Bài này là để quảng cáo miễn phí cho sự kiện “”3 Ngày của Lean và Kaizen” tới đây tại Tp. Hồ Chí Minh. Bác nào có điều kiện thì tham gia nhé.
Dịch ra từ http://www.agilevietnam.org/2013/02/the-lean-and-kaizen-transformation/ , ngày 21-2-2013.
PS. Tính cả cái Lean Mindset Workshop ở Hà Nội nữa thì sẽ có 4 ngày của Lean và Kaizen ở Việt Nam trong tháng 3 tới đây. Thật hay 🙂
***
Còn chưa đầy hai tuần nữa là tới sự kiện lớn tiếp theo của chúng ta cho năm 2013, cũng là năm Tỵ đầu tiên có “3 Ngày của Lean và Kaizen”. Nhưng sự kiện này là về cái gì vậy, và, quan trọng hơn, tại sao bạn nên quan tâm? Vâng, tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi thú vị mà chúng ta phải tự hỏi bởi vì những gì chúng ta đầu tư thời gian hôm nay sẽ định hình tương lai của chính chúng ta.
“3 Ngày của Lean và Kaizen” là không chỉ là một sự kiện như bao sự kiện khác, đó là cơ hội của chúng để tạo ra một sự khác biệt tại Việt Nam, cho Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam chúng ta đã phải trải qua nhiều gian khổ trong nhiều thế kỷ liên tiếp. Việt Nam dưới sự đô hộ của Trung Quốc trong hơn ngàn năm, và sau khi giành được độc lập năm 938, đất nước phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp vào giữa thế kỷ 19, và sau đó chống lại Mỹ từ năm 1954. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả những khó khăn này, người dân Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng lại đất nước.
Giờ đây, kể từ một thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới đang phải vật lộn để phục hồi. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu đã khiến nền kinh tế thế giới đình trệ, và mặc dù nền kinh tế của châu Á đã được phát triển nhanh hơn nhiều hơn so với Mỹ và châu Âu, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm tới. Ở châu Á, Nhật Bản đã trở thành quốc gia phát triển nhất, và cho đến ngày hôm nay, nó đã là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Thế nhưng chuyện đó thì liên quan gì đến sự kiện “3 Ngày của Lean và Kaizen”?
Liên quan nhiều lắm đấy. Lean (Tinh gọn) và Kaizen (Cải tiến liên tục) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Nhật Bản nhiều lần thoát khỏi những khó khăn kinh tế do Thế chiến II để lại. Nói nôm na, Lean tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng với các nguồn lực ít hơn; còn Kaizen là một thuật ngữ tiếng Nhật để chỉ việc cải tiến liên tục trong quản lý chất lượng. Có thể hiểu đơn giản là “cải tiến” từng bước, ngày qua ngày.
Qua thời gian, Lean và Kaizen đã giúp các công ty Nhật Bản nâng tầm chiến lược cải tiến quy trình kinh doanh và năng suất hoạt động của hệ thống. Ngày nay, hàng ngàn công ty trên khắp thế giới đã sử dụng Kaizen để có năng suất cao hơn, chất lượng hơn, tốc độ nhanh hơn và lợi nhuận với nỗ lực tối thiểu về thời gian và chi phí, và đạt được những kết quả phi thường. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ Nhật Bản để áp dụng kiến thức đó ở Việt Nam.
Liệu Việt Nam có thể tận dụng ưu thế của một nền văn hóa Lean và Kaizen để nâng tầm đất nước hay không?
Chắc chắn là có, nó có thể, nhưng chúng ta phải bắt đầu một nơi nào đó – việc làm hơn là lời nói. Hãy đến và tham gia với chúng tôi tại “3 Ngày của Lean và Kaizen “, tìm hiểu làm sao để tạo ra sự khác biệt. Bởi vì suy cho cùng, để thay đổi thế giới chúng ta phải bắt đầu bằng cách thay đổi chính mình trước.
