DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục

Lấy bài toán làm trung tâm

Có quan điểm “giáo dục phải lấy người học làm trung tâm”. Nhất trí!

Có người hỏi “như thế nghĩa là thế nào?”. Bắt đầu bí.

Hỏi thêm “[thiết kế]bài giảng như thế nào thì là lấy người học làm trung tâm?”. Lần này thì bắt đầu rối tung lên.

Trong “Cách ta nghĩ”, Dewey chỉ rõ người lớn có mối quan tâm chuyên biệt hơn trẻ nhỏ, việc học bị chi phối rất nhiều bởi các kinh nghiệm và bối cảnh (địa vị xã hội, mục đích đi học, mục đích nghề nghiệp …) trước đó. Vì thế nếu biết được các kinh nghiệm trước đó, cùng với “mối quan tâm chuyên biệt” ấy là gì, ta có thể động viên được người học. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất về việc học (xem thêm “How people learn”).

Continue reading

08/04/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Tọa đàm: “Đổi mới cách dạy” ở Yết Kêu, 17-11-2012

Sắp 20-11, người người lại có cớ để mua hoa, chúc tụng, và .. đưa phong bì.

Còn đội GS (Gà sống hay Giáo sư tùy cách gọi, cũng chả quan trọng lắm :)) lại có cớ để tổ chức hội họp và … “tọa đàm”. Nó có tên: Buổi tọa đàm “Đổi mới cách dạy” ở 1A Yết Kiêu chiều thứ 7, 17-11-2012.

Các GS có mặt đông đủ trong một hội trường ngổn ngang bàn ghế vì vừa được nhận thêm một lố bên Lê Đại Hành chuyển về. Để có được chỗ ngồi như vậy,  các bác Tú-Quân-Lực++ phải gồng mình suốt mấy ngày không nghỉ để dọn dẹp hết bàn ghế, sách vở, và cả ..rác rưởi nữa. GS Duẩn, khách mời từ FU đến có thể sẽ hơi ngạc nhiên vì không gian hơi bị bừa bộn một chút.

Layout được đổi vào phút chót, Tấn DT đóng góp một chút hơi tàn của ngày cuối tuần để đổi layout hình chữ I nằm ngang thành ra chữ U để mọi người có cơ hội nhìn mặt nhau khi nói. Thanks em Quỳnh và chị Dung đã hỗ trợ vào phút chót 😀

Bắt đầu đúng một giờ. Chả mấy khi đúng giờ như thế. Âu cũng là tín hiệu đáng mừng.

GS Tuân trưởng ban tổ chức đề từ ngắn gọn: “không có gì thay đổi nếu không có gì thay đổi” bằng tiếng Anh thì phải. Nói chung là triết lí thâm nho …

Rồi đến phiên đầu tiên của nữ GS Thi ĐK.

Diện một bộ đồ rất chỉn chu và đẹp đẽ, Thi ĐK hùng hồn trình bày các vấn đề về phương pháp có tên “Dạy cho nhau nghe”. Lí lẽ chắc chắn, bằng chứng đầy đủ, GS Thi lôi kéo mọi người vào một phương pháp hấp dẫn, hiệu quả để sinh viên có được sự thúc đẩy tự thân trong tiến trình học tập. Với phương pháp này, sinh viên sẽ tự học, tự giúp nhau học, không khí rất vui vẻ mà cực kì hiệu quả, các số liệu về điểm thi cùng với các feedback chính quy (GPA) lẫn phi chính quy (facebook) đều cho thấy điều đó. Điều đáng chú ý là cách làm của GS rất thận trọng và khoa học: Thăm dò > Thử nghiệm > Feedback > Mở rộng áp dụng. Điều này khiến cho việc sử dụng phương pháp mới không vướng phải sự phản kháng nào đáng kể, ngay từ đầu, đối với mỗi thay đổi.

Tuy sờ-lai hơi “xấu như con gấu”, GS Thi vẫn thuyết phục được gần hai chục GS khác ngồi dưới về tính hiệu quả và khả thi của phương pháp. Có vẻ như nhiều người sẽ mạnh dạn áp dụng phương pháp “Student Teaching” hơn nữa.

