã trao khoản tài trợ trị giá 10 triệu
đô la để cho phép mở rộng khoa nghiên cứu của Trường Kỹ thuật Kazuo Inamori.
Năm 2005, Inamori
đã giúp thành lập Trung tâm Quốc tế về Đạo đức và sự xuất sắc Inamori
(International Center for Ethics and Excellence) tại Đại học Case Western
Reserve (Cleveland, Ohio), với món quà trị giá 10 triệu đô la. Trung tâm trao
Giải thưởng Đạo đức Inamori cho những người làm gương lãnh đạo đạo đức và đóng
góp đáng kể để cải thiện xã hội toàn cầu.
Ở tuổi 77, Inamori
trở thành CEO của Japan Airlines khi được bảo vệ khỏi sự phá sản vào
ngày 19 tháng 1 năm 2010 và lãnh đạo hãng hàng không thông qua việc tái cấu
trúc, cuối cùng cho phép công ty niêm yết lại trên Sàn giao dịch chứng khoán
Tokyo vào tháng 11/2012.
Suốt đời, Inamori mong muốn vẽ nên một viễn cảnh Nhật bản là một quốc gia được kính trọng, một dân tộc cao quý, không phải bởi vì giàu có hoặc sức mạnh quân sự mà bằng sự vị tha và nhân văn.
- Tiến sĩ danh dự Đại học Kagoshima, 1999
- Tiến sĩ khoa học danh dự của Đại học Alfred, 1988
- Tiến sĩ danh dự Đại học Kyushu, 2006
- Tiến sĩ danh dự Học viện Công nghệ Kyoto, 2010
- Giải thưởng Công dân Quốc tế, Hiệp hội Nhật Bản Hoa Kỳ Nam
California, 2011
- Tiến sĩ Khoa học danh dự, Đại học bang San Diego
- Huy chương vàng Othmer, 2011
- Honorary Knight Commander của Đế quốc Anh,
2019
- Financial Times xếp vào danh sách 20 doanh nhân được ngưỡng
mộ nhất thế giới, 1998
- “Thần kinh doanh” của Nhật Bản (?)
- Bộ ba xuất chúng Nhật Bản, bên cạnh Konosuke Matsushita và Soichiro
Honda.
- Cách sống (A Compass to Fullfilment)
- Nuôi dưỡng tâm hồn mở rộng kinh doanh (Elavate your mind and expand your business) – Tựa mới đổi 2020: “Tâm trong kinh doanh tạo thành quả lớn”.
- Thách thức từ con số không (Starting from zero)
- Con đường đi đến sự thành công bằng sự tử tế (Taking the right road in life)
- Nghĩ thiện
- Ước mơ của bạn nhất định hành hiện thực (A Passion for success)
- Tuổi 20 hiên ngang bước vào đời
- Triết lí Kyocera
- Amoeba Management (NA)
- Nước Nhật mới. Phương pháp kinh doanh mới(NA)
- Tinh thần của chủ nghĩa tư bản (NA)
- Hướng tới xã hội mơ ước(NA)
- Cuộc đười và kinh doanh (NA)
- Thực học: Kinh doanh – tài chính (NA)
- Tư chất người lãnh đạo (NA)
- Phương pháp kinh doanh đạt lợi nhuận cao (NA)
Ở Việt Nam, cuốn Cách sống có lẽ được đọc nhiều nhất (hình như ở Nhật cũng vậy). Gần đây cuốn Triết lí Kyora cũng được đánh giá rất cao. Tôi lấy làm tiếc là cuốn Amoeba Management chưa được dịch ra tiếng Việt. Cuốn này có thể là cẩm nang quý báu cho doanh nhân, nhưng có thể nó hơi “kĩ thuật” nên người ta chưa dịch và xuất bản chăng?
Các cuốn sách thường được viết theo lối kể chuyện cuộc đời của Inamori, “tôi đã từng thế này…”, “tôi nghĩ thế này…”. Cho nên đọc sách Inamori ta thấy sinh động, nhưng cũng có người băn khoăn “không biết có đúng không”. Inamori viết từ trải nghiệm bản thân, cho nên có nhiều thứ như là minh triết được viết lại. Điều này vừa là ưu điểm giúp người đọc được quyền thử nghiệm, tư duy sâu thêm; nhưng cũng là nhược điểm đối với một số bạn đọc, vì có phần cô đọng quá.
Thường thì Inamori hay thảo luận những vấn đề mang tầm nguyên lí, do đó nó có vẻ gần gũi đến mức tầm thường (ví dụ: làm đúng với tư cách một con người), nhưng chớ đánh giá thấp những thảo luận này vì nó tác động tới hoạt động hằng ngày. Trong một số trường hợp “bắt lửa” được với ý tưởng của Inamori, thì sự thay đổi ở bạn đọc sẽ mang tính bước ngoặt, vì nó thay đổi cuộc sống từng giây phút một. Do vậy, một trong những cách đọc Inamori hay nhất, có khi lại là “trải nghiệm và chứng nghiệm Inamori”.
Bí kíp quan trọng nhất khi học Inamori là “để cho đầu óc mình rỗng” và tích cực tiếp thu ở mức tối đa; để cho thực tiễn chứng nghiệm điều đúng sai.