Thời đại phong kiến, Khổng Tử đặt ra tiêu chuẩn Minh quân cho người đứng đầu đất nước – một vị vua sáng có đức hạnh, cai trị bằng đạo đức, có khả năng xây dựng một hệ thống ổn định, có tôn ti trật tự và ý nghĩa nhân văn. Nó thành khuôn vàng thước ngọc trong hệ hình quản trị ở phương Đông suốt hơn 2000 năm sau đó. Chúng đã từng bị phê là lạc hậu, nhưng lại đang trở lại mạnh mẽ ở các nước Đông Á và phát huy tác dụng trong quản trị hiện đại ở các nước này.

Ở bên kia địa cầu, nhà hiền triết Plato đặt ra tiêu chuẩn vua-triết gia cho người đứng đầu thành bang. Vua sáng theo Plato là người có kiến thức sâu rộng về triết học (khi đó có hiểu biết bao trùm cả khoa học và nghệ thuật) và nắm bắt những ý niệm hoàn hảo và bất biến về sự thật, công lý, và cái đẹp, không bị ảnh hưởng bởi những ham muốn vật chất và đưa ra những quyết định đúng đắn vì lợi ích chung của toàn xã hội. Để trở thành người vua sáng, họ phải trải qua quá trình giáo dục và tu dưỡng nghiêm ngặt.

Thế giới đã đi qua văn minh nông nghiệp, bước qua văn minh công nghiệp với sự đột phá của Khai sáng, đưa thế giới vào Hiện đại, rồi lại bước tiếp đến Hậu hiện đại – là thời chúng ta đang sống. Hậu hiện đại của chúng ta được bồi thêm tính chất số hóa, sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo, kết nối mọi vật, để rồi trở nên phức hợp hơn, hỗn độn hơn. Đây là lúc hơn bao giờ hết người ta cần tới trí tuệ đích thực- một thứ practical wisdom, năng lực cảm nhận, tư duy và hành động đúng đắn và hiệu quả. Lại đến lúc cần tới những người lãnh đạo có trí tuệ và đạo đức để dẫn dắt tổ chức và xã hội đi qua sự nhiễu loạn của thông tin, cuộc va đập các giá trị. Lại đến lúc hình mẫu người lãnh đạo sáng suốt trở thành quan trọng.

Năm 2011, Nonaka và Takeuchi viết trên Harvard Business Review về một ý niệm lớn có tên Wise Leader. Ngày nay, chúng nhanh chóng trở thành một nhu cầu.

Người ta phải trở lại những điều cơ bản của Chân – Thiện – Mỹ để dẫn dắt hoạt động của mình.

Để xét đoán điều thiện, hoạt động vì cái tốt đẹp chung.

Để có khả năng cảm nhận và rút tỉa bản chất trong từng bối cảnh.
Để có thể giao tiếp hiệu quả, kể chuyện hấp dẫn, tưởng tượng phong phú để kích thích hành động của tập thể, kiến thiết những thay đổi tích cực.
Để tạo ra những không gian cho phép phát huy trí tuệ cá nhân và tập thể để giải quyết vấn đề hiệu quả.
Để có thể thực hành quyền lực “chính trị” lành mạnh, thúc đẩy khối đoàn kết mà chinh phục những thách thức khó nhằn.

Sau vài năm nghiên cứu và truyền bá Wise Leadership, tôi thấy nó không chỉ là một ước vọng lớn của các nhà lãnh đạo cấp tiến, nó ngày càng trở nên nhu cầu bức thiết và khả thi.

Đó là lí do chương trình WiseLeader/Nhà lãnh đạo Hiền minh sẽ còn tiếp tục được mở ra thường xuyên hơn, từ sau khóa học 5-6/10/2024 này.