Rồi chàng công tử Cu-ba-nà imagexuất hiện với tiêu đề của bài thuyết trình rất dài (mình quên mất rồi), đại để là về “Học tập Tích cực”. Bài thuyết trình tương đối lộn xộn và không theo phương pháp lí luận cổ điển nào, nhưng nó lại để lộ ra cách thức sử dụng triệt để và hiệu quả các công cụ hiện đại để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Với Facebook, GS đã tạo một không gian học tập kết nối liên tục, gia tăng thông lượng trao đổi học tập của sinh viên vượt lên nhiều lần so với số giờ trên lớp. Sự thành công nhất là các trao đổi đó đa dạng: từ sinh viên đến sinh viên (là chủ yếu), từ sinh viên tới giáo viên. Thời chưa có Facebook, thật khó tưởng tượng ra một kiểu trao đổi như vậy. Đó là Google Drive với khả năng chia sẻ vượt trội giúp các máy tính của SV và GS được kết nối và đồng bộ hóa liên tục, ở nhà cũng như ở trường, vượt qua các giới hạn về địa lí; dữ liệu được chia sẻ liên tục, tức thì và không tốn thời gian. GS Nhật cũng đã cho thấy một vấn đề nghiêm trọng của các hệ LMS\CMS hiện nay, chúng đã quá lạc hậu với mô típ upload-download-thông báo. Cần một hạ tầng mới cho việc học? Mặc dù bài thuyết trình hơn nửa tiếng về đủ các kiểu phương pháp, nhưng chỉ cần hai điểm đó thôi cũng đã khiến cho nhiều người phải nhìn lại cách thức tương tác và chăm sóc sinh viên của mình để giúp đỡ họ trưởng thành hơn trong học thuật.

Một chàng hoàng tử Cu-ba-nà khác là Đới PA xuất hiện để giới thiệu cách thức áp dụng DailyScrum vào việc dạy học. GS đã dùng 15 phút mỗi giờ để cho các học trò tự trả lời ba câu hỏi quan trọng theo mô típ của Scrum:

1. Từ hôm trước đến hôm nay đã làm được gì rồi?

2. Từ hôm nay đến mai sẽ làm gì?

3. Khó khăn gặp phải khi học là gì?

Việc tập trung tự trả lời ba câu hỏi đó trong một nhóm (lớn, gồm cả lớp 20 người) sẽ giúp SV được ít nhất ba việc:

1. Chú ý tới việc học, biết được việc cần làm là gì để học tốt

2. Là một icebreaker để tránh buồn ngủ lúc đầu giờ

3. Nói ra khó khăn để các bạn trợ giúp, hoặc thầy sẽ phục vụ

Đây là phiên nóng nhất vì các GS liên tục chất vấn với các câu hỏi hóc búa mà bản thân GS Đới cũng khó lòng trả lời hết được. Tuy vậy, có những câu hỏi dường như xoáy vào việc DailyScrum giải quyết được bao nhiêu việc cho học trò, gặp phải sự chống đối từ Sv thì làm thế nào, nếu SV lười học thì liệu ba câu hỏi kia liệu có vô ích, mười lăm phút có làm hết không ? v.v. và vân vân. Đó là các câu chất vấn rất điển hình của rất nhiều người chưa dùng Scrum và lo ngại tính hữu ích của nó. GS Đới cũng đã frame lại: Daily Scrum không nhằm giải quyết vấn đề gì cho sinh viên ngoài ba cái mục đích đã nêu ở trên. Các thảo luận sôi nổi giữa các đội quân “ném đá” gồm Vinh, Bình, Thế Anh v.v., khiến cho hoàng tử về từ Cuba đôi lúc nóng con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái 😛

Điều đáng chú ý là cả bốn diễn giả chính của buổi tọa đàm đều sử dụng DailyScrum cho việc giảng dạy của mình, và có đánh giá hết sức tích cực về hiệu quả của phương pháp. Không hiểu có ai muốn thử nữa không?

Phiên TeaBreak diễn ra vui vẻ trong không khí trao đổi sôi nổi đề tài của GS Đới vừa trình bày. Chủ tọa Tuân N phải mất công gào thét mới lôi mọi người về đúng chỗ ngồi để tiếp tục các phần trình bày tiếp theo.

Đến lượt Giang HH với “Học vải vui, vui thì mới học”, với đủ chiêu trò để học trò có niềm vui thích thú với việc học. Tất cả đều rất đáng để xem xét đưa ra áp dụng. GS đã gây bất ngờ cho tất cả mọi người với chiêu “Đổi gió”: cô trò cùng đến cà phê sách ngồi thuyết trình thay vì trong lớp, cô donate 100% chi phí trà nước 😛

Ngoài ra GS Giang cũng cung cấp một số kinh nghiệm xương máu về vấn đề “Chửi”, có nhiều bài học lí thú về vấn đề sư phạm nhạy cảm này, được mọi người tham gia góp ý rất sôi nổi.

Phần gần chốt, GS Dương và Hảo lên cung cấp các dữ liệu về mong đợi của SV đối với các thầy cô. Dữ liệu khảo sát từ gần một trăm sinh viên được tổng hợp lại đã để lộ rõ các mong muốn từ phía học trò đối với thầy cô, rất cụ thể và chi tiết: thầy cô phải tâm huyết, thân thiện, có chuyên môn vững, phương pháp giảng dạy tốt, v.v. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng để các GS lưu tâm trong quá trình dẫn dắt và phục vụ của mình.

Trước khi tới phần thêm mắm thêm muối của Tấn, GS Vinh cung cấp một số chi tiết mới về cách thức cộng tác và hỗ trợ giữa đội giáo viên giúp cho sự sẵn sàng khi đứng lớp được tốt hơn.

Về phần mình, mình có nói nhanh gọn về một số từ khóa trong tiếp cận giảng dạy để dễ dàng thích nghi với sự đa dạng trong giảng dạy và học tập, như: empiricism, metacognition, individuals & interactions … và mình đã dẫn mọi người đến agile manifesto cho giáo dục, một chủ đề đã có dịp trình bày ở AgileTour vừa rồi tại HCM. Phần thuyết trình của mình dài vượt dự kiến mất 2 phút (12 phút thay vì 10 như “đã thề” :P)

Chủ tọa kiêm MC TuânN nói lời chốt hạ trong không khí phấn khởi chưa từng thấy: hiếm khi có một hội thảo hay hội họp ở FAT lại đúng giờ như vậy. Nhờ đó mọi người có mặt đông đủ ở quán Bia để “chào mừng sự thành công của cuộc họp”, như thường lệ. Và trong lúc bia đã dăm bảy cốc, GS Tuân cao hứng: “Hội thảo quốc gia cũng không được như thế này”. Thật là một buổi cuối tuần đầy cảm xúc! Nhất là khi 9h đêm hôm trước, mọi người còn phải vật lộn với đường truyền để kết nối với GS Vinh đang ở trong Viện Nhi (đưa con vào viện khám) để chốt nội dung trình bày ngày hôm sau 😛

Tấn ra về với sự khoan khoái lạ thường, nhất là khi nghe được GS Duẩn nhận xét: bổ ích thế này cần phải mở rộng cho nhiều người biết hơn. Vâng, nghe lời bác dặn, hôm nay em phải pót bằng được cái sự kiện này lên blog để nhiều người biết hơn 😀 Lần sau em xin hứa tổ chức ở chỗ to lớn đàng hoàng hơn với sự đóng góp rộng rãi hơn trong thành phần “báo cáo viên” và người tham dự.

Dưới đây là vài hình ảnh còn sót lại từ cuộc Tọa đàm (bấm to để xem hình lớn):

Đây là Agenda

image

Mình đã tìm ra cái hình GS Tuân dùng đây rồi:

MC kiêm chủ tọa Tuân N đương thuyết trình:

2012-11-17 20.51.12

Chàng Đới đương chém:

2012-11-17 20.49.20

Vì chủ đề là về cái vui nên cười trước đã:

2012-11-17 20.48.01

Thi ĐK với ngổn ngang chữ:

2012-11-17 20.51.59

Còn đây là MindMap của mình, theo dõi rất chăm chỉ đấy nhá Winking smile

20121117_173840

18/11/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Đọc, Giáo dục

Cải tiến việc dạy học môn “Kĩ thuật phần mềm” bằng Quản lí Linh hoạt

Đó là tiêu đề của một nghiên cứu  do nhóm tác giả Álvaro Soria, Marcelo R. Campo,  và Guillermo Rodríguez  thuộc Viện Nghiên cứu ISISTAN, Đại học UNICEN, Argentina thực hiện, và đã trình bày trong Hội thảo Kĩ thuật Phần mềm ASSE 2012.

Các tác giả đã cho thấy việc áp dụng RUP cho sinh viên sẽ khiến cho việc dạy học Software Engineering khó đạt được mục tiêu như đề ra. Và việc áp dụng phương pháp quản lí linh hoạt dựa trên Scrum, kết hợp với đề cương định hướng theo CMMI ver.1.3 sẽ giải quyết được các khó khăn mà việc dạy học SE theo lối truyền thống vấp phải. Trong cải tiến này, các GS trở thành các Agile Coach để giúp đỡ các nhóm làm việc và học tập, các Sinh viên tham gia trực tiếp vào các Development Project vận hành theo Scrum với các vai trò ScrumMaster, Team, Product Owner tiêu chuẩn. Việc đưa Scrum vào đề cương môn học có thể giúp sinh viên có được môi trường làm việc nhóm tốt hơn, giao tiếp hieuj quả hơn, và mang lại chất lượng phần mềm cao hơn. Ngoài ra, việc các Giáo sư giữ vai trò Agile coach sẽ giúp định hướng sinh viên và đối mặt với các trở ngại trong quá trình phát triển phần mềm.

image

Mô hình dạy học dựa trên Scrum, ảnh: các tác giả.

Bài báo kết thúc bằng một nhận định thận trọng rằng “ dạy phát triển phần mềm bằng Scrum có vẻ sẽ hiệu quả hơn là phương pháp truyền thống”, và “chiến lược dạy học này có thể giúp sinh viên tham gia tốt hơn vào thị trường lao động”. Có một điều họ chắc chắn là Scrum giúp cho việc lĩnh hội các practices của CMMI nhẹ nhàng và hiệu quả hơn như bảng đối chiếu dưới đây:

ID CMMI Practices Scrum Practices
1 Thiết lập  và duy trì các ước lượng các Tham số Lập kế hoạch Thiết lập giai đoạn tiền-cuộc chơi (Pre-game Phase), và chơi Planning Poker
2 Thiết lập và duy trì một Kế hoạch Dự án như là điều căn bản của việc quản lí Thiết lập Tầm nhìn, Định nghĩa và duy trì Product Backlog
3 Thiết lập và duy trì sự Cam kết Kế hoạch dự án Thực hiện họp kế hoạch  trực diện
4 Lựa chọn giải pháp sản phẩm hoặc các thành phần (product component) từ nhiều phương án khác nhau Phát triển dựa trên vòng đời tăng trưởng và lặp
5 Phát triển bản thiết kế sản phẩm hoặc thành phần Phát triển dựa trên vòng đời tăng trưởng và lặp
6 Thực hiện việc chuẩn bị cho kiểm định (verifcation) Thiết lập “Tiêu chuẩn Hoàn thành”,
thực hiện các buổi Sơ kết Sprint (Sprint Review)
7 Kiểm định các công việc dựa trên các yêu cầu phần mềm Thực hiện kiểm định dựa trên “Tiêu chuẩn Hoàn thành” trong các buổi sơ kết
8 Chuẩn bị cho việc validation Để các bên liên quan tham gia xác minh
9 Xác minh sản phẩm hoặc thành phần của sản phẩm để đảm bảo chúng là khả dụng trong môi trường vận hành Thực hiện vai trò Product Owner và Scrum Master
10 Tạo các giao tiếp (interface) cho các thành phần, tương thích cả trong lẫn ngoài Định nghĩa trong các Product Backlog
11 Tích hợp và ráp nối các thành phần, chuyển giao sản phẩm qua kiểm thử Chuyển giao sản phẩm tăng trưởng (increment)
12 Chuẩn bị cho việc quản lí rủi ro Định nghĩa Product Backlog
Nhận diện các epic
13 Nhận biết và phân tích rủi ro để xác định tầm quan trọng tương đối của chúng Thực hiện các cuộc họp hằng ngày
14 Giảm thiểu rủi ro Thực hiện các cuộc họp hằng ngày
Nhận biết các chướng ngại (impediments)
15 Quản lí yêu cầu và nhận biết các điểm thiếu nhất quán với kế hoạch và sản phảm Thiết lập giai đoạn tiền-cuộc chơi (Pre-game Phase), và chơi Planning Poker
Thực hiện họp kế hoạch trực diện
Họp sơ kết sprint
Quản lí User Stories trong Sprint Backlog
16 Theo dõi hiệu suất thực và tiến độ thực của dự án dựa trên kế hoạch Thực hiện các cuộc họp hằng ngày
Triển khai các cuộc họp Rà soát-Cải tiến (Retrospectives)
17 Thực hiện các hành động khắc phục khi tiến độ và hiệu suất không như mong đợi Họp Sơ kết (review)
Họp hằng ngày
18 Đánh giá khách quan sự tuân thủ các mô tả  về quy trình, tiêu chuẩn và thủ tục Triển khai các cuộc họp Rà soát-Cải tiến (Retrospectives)
19 Theo dõi và truyền thông các điểm không phù hợp và thực hiện biện pháp khắc phục Triển khai các cuộc họp Rà soát-Cải tiến (Retrospectives)

PS. Scrum như trong bài báo đề cập thực ra là một triển khai đặc thù của nhóm tác giả, có kết hợp các agile practice khác, và sử dụng các thuật ngữ cũ hơn so với Định nghĩa trong Scrum Guide mới nhất của Ken Schwaber và Jeff Sutherland.

Cách triển khai theo lối kết hợp CMMI và Scrum là một phương án phổ biến hiện nay, vốn bị quy định bởi các ràng buộc kinh tế và thị trường. Jeff và Ken cho rằng đó vẫn chưa phải là một tiếp-cận-đúng, xem trong Software In 30 Days.

16/09/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

GS Eric: ấn tượng student teaching – dạy mà không dạy

Lần đầu tôi được chứng kiến cách dạy kiểu Student Teaching là khi học thầy Eric – một cao thủ giảng sư đại học. Với Student Teaching, thầy không cần dạy, mà trò thì học như điên, kết quả thì khỏi phải nói: quá tuyệt.

Bắt đầu với môn học, thầy chỉ ra kì vọng của mình: tôi không chấp nhận kết quả học tập kém, và các bạn thì thừa sức đạt Distinction (giỏi) – dễ như bỡn.

Cũng hôm đó, thầy nói “tôi không giỏi tiếng Anh, dù tôi là người Mỹ”!?

Rồi thầy  trưng ra thống kê của Briggs cho thấy: cách học dở ẹc nhất là nghe giảng\dở ẹc thứ nhì là cắm đầu vào đọc sách\tốt nhất là dạy nhau cái mình biết\tốt nhì là bắt tay giải quyết bài toán chính mình vướng phải. Tôi sẽ để các bạn làm cái tốt nhất. Cả lớp cứ há hốc mồm.

Rồi thầy thuyết trình bài đầu tiên. Hai mươi đứa thì hai mốt đứa mắt trợn ngược không hiểu gì. Lòng bảo dạ: phen này phải tự lao đầu vào học không thì toi cái tám trăm đồng (phí cho một môn học).

Thế là theo kế hoạch của thầy, cả lớp phân làm bốn nhóm, mỗi nhóm đọc trước một chương, giảng lại cho các nhóm khác, thiết kế bài tập cho các nhóm khác làm, chấm bài và gửi lại cho thầy đánh giá. Tất nhiên là cả bài tập lẫn nội dung slide đều phải qua tay thầy duyệt và comment trước. Cứ thế xoay vòng cho hết cái chương trình của môn học.

Hôm mình qua văn phòng thầy nộp bài, thấy có cả đống slide và bài tập; cái nào cái nấy chuyên nghiệp kinh khủng. Hóa ra lớp nào thầy cũng dùng bài “student teaching” thì phải.

Trong đề cương của thầy mỗi nhóm phải hoàn thành một dự án. Đầu giờ học, các nhóm có 15 phút để kiểm tra tiến độ và các khó khăn của mỗi dự án. Rồi comment lẫn nhau. Không khí rất sôi nổi, và hiếm khi thấy sự chểnh mảng trong các nhóm vì project có khối lượng công việc không nhỏ, không làm liên tục thì cuối kì tha hồ mà hộc hơi.

Sau mỗi buổi học khoảng một tiếng, thầy đưa bài quiz nhanh, khoảng 10 phút. Đứa nào không làm được 8/10 (đủ để được điểm distinction) câu thì phải làm bài tập lớn bổ sung. Sợ vất vả, đứa nào đứa nấy phải mài đũng quần ở thư viện, đọc kĩ giáo trình, làm bài tập sơ cua trước khi đến lớp. Trong lớp chỉ có một tiếng nên đứa nào cũng chăm chú, tham gia tích cực vào bài giảng và các hoạt động trên lớp. Do bạn mình giảng bài nên đứa nào đứa nấy mạnh dạn hỏi han, comment tùm lum lên. Kết quả là hôm nào cũng chỉ hai ba đứa phải làm bài tập làm thêm (gọi là Student Learning Asignment – vừa phải làm, vừa phải chấm cho nhau, nếu chấm điểm thấp thì phải ghi rõ vì sao thấp, cách để nâng điểm).

Kết quả thi cuối kì môn ấy, tổng hợp lại các điểm quiz, điểm project và điểm thi cuối kì, toàn điểm  DI (Distinction – Giỏi) và HD (High Distinction – Xuất sắc) cả. Tuyệt nhiên không đứa nào trượt. Hoàn toàn thỏa mãn.

17/04/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading