DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục

Béo phì tri thức

Có phải cứ nhiều chữ là hay?

Có phải cứ học thật nhiều là tốt?

Có phải người đọc hết tàng kinh các thì sẽ có ích cho xã hội?

Chưa chắc.

Có một khái niệm mới rất hữu ích để suy nghĩ về các câu hỏi này: Béo phì tri thức. Đấy là khi chữ vào thì nhiều mà giá trị ra thì ít. Chữ không được tiêu hóa thành giá trị sẽ tụ lại trong người thành thứ tri thức vô dụng. Người béo phì tri thức sẽ có cảm giác “cái gì cũng biết”, nhưng kì thực lại không làm được việc gì. Người có cả bồ chữ, nhưng có thể lại rất vô dụng. Giống hệt như trạng thái của người béo phì: quá nhiều mỡ thừa.

o-OBESE-AND-HEALTHY-facebook

08/02/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Học bằng tất cả giác quan

Học thông qua làm thật vừa có ý nghĩa, vừa giàu trải nghiệm nhất, lại vừa mang lại hiệu quả học tập vào loại tốt nhất.

Thông qua tình huống thật, môi trường thật (hoặc ít nhất là giả như thật), ta mó tay vào làm việc thật; qua đó ta luyện kĩ năng, ta học thao tác mới, ta suy nghĩ, ta liên tưởng – kết nối, ta sờ vào cái sần sùi của vật liệu, ta ngửi được cái mùi hương của vật liệu, ta ngửi được mùi ngai ngái của giọt mồ hôi thấm ướt áo. Tri thức mới, kĩ năng mới được ngấm vào ta trong trạng thái tự nhiên nhất, trạng thái sống thực sự. “Giáo dục là cuộc sống” chính là đây. “Học qua trải nghiệm” chính là đây. “Học qua giải quyết vấn đề” chính là đây. “Học mà làm – làm mà học” chính là đây.

Từ này dịch ra tiếng Việt thế nào nhỉ: AUTHENTIC LEARNING?

Lập kế hoạch, có nhất thiết phải là ở trên trang giấy, trong bảng tính Excel hay MS Project?

Lập kế hoạch, có nhất thiết phải là ở trên trang giấy, trong bảng tính Excel hay MS Project?

Để sản xuất một sản phẩm (thuyền) cần những gì?  Trong rừng, có con sông chảy xiết, làm sao để băng qua? Một nhóm phải làm gì để làm ra chiếc thuyền chở khách trong vòng 60 phút?

Để sản xuất một sản phẩm (thuyền) cần những gì?
Trong rừng, có con sông chảy xiết, làm sao để băng qua?
Một nhóm phải làm gì để làm ra chiếc thuyền chở khách trong vòng 60 phút?

Làm sao để ghi bàn khi chân bị trói? Họ đang đá bóng hay học về chiến thuật cạnh tranh và tổ chức doanh nghiệp?

Làm sao để ghi bàn khi chân bị trói?
Họ đang đá bóng hay học về chiến thuật cạnh tranh và tổ chức doanh nghiệp?

Giống như sự đa dạng của chính con người, các loại hình học tập cũng phong phú không ngờ. Đừng chỉ bó buộc vào mấy trang sách  chỉ biết kéo nhau lên lớp nghe giảng và … ngủ gật!

PS. Dạo này mắc bệnh lười, tớ viết đến vậy thôi, bác nào không kiên nhẫn thì hỏi Google để ra các tài liệu “nghiêm chỉnh” để tìm hiểu thêm nhé.

07/10/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Giáo dục, Học cách học

Cao Xuân Hạo bàn về tự học

Đất Việt mình có nhiều người tự học mà thành tài, cũng có nhiều người viết rất hay về chuyện tự học. Một trong những bài tôi rất thích là bài “Bàn về tự học” của cụ Cao Xuân Hạo, một nhà khoa học trứ danh của nước ta, được đọc lần đầu trong cuốn “Tiếng việt, Văn Việt và người Việt” của cụ.

Nay dán vào đây để cùng bạn suy ngẫm, bài này được trích theo một nguồn trên Internet, lấy từ “Kiến thức ngày nay” năm 2001. Mời bạn cùng đọc.

Continue reading

15/05/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Linh tinh xòe

Cho em xin sờ-lai

Có một hiện tượng lặp đi lặp lại khá nhiều mà tôi được được nghe ở Hà Nội (ở SG thì tôi sống chưa đủ nhiều để thấy sự lặp đi lặp lại ấy, nhưng thú thật là chưa thấy — chỉ dám ghi lại chỗ nào mình biết thôi). Ấy là cứ mỗi khi rủ rê ai đó đi học hay tham dự hội thảo, nhiều người thoái thác kiểu “anh bận lắm, rất muốn đi nhưng đành chịu, chú đi rồi cho anh xin sờ lai (slides) nhá”.

Ô hay? Đến hội thảo mà lại chỉ trực chờ sờ lai thôi thì có nghĩa lí gì?

Chả phải cụ Einstein đã nói thế này về tài liệu ư:

“Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”.

Gán vào trường hợp hội thảo cũng không thấy khác mấy.

Có ai đi hội thảo chỉ để lấy tài liệu không? Hình như chỉ có cánh nhà [lều] báo, đến mỗi event chỉ để xin cái phong bì và ít tài liệu giới thiệu rồi lượn chứ chả có mấy người bám sát để đưa tin, phỏng vấn …

Còn ra thì hội thảo [công nghệ, chuyên môn] bên cạnh cái cớ về chuyên môn, về khoa học & công nghệ mới,  là để gặp gỡ bạn hữu cùng ngành, để networking , tìm kiếm và chia sẻ ý tưởng mới, để làm bạn, để refresh đầu óc vốn bị bốn bức tường công sở và bức tường thông tin cao vút đầu tuôn ra từ cái computer diện kiến hằng ngày nó đè bẹp, để đi chơi, để …. vô vàn các thứ “để” hay ho khác. Chứ đâu có mỗi cái chuyện tài liệu với lại sờ lai, nhỉ?

Làm quen, trò chuyện và gợi cảm hứng ..

Làm quen, trò chuyện và gợi cảm hứng ..

Đến đây tôi chợt nhớ tới hồi còn sinh viên và mới ra trường. Bọn túng tiền chúng tôi thường rất chú ý tới các ì-ven lớn của các đại gia MS, Oracle, Sun v.v. và kiếm cách đi cho bằng được. Lí do khá là tế nhị, cũng chẳng phải vì tri thức hay networking gì ráo; mà là chúng thường được tổ chức ở những nơi sang trọng (Sheraton, Melia ..) và có .. bữa trưa miễn phí, lại thường rất thịnh soạn 😀

Dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn nghĩ rằng hội thảo là một cái trường học vĩ đại, sinh động và hiện đại. Chỉ thật đáng tiếc, cái trường học vĩ đại không phát triển mấy ở Hà Nội, thủ đô yêu dấu của tôi và chúng ta. Cũng có dấu hiệu ì ạch chả kém so vói hàng loạt các trường học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

03/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

Hướng dẫn reflection

Viết tặng đội ICS

Version: 0.9.4

Như đề cập ở bài giới thiệu về Chu trình học tập Kolb và bài “Mỗi Sprint như là một chu trình Kolb“, reflection (suy tưởng, suy tư, phản tư, phản tỉnh) được nhắc đến với  vai trò rất quan trọng trong việc học tập và làm việc của người trưởng thành (adult learning). Tuy vậy, việc thành thục kĩ năng reflection, cũng như ứng dụng reflection trong học và dạy học lại không phải là việc dễ dàng. Dưới đây tôi xin liệt kê mấy gợi ý cho việc thực hiện reflection để giúp người mới làm quen với phương pháp này đỡ bỡ ngỡ và thu được kết quả từ một phương pháp học tập thú vị và chất lượng.

Continue reading

28/05/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Giáo dục

Lộ trình Scrum

Thời gian qua có nhiều người hỏi tôi về việc học Scrum và thi các chứng chỉ liên quan đến nó. Dưới đây là tổng hợp các bước mà một người học Scrum có thể tham khảo để nhanh chóng đạt được khả năng ứng dụng Scrum vào công việc của mình. Tôi tạm gọi nó là “Lộ trình Scrum”. “Scrum works for idiots” (Schwaber), bạn có thể bắt đầu ngay lộ trình này.

Road a head

1. Tìm hiểu Scrum là gì

Bạn có thể bắt đầu rất nhanh với các cắt nghĩa ngắn gọn trên một trang giấy với bài viết “What is Scrum?“, hoặc bài viết “Scrum là gì?“, để có được cảm giác về Scrum và rất nhiều câu hỏi.

2. Đọc kĩ và hiểu cặn kẽ các tài liệu nhập môn

Việc đọc và hiểu Scrum sẽ giúp ta nắm được các vấn đề cốt lõi và sớm tránh được các lỗi thường gặp không đáng có. Tuy nhiên, làm Scrum bạn không cần đọc quá nhiều. Hiện nay có hai tài liệu nhập môn quan trọng được dùng cho hầu hết các khóa đào tạo cơ bản về Scrum. Đó là “Scrum Guide” do chính tác giả Scrum cập nhật liên tục – đây là tài liệu chính quy về các thuật ngữ trong Scrum; và Scrum Primer với các hướng dẫn thực hành chi tiết hơn. Cả hai tài liệu này đã được Việt hóa. Bạn có thể tải về và đọc theo các liên kết dưới đây:

  • Scrum Guide (bản tiếng Anh) ,  và bản tiếng Việt.
  • Scrum Primer (bản tiếng Anh) và bản tiếng Việt.

Một cuốn sách khác với rất nhiều chi tiết về hướng dẫn thực hành cũng đã được HanoiScrum biên dịch, cuốn “Scrum và XP từ những chiến hào”, bạn có thể đọc nhanh để tìm kiếm các phương pháp thực hành tốt khi áp dụng Scrum.

Trong quá trình tự đọc, bạn có thể cần dùng Google rất nhiều để tìm hiểu thêm về các câu hỏi chưa được trả lời. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hướng dẫn, kinh nghiệm quý trên các trang “chính thống” về Scrum như www.scrumalliange.org hay www.agilealliance.org. Hanoi Scrum (www.hanoiscrum.net) đang có nhiều nỗ lực Việt hóa các tài liệu học tập agile và Scrum, sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng cho người học.

Nếu đọc xong các cuốn sách này, khí thế hừng hực và muốn bắt tay ngay vào thực hành thì .. cứ làm luôn! Scrum cho phép bạn học hỏi và tiến bộ qua thực tiễn công việc (empirical) hơn là qua sách vở. Vì thế học Scrum qua công việc là cách làm … rất scrum :). Đừng chờ đợi đến lúc hiểu hết về Scrum mới bắt tay vào làm, điều đó là không thực sự cần thiết.

3. Tham gia một khóa học chính quy về Scrum, thi và trở thành thành viên của cộng đồng

Kiểm tra các khóa học trên Hiệp hội chính thức của cộng đồng sử dụng Scrum: http://www.scrumalliance.org/pages/scrum_certification hoặc http://courses.scrum.org/. Các khóa học này thường là đắt đỏ (trên USD700), và vì vậy bạn nên đặt mục tiêu rõ ràng trước khi quyết định trả tiền.

Ở Việt Nam, bạn có thể tìm học tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Bên cạnh các khóa học chính quy trên, hiện nay nhóm Hanoi Scrum có tổ chức khóa học ngắn “Scrum Foundation” cho người mới bắt đầu. Bạn có thể đăng kí để học, miễn phí và chất lượng không quá tồi 😉

Ngay cả khi bạn đã thực hành Scrum một thời gian, việc tham gia các khóa học này vẫn mang lại nhiều giá trị. Bạn có cơ hội chuẩn hóa lại các hiểu biết của mình, đối chiếu và so sánh với những đồng nghiệp ở nơi khác, và học từ họ những kinh nghiệm quý báu. Qua các khóa học này, bạn cũng có thể thiết lập các mối quan hệ bằng hữu lâu dài và có giá trị.

4. Thực hành Scrum và chia sẻ với Scrum Buddies trong phạm vi địa phương hoặc toàn cầu

Nhiều người cho rằng, học thông qua cộng đồng là cách học tốt nhất, thực tế nhất; đặc biệt là cho người đang đi làm.

Nếu bạn đã học ít nhất một khóa học chính thức của ScrumAlliance.org thì bạn sẽ là thành viên của Hiệp hội này của cộng đồng, có tài khoản trên trang web và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp toàn cầu.

Tại Việt Nam, có hai nhóm tích cực với nhiều hoạt động (hằng tháng, thường niên) ở Tp. HCM (www.agilevietnam.org), và Hà Nội (www.hanoiscrum.net). Thông qua các nhóm thảo luận trên Facebook (/hanoiscrum; /agilevietnam), LinkedIn, và các sự kiện offline hằng tháng, bạn có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi cùng nhiều người trong ngành phần mềm (CEO, PM, Developer, Tester, Scrum Master, Sinh Viên v.v.). Tại HCM bạn sẽ có cơ hội diện kiến Ken Schwaber qua Skype. Ông đã thực hiện một số buổi nói chuyện đầu tiên trong các sự kiện hằng tháng của Agile forum Vietnam, và sẽ tiếp tục có các hoạt động cộng tác tiếp theo. AgileVietnam và HanoiScrum sẽ tiếp tục tổ chức Agile Tour và các sự kiện “lớn” khác để cộng đồng có thể học hỏi và chia sẻ với nhau.

Bạn nên tới các sự kiện hằng tháng của các nhóm này để học tập, chia sẻ và xây dựng cộng đồng. Thông qua đó phát triển năng lực Scrum và agile của mình. Nếu bạn ở Đà Nẵng, Cần Thơ v.v. – những nơi chưa có nhóm sinh hoạt thì có thể tự mình thành lập một nhóm như vậy. Nếu bạn băn khoăn về cách tổ chức, tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm với bạn.

5. Chọn cho mình một role ưa thích và sống cùng: Scrum Master, Product Owner, Scrum Developer, Scrum Professional hoặc Scrum Trainer.

Mỗi công việc đều đòi hỏi thời gian để thành thục, vì thế bạn cần đầu tư cho công việc bạn chọn lựa. Có thể sẽ mất thời gian vài năm để thuần thục role đó.

Với mỗi người, Scrum là một thứ gì đó riêng biệt:  framework, công cụ hay là một lối làm việc – lối sống. Bạn hãy tự tìm hiểu và cảm nhận nhé.

02/01/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading