Đây là lần thứ ba đi học kĩ năng giảng dạy, lần thứ hai tham gia khóa học đào tạo Trainer theo giáo trình IBSTPI, nhưng vẫn thấy rất hào hứng và mới mẻ.

Mỗi lần học, lại đào sâu thêm được một ít nữa. Cũng là dịp nhìn lại kĩ năng của mình, so sánh với kinh nghiệm của người khác. Đi học cũng như đi chơi, một cách để gác lại công việc hằng ngày, xả stress.

***

Có hai điểm mình rất thích trong ngày thứ nhất của khóa học:

1. Mình nghe anh Tuấn thuyết trình nhiều, nói chuyện nhiều, nhưng đây là lần đầu nghe anh giảng; cuốn hút quá, giọng biểu cảm, có phong cách, làm chủ bài giảng và “sân khấu” – nói chung là rất có nghề. Nếu xét riêng cách lecturing, mình chỉ đạt 2/5 so với anh Tuấn – biết mình còn phải phấn đấu dài dài.

2. Anh Tuấn có đặt một vấn đề rất hay cho lớp học: ứng xử thế nào với các sinh viên yếu, với nguyên tắc “coi họ như con”, không được bỏ. Rất khó, rất “chất”.

Các nhóm khác đưa ra các ý tưởng rất trúng, và đều có lí cả. Riêng nhóm mình có đưa ra ý tưởng về cách ứng xử mang tính “chiến lược”: i. chăm sóc toàn diện (để thay đổi hành vi + động lực + bổ khuyết kiến thức còn thiếu) ii. đặt lại kì vọng vào các SV này để thực tế hơn ( để ngay cả trong trường hợp họ có rớt lại phía sau, họ vẫn có thể đi tiếp nếu muốn; chỉ là đi chậm hơn mọi người một chút thôi) iii. lập kế hoạch cho sự chăm sóc tổng lực đó, đánh giá định kì, lặp lại và thích ứng (ý này có bàn nhưng quên phát biểu). Anh Trung (Toán) có hỏi mình – liệu ai làm được như thế không. Mình nói là FAT vẫn làm thế, chỉ là chưa chuẩn được như mô tả thôi. Mình nghĩ chiến thuật này là practical.

***

Mình đã dùng giáo trình IBSTPI nhiều lần cho các buổi training các GV mới, nhưng đây là lần đầu tiên mình có khảo sát kĩ lưỡng hơn về bản thân giáo trình và phát hiện ra nó đã quá lạc hậu. Nên đã viết mấy dòng và post lên tại đây.

Điều đáng buồn là ngồi giữa năm 2012, lại phải nhai lại kiến thức của năm 1993; trong khi chính bản thân IBSTPI cũng đã “nâng cấp” giáo trình một lần năm 2003. Đây là điều nhược điểm lớn nhất của khóa học. Về bản thân giáo trình 1993 này, nội dung của nó thể hiện tương đối rõ rệt tư duy “thầy giáo là trung tâm”, với các chỉ dẫn chi tiết cho người đứng lớp nhằm thành thục các kĩ năng giảng dạy; trong đó tập trung lớn vào các vấn đề truyền thống như presentation, communication, preparation; trong khi các trợ giúp mang tính “siêu nhận thức” (metaconigtive – hiểu biết về cách học, về chính sự hiểu biết) không được tích hợp vào giáo trình. Cả giáo trình dường như lờ đi sự trợ giúp sao cho người học có thể “học được cách học”, mà cố gắng tập trung vào tối đa hóa khả năng “giảng giải-truyền đạt”. Đấy là chưa kể đến việc giáo trình này rất lạc hậu (mà IBSTPI đã chỉnh sửa rồi, nhưng mình vẫn dùng cái cũ để học) trong tiếp cận về instructional design; ngay cả khi đặt nó trong bối cảnh hẹp là nó được viết ra cho instructor-người đi dạy lại cái người khác đã design. Vấn đề hết sức cơ bản là nếu không có kiến thức về design, thì khó lòng mà hiểu được design của người khác, làm sao mà có thể triển khai đúng ý đồ của người thiết kế ra chương trình?

Một nhược điểm cốt tử nữa của bản thân giáo trình 1993 chính là tính “thiếu sư phạm” của một giáo trình sư phạm. Nó được viết ra như là một cuốn cẩm nang hướng dẫn cách dạy tốt mà thiếu đi các kiến thức nền tảng (foundation) về việc dạy và học, thiếu đi các nguyên lý (principles) chỉ dẫn cho các thực hành; nó dường như chỉ bao gồm các chỉ dẫn giàn trải và lẻ tẻ (concrete tips) hơn là một hệ thống phương pháp thực hành dựa trên một nền tảng lý luận (rationale) chặt chẽ. Ghi lòng tạc dạ nguyên tắc thì dễ hơn là nhớ cả một cuốn manual. Chỉ có thể định hướng bằng nguyên tắc và giá trị cốt lõi chứ không thể nào bằng bột danh sách dài các tips, tricks, và checklist được. Chả nhẽ nào ngày ngày đi dạy cứ phải cắp nách manual, rồi lại giở ra để tra cứu? Đấy là hành vi của một novice practitioner.

Tuy vậy, như nhận định trong ghi chú ‘Các ưu điểm‘, rõ ràng là giáo trình này vẫn có thể mang lại nhiều điều bổ ích cho người học (nhất là người lần đầu tiếp cận một cách hệ thống tới các phẩm chất cần có của một giáo viên). Bản thân mình, đã có được thêm vài ý tưởng mới, vài gợi ý mới cho một số vấn đề thường gặp. Mà chỉ có thể là ngồi trong không gian của khóa học này thì mới “phọt” ra được :D. Thanks nhà trường, thanks thầy, thanks lãnh đạo, thanks các bạn đồng nghiệp 😀

PS. Nhân chuyện cũ\mới, có đọc được mấy phát biểu của nhà giáo Văn Như Cương, rất có liên hệ với mấy dòng trên của mình.