Ngày đầu tiên, chúng ta sẽ có Lean Mindset workshop. Phân tích là một việc tốt. Chậm và cẩn thận là khôn ngoan. Khen thưởng những người làm tốt là hết sức đúng đắn. Tạo một kế hoạch và bám đuổi nó là cách tốt nhất để hoàn thành công việc. Và chúng ta nên cố gắng làm tốt nhất những gì chúng ta mó tay vào. Khi chúng ta sử dụng dụng một tư duy duy lí (rational mindset), chúng ta biết những điều trên là đúng đắn. Nhưng chúng không phải là toàn bộ chân lí. Trực giác cũng là một điều tốt. Trở nên tốc độ sẽ tạo ra các thông tin phản hồi cần thiết. Mục đích sẽ quy tụ mọi người tốt hơn so với những phần thưởng. Thăm dò một môi trường phức tạp và thích ứng với phản hồi của nó là phương pháp an toàn nhất để thay đổi. Đã tốt nhất rồi vẫn có cách để tốt hơn nữa. Khi chúng ta áp dụng một tư duy đáp ứng (responsive mindset), chúng ta sẽ cảm thấy những điều này là vô cùng quan trọng.
Thế thì cách tư duy nào mới là đúng đắn? Trong một thời gian dài, các công ty thành công phương Tây đã bị lối tư duy duy lí ngự trị, còn các kiểu tư duy đáp ứng thì bị bỏ xó. Nhưng trong vài năm qua, các công ty với lối tư duy đáp ứng dường như đang làm việc tốt một cách đáng ngạc nhiên. Trong thực tế, nếu chúng ta không cẩn thận, những công ty mới nổi có thể trở thành một mối đe dọa đối với kinh doanh của chúng ta.
Gần đây nhiều công ty đã cố gắng để dịch chuyển sang lối tư duy đáp ứng để trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, từ bỏ một tư duy duy lý không nhất thiết là một ý tưởng tốt. Điều tốt hơn là phải chỉ ra được sự mâu thuẫn của hai lối tư duy đối lập đó, kết hợp chúng thành một quan điểm duy nhất, một tư duy tinh gọn (Lean mindset). Không phạm phải sai lầm, điều này là không dễ dàng. Chúng ta phải đấu tranh với sự căng thẳng và mơ hồ khi cố gắng đi từ nghịch lí tới giải pháp. Hội thảo này nhấn mạnh những nghiên cứu, các case study và các bài tập. Bạn sẽ được học tư duy tinh gọn là gì, các công ty khác đã tiếp xúc và giải quyết nghịch lý như thế nào, và tư duy tinh gọn đã giúp họ như thế nào trong việc cạnh tranh hiệu quả hơn trong một thị trường biến động rất nhanh chóng của ngày hôm nay.
Vào ngày thứ hai và ba, chúng ta sẽ đắm mình trong một nền văn hóa Lean và Kaizen trong Kaizen Camp. Tại KaizenCamp những người có mối quan tâm thực sự sẽ gặp nhau để thảo luận về các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn. Những vấn đề khó nhằn của bạn là gì, có thể dễ dàng được giải quyết bởi những người khác hay không? Kaizen Camp sẽ mang đến những chuyên gia không chỉ từ ngành công nghiệp của bạn, mà còn từ các ngành khác trong hai ngày học tập chuyên sâu, chia sẻ và cải tiến. Không slide. Không bài giảng nhàm chán. Chỉ học tập thực sự. Mặc dù sự kiện này hoàn toàn bằng tiếng Anh, chúng tôi sẽ có phiên dịch để hỗ trợ với bất kì chi tiết nào.
Chúng tôi đang tìm kiếm người tham dự trong một phạm vi rộng và đa dạng, từ y tế, khách sạn, giáo dục, chính phủ, phát triển phần mềm, và một loạt các ngành nghề khác.
Mời các bạn đến và tham gia với chúng tôi vào ngày 4, 5, 6 tháng 3 năm 2013, và cùng nhau, chúng ta hãy định nghĩa lịch sử cho chính mình, cho những người khác và dĩ nhiên, cho Việt Nam. Đây là lúc để chúng ta thay đổi định kiến về Việt Nam và cho thế giới thấy bất chấp những vấn đề của lịch sử, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn và quan trọng nhất, thống nhất bởi một mục tiêu chung: biến đổi Việt Nam thành nền kinh tế hàng đầu thế giới được thúc đẩy bởi lực lượng lao động chất lượng cao và đổi mới.