Dù mới được tí tuổi đầu, lần đi họp phụ huynh đầu tiên của tôi cũng đã quá 15 năm, gần đây lại càng họp phụ huynh nhiều hơn. Sau ngần ấy trải nghiệm, bụng cứ bảo dạ “sao người ta không bỏ quách cái việc này đi, vừa mất thì giờ lại làm khổ nhau”. Thời gian và trí tuệ để vào việc bàn bạc cách dạy con cái thì ít, mà bàn những thứ linh tinh vớ vẩn lại nhiều. Tôi xin phép không nói thêm vấn đề mà ai cũng biết. Nói ra lại sợ từ sau phải đội mũ bảo hiểm đi họp phụ huynh hehe.
Nhưng câu hỏi là thế này: thế nếu bỏ đi thì phụ huynh làm gì, hội phụ huynh làm gì? Xin các bác nhìn vào cái hình này:
Các bố các mẹ chụm đầu lại, cùng bàn về các vấn đề sát sườn của con em mình: “làm sao để con không mắc lỗi chính tả?”, “có võ nào để con chịu đọc và yêu đọc sách?”, “làm sao để giải nghĩa những từ ngữ/vấn đề khó cho con thỏa mãn sự tò mò?”, v.v. Trong số những cái đầu kia, gồm cả phụ huynh, giáo viên, nhà quản lí giáo dục. Kết quả của cái chụm đầu kia là những “giải pháp” có thể áp dụng ngay, cùng với một cái triển lãm và giới thiệu sách hay cho trẻ em. Cái photo thì xấu (tại paparazzi không có nghề), nhưng hình ảnh thì đẹp các bác nhỉ?
Thử tưởng tượng mội lối trồng người khác mà ở đó gia đình, xã hội và nhà trường THỰC SỰ chung tay, bỏ thì giờ và công sức, cùng cộng tác và chịu trách nhiệm thay vì khoán trắng cho nhà trường, hay đổ vấy mọi vấn nạn cho xã hội hay … chỗ nào đó ở trên cao. “Stakeholders collaboration over constant contracts”.
Ngay từ hình ảnh kia, tôi đã nghĩ đến “Hội phụ huynh 2.0” các bác ạ. Thật đấy 🙂
PS. Bonus thêm các bác vài gợi ý để trả lời cho mấy câu hỏi được nhắc tới ở phần trên. Ý tưởng do cả nhóm cung cấp, cùng sự thảo luận và góp ý của một “chuyên gia giáo dục” ngồi ở đó. Lời giải có từ chính chúng ta.