DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Đọc, Sách

Có nhiều nhặn gì đâu

Ở lớp học của các nhà quản lí mình kể “việc của tôi cần phải lấy nhiều thông tin từ sách vở, nên tôi nhận thấy cần phải scan mỗi ngày một cuốn”. Nhiều người cười ồ vì chắc tay này nổ, hoặc rỗi hơi nên mới đọc được nhiều thế.
Gặp một chị làm thư viện bảo “Thế thì có gì mà đáng kể. Chị phải xử 10 quyển mỗi ngày”. Mình chả lấy gì làm ngạc nhiên, vì xem trên Goodreads, lượng người như thế đếm không xuể. Nghề của người ta mà.
Hai năm trước có thống kê, trung bình người Việt đọc không hết một cuốn sách mỗi năm. Hóa ra người Việt đọc ít đến kinh ngạc. Thảo nào nhiều người khen mình đọc lắm. Có người lo lắng cho sức khỏe tâm thần còn khuyên đọc ít thôi kẻo ngộ chữ thì lo lắm. Mình bảo chả lo, vì có thằng em làm bác sĩ tâm thần rồi. Của nhà trồng được, nhỡ có chuyện là có người xử lí ngay cho hehe.
Kì thực mình đọc không nhiều. Năm nay nhân cái Book Challenge của Goodreads, mình đặt mục tiêu khiêm tốn có 150/1năm. Thế mà lúc nào cũng bị nó báo chậm hơn chục cuốn so với yêu cầu tiến độ. Chắc phải trốn vợ con ít bữa  ra bờ hồ đọc chạy cho kịp 🙂
Ngay cả cái số lượng ấy, việc đọc ấy thường chỉ dừng ở mức bề mặt. Tức là chụp X-Quang xong là dừng. Cần chỗ nào thì xử lí sâu hoặc quẳng cho người khác xử lí tiếp. Còn đọc sâu thì ít. Đối với những quyển quan trọng và ưa thích, mình thường đọc sâu và thường có sản phẩm, một bài báo, một bài review sách, một bài giảng hoặc là cái gì đấy. Sách kiểu này cũng thường đọc đi đọc lại, nên rất mất thì giờ. Có cuốn đọc hai ba tháng chưa xong. Thậm chí có cuốn như “Phê phán lí tính thuần túy” đọc bảy tám năm nay rồi mà vẫn chưa gọi là xong. Những quyển như thế, mỗi năm được một chục là nhiều.
Điều đáng hổ thẹn nhất là từ đầu năm tới giờ, vì mải đọc sách phục vụ công việc, lại đọc kiểu khoán số lượng theo lối liên văn bản, nên rất tập trung và chỉ rặt những sách công cụ là chính, còn sách văn sử triết thì đếm không quá một bàn tay. Đặc biệt, chưa đọc xong một tiểu thuyết nào. Thực là rất đáng hổ thẹn. Người ta học lệch bị phê phán, mình đọc lệch thấy cũng không hay.
Người ta bảo muốn giỏi phải đọc thiên kinh vạn quyển. Nhưng cũng có người hình như chả cần đọc cuốn nào mà vẫn giỏi. Mình chắc chắn không thuộc loại hai, nên cố mà đọc cho nhiều. Nhưng với tốc độ dăm chục cuốn mỗi năm thì đến bao giờ mới giỏi đây? Ngu vẫn hoàn ngu huhu.

Cởi trần đọc sách ở New York, ảnh Guardian

Cởi trần đọc sách ở New York, ảnh Guardian

25/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Công nghệ, Giáo dục

Ai hưởng lợi từ MOOC

Đã có hơn một triệu người đã “tốt nghiệp” ít nhất một khóa học trên Coursera kể từ khi nó được giới thiệu ra công chúng vào năm 2012. Theo một khảo sát[1] diện rộng mới đây của nhóm tác giả công bố trên Havard Business Review ngày 22-9-2015, Coursera cùng với edX và các nhà cung cấp MOOC khác đã thu hút khoảng 25 triệu người học chỉ trong thời gian 3 năm, trong đó có khoảng 40% đến từ những nước khó khăn không thuộc OECD, và 80% trong số đó có trình độ đại học trở lên. Khảo sát cũng cho thấy số lượng lớn người học MOOC nhận thấy lợi ích đối với nghề nghiệp (72%) và việc giáo dục (61%) của bản thân. Ngay cả khi tỉ lệ hoàn thành khóa học là rất nhỏ (hay diễn dịch một cách khác: tỉ lệ bỏ học là rất cao), thì với việc tạo ra những thay đổi tích cực cho hàng triệu người trên thế giới, MOOC đang dần chứng tỏ rằng những kì vọng ban đầu của nó về tác động lớn lao tới giáo dục là không hề quá viển vông.

Đây là những thông tin rất đáng chú ý bên cạnh những thông tin đáng chú ý khác từ báo cáo của Chen Zhenghao và cộng sự, “Who’s Benefiting from MOOCs, and Why“, HBR, 22-9-2015 (https://hbr.org/2015/09/whos-benefiting-from-moocs-and-why).

the-moocs-what-changes-for-teaching-tomorrow

24/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Sách

[Giới thiệu Sách] “Chỉ cần 30 ngày”

Lúc sách chưa ra lò, Ken Schwaber giới thiệu trên blog là sẽ có sách như thế như thế, tôi cứ hóng mãi. Nhưng lúc vồ được thì lại hơi khó chịu vì hai chuyện: (1) cái bìa xấu tệ; (2)mọi thứ về Scrum được đề cập trong sách lại tô hồng quá.

Continue reading

18/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Lean Startup, Quản trị mới, Sách

Sách “Khởi nghiệp Tinh gọn” (The Lean Startup) của Eric Ries

Đây là cuốn sách được đánh giá rất cao bởi rất nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: doanh nhân, nhà quản trị, lập trình viên, nhà giáo… Một cuốn sách hiếm thấy có được sự hòa trộn tài tình giữa kĩ thuật thực hành rất thực dụng với những ý tưởng đột phá về khởi nghiệp và kinh doanh. Có lẽ đánh giá như học giả Steve Blank ở Stanford về cuốn sách không có vẻ gì là tâng bốc: “Đây là bản lộ trình đổi mới cho thế kỉ XXI. Những ý tưởng trong Khởi nghiệp Tinh gọn sẽ giúp tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo”. Những gì thể hiện trong 3 năm kể từ khi cuốn sách được xuất bản dường như đang minh chứng cho điều Blank nói: nó trở thành Best Seller, được bàn bạc và áp dụng thường xuyên, còn các hội thảo về Lean Startup thì thường đông nghịt người, và thật kì lạ nếu trong một hội thảo hay một cuốn sách về Agile\Lean nào trong thời gian gần đây lại không trích dẫn vài điều về Lean Startup.

Kể từ lần đọc đầu tiên cho đến giờ, chưa bao giờ cuốn “The Lean Startup” (Khởi nghiệp Tinh gọn) không nằm trong danh sách “phải đọc” mà tôi khuyến cáo đối với người khởi nghiệp, các nhà quản lí đổi mới, những người học tập và thực hành Lean\Agile.

Thật may mắn là người Việt đã có thể đọc Lean Startup bằng tiếng Việt từ giữa năm 2013. Cảm ơn các dịch giả và đơn vị xuất bản đã sớm mang LeanStartup tới đông đảo bạn đọc Việt Nam. Phải nói rằng đó là sự việc hết sức may mắn, vì đầu sách về Lean bằng tiếng Việt cho tới nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có nghĩa là bạn đọc có thể tiếp cận Lean theo cái nhìn mới nhất, dễ hiểu và thực dụng, thay vì phải đọc lại “Lean Thinking” hay những “Toyota Way” với rất nhiều nguyên lí phức tạp của Lean Manufacturing – những tư tưởng Tinh gọn “cổ điển”.

Cuốn sách mang lại một cách tư duy mới về khởi nghiệp, đã nhanh chóng trở thành “tiêu chuẩn” đối với những nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và những người làm đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp lớn. Với cách tiếp cận mới mang tên “Khởi nghiệp Tinh gọn”, nhóm khởi nghiệp tăng tốc việc khám phá thị trường, khớp sản phẩm với nhu cầu của khách hàng, và tìm kiếm được mô hình kinh doanh hiệu quả. 

Không kể bạn là ai, nếu bạn chưa đọc thì hãy gác mọi việc khác lại, bỏ ra 8 tiếng đồng hồ đọc xong cuốn sách tuyệt vời này. Chắc chắn bạn sẽ thấy quyết định đó là đáng giá.

****
PS: Ngay trên blog này, tôi cũng có một vệt bài dài về Lean Startup, và vẫn tiếp nối trên con đường trải nghiệm, từ khởi nghiệp thực tế đến giảng dạy về khởi nghiệp.

17/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Giáo dục

Trả lời phỏng vấn VinaCode

Thỉnh thoảng tôi được báo nọ báo kia phỏng vấn, thậm chí VTC còn dành cả một số “Ai là ai” để phỏng vấn và lên hình, nhưng lần trả lời phỏng vấn VinaCode vẫn là lần tôi thích nhất vì sự chuyên nghiệp của người phỏng vấn dành cho đối tác. Là một địa chỉ rất mới nhưng đã nhanh chóng trở thành địa chỉ quen thuộc của giới lập trình, với những bài viết rất hữu ích. 

Dưới đây là nội dung bài phỏng vấn đã đăng từ vài tháng trước, nay tôi đăng lại toàn văn. Chỉ vì thích, và đang có dịp lật lại vấn đề về đào tạo lập trình viên. 

Continue reading

13/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Công nghệ, Giáo dục

Công nghệ Giáo dục: Những tham vọng

Các công nghệ giáo dục ngày nay không chỉ hướng đến việc tạo ra những SGK kiểu mới, chương trình học kiểu mới, môi trường học tập mới, mà còn tìm kiếm những giải pháp tổng thể cho giáo dục số với lợi thế vượt trội về tính hiệu quả, cá nhân hóa và khả năng tiếp cận đại chúng.

Continue reading

11/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Constructivism, Giáo dục, Học cách học

Liệu“Học tập Trải nghiệm”có hay bị hiểu sai?

Trước hết là do hiểu sai khái niệm giáo dục học “trải nghiệm”. Hay bị gán ghép với ý nghĩa thông tục của trải nghiệm, cho nên có chuyện “cho đi ra đồng trải nghiệm” – thực chất là cưỡi ngựa xem hoa.

Learning-by-doing là một chủ trương học tập, không phải một phương pháp, cũng không phải một phương pháp luận. Xuống đồng cuốc đất chưa chắc đã nắm được điều căn bản gì của nghề nông. Nhiều cách làm “học trải nghiệm” hiện nay không tiến xa được bởi có làm nhưng chưa có sự nghiệm lại. Thực tế, quy trình học tập trải nghiệm liên quan chặt chẽ với quy trình tiếp nhận thông tin từ các giác quan và xử lí nó, đưa thành nhận thức và lưu giữ trong não bộ. Học tập trải nghiệm, theo  Kolb, là một quá trình vận dụng các hiểu biết về tâm lí và cơ chế học tập của não bộ để việc học được tự nhiên cũng như đạt kết quả cao hơn. Nó rõ ràng không thể là hình thức đơn giản hóa “cho đi trải nghiệm” được.

Continue reading

11/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Công nghệ, Giáo dục

Cuộc tiến công của Công nghệ Giáo dục

Chuyện con cú Duolingo

Nguyễn Việt Khoa, một thầy giáo dạy lập trình tận tâm tại một trung tâm đào tạo lập trình viên ở Hà Nội, chưa bao giờ lại nghĩ có lúc việc bồi dưỡng năng lực tiếng Anh của mình lại đến một cách đơn giản và tự nhiên như vậy. Trong gần mười năm đi dạy, gặp lứa học trò nào anh cũng dặn thật kĩ “các em cố gắng học ngoại ngữ cho tốt, ngoại ngữ không ổn thì không thể làm IT khá được”, nhưng chỉ khoảng 5% số sinh viên của anh thực sự bắt tay vào học thêm ngoại ngữ, phần còn lại chỉ gật gù và bỏ đấy. Chính anh cũng vậy: Dù biết mình cần nâng cấp trình độ ngoại ngữ hơn nữa, nhưng anh chưa bao giờ thực sự bắt tay vào học thêm, vì bận, và ti tỉ lí do khác. Thế rồi anh biết đến Duolingo, một phần mềm tự học ngoại ngữ đa nền tảng, đa ngôn ngữ. Anh bắt đầu tham gia cộng đồng hơn một triệu thành viên theo chương trình học tiếng Anh cho người biết tiếng Việt, và nhanh chóng nhận ra việc làm này mang lại lợi ích to lớn. Đồng thời, anh cũng tạo ra cuộc chơi trong chính lớp học của mình. Nhiều học trò đã nối gót thầy, tự học ngoại ngữ, tự tổ chức nhóm học tập để chia sẻ kinh nghiệm và theo dõi tiến độ. Có quá nửa số học trò trong lớp reo vui trên Facebook mỗi khi vượt lên trên trong cuộc đua giành thứ hạng cao trên bảng tổng sắp của Duolingo. Đây thật là một sự thay đổi thú vị đáng ngạc nhiên.

Continue reading

07/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học, Tổ chức học tập

Một cái nút thắt, một điểm bùng phát?

Hiện nay nhiều sinh viên vẫn chưa biết đọc một cuốn sách giáo trình sao cho tốt, chưa biết tóm tắt ý chính một chương sách, chưa biết dùng Index của một giáo trình. Đọc mới có một cuốn đã không tiêu hết và kêu nặng, trong khi nhẽ ra phải xử lý gấp đôi gấp ba khối lượng đó. Rõ ràng đây là biểu hiện của một năng lực tự học yếu kém. Yếu ở năng lực cốt lõi bậc nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động trí óc: Đọc.

Continue reading

06/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Giáo dục

Những bước đi nhỏ ném đá dò đường

Nhà phát minh  Richard Buckminster Fuller có nói một câu thật chí lí: “Bạn không thể tạo ra sự thay đổi bằng cách tấn công vào hiện trạng. Hãy tạo ra một cái mẫu mới và khiến cho mô hình hiện nay trở nên lỗi thời”.

Dường như các công nghệ thay đổi thế giới, những sản phẩm thay đổi hành vi người dùng, những đổi mới trong các lĩnh vực kinh doanh – xã hội đều đi theo con đường ấy. Trừ việc đổi mới giáo dục ở ta.

Bao nhiêu năm nay rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía cố gắng tấn công vào hiện trạng giáo dục nước nhà, nhưng lại chỉ nhận được những phong trào tồn tại ngắn hơn cả những nhiệm kì, và danh sách các vấn đề lúc nào cũng được nối dài thêm. Báo chí cũng ra sức phản ánh hiện trạng, lại chủ yếu là phê phán những yếu kém và tiêu cực. Hầu như chúng ta quên mất điều quan trọng hiển nhiên: khuyến khích làm ra những ví dụ tích cực, và biểu dương chúng.

Những gì tích cực được biểu dương, sẽ có những điều tích cực khác lặp lại.  Những điều tốt đẹp nhận được sự cảm kích, chúng sẽ lan truyền rất nhanh chóng. Khi cái tích cực nhiều lên, cũng là lúc những yếu kém tự lùi xa. Cho nên nói: Chống tiêu cực bằng một việc làm và một sản phẩm tích cực là cách tích cực nhất. Chẳng phải thánh Gandhi đã nói “Để thay đổi, hãy chính là sự thay đổi mà bạn mong muốn?”.11903719_10153449229866832_7195518962901406714_n

***

Xét từ góc độ lí thuyết ra quyết định chiểu theo Cynefine framework, trong một bối cảnh phức hợp (Complex) – như mớ bòng bong có tên Giáo dục chẳng hạn, cách đi hiệu quả hơn cả không phải cùng nhau mổ bò (analyse) tìm nguyên nhân-kết quả để rồi đề ra biện pháp – vì điều đó là bất khả, mà phải là thử dò tìm-cảm nhận (probe-sense) rồi tính bước đi kế tiếp. Phải duy nghiệm (empiricism), tìm chân lí từ thực tiễn cuộc sống. Dò bằng cái gì? Dò bằng “cái mẫu mới”. Lời Fuller lại được kiểm chứng, dựa trên những lí luận của học thuyết về phức hợp.

Ví dụ thêm. Theo logic này, lí thuyết khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) hướng dẫn giới startup phải làm ra một cái mẫu thật sớm (gọi là Minimum Viable Product – MVP) để “thăm dò” phản ứng của thị trường/người dùng. Biết được “phản ứng” thế nào thì mới làm tiếp. Sản phẩm cứ thế tiến hóa dần dựa trên những hiểu biết ngày càng đúng, ngày càng sâu sắc về khách hàng, bối cảnh, thị trường và sản phẩm. Trong một bối cảnh phức hợp mà startup không biết được khách hàng ở đâu, cần gì thì không có cách nào ngồi đó mà phân tích mà lên mô hình được (như cách làm sản phẩm dựa trên nghiên cứu thị trường truyền thống). Tất cả chỉ là giả định. Cần phải kiểm chứng giả định ấy, càng nhanh càng tốt. Càng rẻ càng tốt vì khả năng lớn là các giả định sai toét cả.

Vậy, có nên đề nghị các nhà chính sách, các nhà cải cách giáo dục học lại LeanStartup cho thật kĩ chăng?

04/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 19 of 45« First...10«18192021»3040...Last »

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tri quyển Drucker

Tri quyển Drucker

Libero mở cửa chào đón học viên khoá mới

Sao lại Trường hè Tư duy?

Sao lại Trường hè Tư duy?

Tri Đạo 2.0

Tri Đạo 2.0

Đoản ngôn về lãnh đạo tồi

Đoản ngôn về lãnh đạo tồi

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (148)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (185)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (10)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Không phân nhóm (1)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (47)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (15)
  • Xã hội tri thức (22)
    • Tổ chức học tập (20)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agilemindset (6) agile mindset (7) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (16) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) giáo dục khai phóng (6) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (7) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading