“Dạy cho con người một chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về về cái gì là đẹp và cái gì là thiện.”
tr.48, TGNTT
“Lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi – một sự phát triển đang bị đe dọa trậm trọng bởi sự nhồi nhét. Giáo dục nhồi nhét ắt dẫn đến sự nông cạn và vô văn hóa”
tr.49, TGNTT.
“Nghệ thuật quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui trong lao động và trong nhận thức”
tr.52, TGNTT
“Phải để con người trẻ phát triển lên trong một tinh thần mà những nguyên tắc này ( sự phát triển tự do và tự chịu trách nhiệm của cá nhân) trở thành tự nhiện như không khí người đó thở. Chỉ có dạy thôi thì không đạt được gì cả”.
tr.273, E
“Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”
tr.273, E
“Sự phát triển khả năng tổng quát nhằm tư duy và phán đoán tự lập nên luôn luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải sự tích lũy của kiến thức chuyên môn”.
tr. 274, E
“Một tính cách tốt và vững vàng có giá trị hơn khả năng hiểu biết và sự uyên bác”.
“Mục tiêu của nhà trường phải là sự đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết cách nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của của cuộc đời.”
tr. 274, E
“Không có đầy đủ tự do, đủ lượng khoan dung của xã hội , bắt đầu từ nhà trường, thì không thể có những nhân cách vượt trội để làm giàu cho xã hội.”
tr. 276, E
“Bởi vì tất cả những gì cao cả và vĩ đại đều được làm ra từ những cá nhân trong sự phấn đấu tự do”
tr.275, E
“Tôi đặt niềm tin vào trực giác”
tr.281, E.
Nguồn:
- [TGNTT]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, NXB Tri thức, 2005.
- [E] Nguyễn Xuân Xanh, Einstein, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2009