Câu hỏi: “Có cái gì để xếp hạng việc mức độ trưởng thành của ‘quy trình’ Scrum ở một công ty hay không?”, như CMMI có các level 1,2,3,4,5 vậy?

Nói về maturity model, thì đã có CMMi, rồi có TMM cho Testing, v.v. và nhiều người khác cũng dựa vào đó mà bắt đầu đề xuất các thước đo khác cho Organization Learning , cho agile  (APMM ở IBM, đề xuất bởi Scott Ambler), v.v. Cho nên câu hỏi “Có cần một thước đo về độ trưởng thành của một tổ chức trong việc dùng Scrum” là rất đáng quan tâm, và rất tự nhiên nữa.

Thử khảo sát trên mạng một số nhà thực hành agile xem ý kiến của họ như thế nào về vấn đề này, tôi có ghi lại hai ý kiến đáng chú ý:

Scott Ambler (người đề xuất APMM, nhà thực hành và lí thuyết của XP, Agile UP, Agile modeling):

“The goal of the APMM is to help categorize and understand agile processes, not to rate your adoption level (the CMMI Defined approach can address that need).” (http://www.rallydev.com/agileblog/2009/06/does-agile-need-its-own-process-maturity-model/ )

Esther Derby (tác giả của Agile Retrospective)

“How agile you are doesn’t matter. Whether you are 50 per cent agile, 90 per cent agile or agile through and through (what ever that means), doesn’t matter. What does matter is that your company is satisfying its customers, stakeholders, and employees. “ (Achieving Agility: Means to an End, or End in Itself)

Có thể thấy là các nhà thực hành agile chưa thực sự đầu tư nhiều vào APMM (hoặc giống thế) do chưa thấy nó quan trọng, hoặc không muốn nó giống như mục đích của CMMi.

Mặc dù việc đề xuất một ScruMMI có thể là vô bổ, nhưng việc suy nghĩ về các tiêu chí để đo độ trưởng thành một nhóm Scrum vẫn là việc có ích vì có thể nó sẽ giúp một nhóm phát huy các giá trị Scrum tốt hơn. Nhưng đó có thể là những tiêu chí nào?