DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Agile Mindset, Lean Startup

Ba mẹo tăng hiệu quả quản lí công việc với Kanban

Năng suất lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người, nhưng hầu như là vấn đề mà mọi người đều lúng túng vì  luôn thiếu những cách tiếp cận dễ hiểu dễ làm. Thật may là có vài phương pháp rất tốt để bắt đầu. Từ đôi ba năm trở lại đây, tôi luôn bắt đầu một chương trình đào tạo nhân viên với nội dung về Personal Kanban và quản lí công việc hiệu quả. Đó là tiền đề quan trọng hàng đầu để bất kì ai, dù là sếp hay nhân viên, dù là lập trình viên hay bà nội trợ, có thể làm chủ được công việc của mình và gia tăng năng suất liên tục.

Continue reading

27/02/2017by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

AgileBreakfast – Điểm hẹn mỗi sáng của người ham học hỏi và đổi mới không ngừng

AgileBreakfast sẽ là người bạn thân thiết của mỗi người học, thực hành, quản lí theo triết lí Agile. Bài viết phong phú, đa dạng, hữu ích, chất lượng về các góc cạnh của Agile, Scrum, Kanban, Lean, Lean Startup… Từ triết lí tới công cụ và thủ thuật.

Tất tần tật, tại đây:

agile-breakfast-ngang-black

03/12/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Dán kanban lên desktop

Trong bài một tôi đã trình bày cách thức dùng giấy dán để quản lí công việc cá nhân. Ở bài hai, tôi đã lấy ví dụ về một công cụ quản lí trực tuyến hỗ trợ làm việc di động. Ở bài này tôi xin trình bày một ý tưởng đơn giản khác mà một số người thấy có vẻ “tiện hơn” để làm personal kanban. Các bước thực hiện khá đơn giản:

  1. Bạn cần một chương trình giả lập giấy dán trên máy tính (trên Windows, Ubuntu hay MacOS đều có cả). 
  2. Dọn sạch desktop.
  3. Tạo ba (hay nhiều) cột như các cách làm ở bài trước

Một kanban trên desktop có thể sẽ trông như thế này:

Kanban trên Desktop

Kanban trên Desktop

Ở đây tôi dùng phần mềm Stickies trên Windows để làm ví dụ.

Nếu bạn là coder, có thể bạn sẽ thích một cái desktop kiểu như vậy. Vì nó sạch sẽ, muốn ẩn đi rất dễ dàng. Hơn thế, nếu bạn dán trên desktop, tức là bạn không thể mang cái kanban theo (trừ khi công ty cho phép bạn remote control). Điều này giúp cho coder có thể “ngắt kết nối” với chuyện công việc sau khi rời khỏi nơi làm việc; tạm quên đi để nạp lại năng lượng cho ngày code tiếp theo.

Với kanban kiểu này, bạn vừa có được sự đơn giản, dễ dàng và trông analog như giấy dán;  lại tiết kiệm và dễ làm, cho những người không thích giấy tờ, ghi ghi , chép chép.

Tới đây tôi xin dừng vệt bài về personal kanban theo hướng công cụ. Có thể tôi sẽ quay trở lại với các khía cạnh khác của chủ đề thú vị này.

Lời cuối, xin được nhắc lại cái ý quan trọng này trong Tuyên ngôn Agile:
“Cá nhân và tương tác hơn là quy trình và công cụ”. Personal kanban là công cụ, kể cả có lí thuyết Lean hỗ trợ thì độ nó cũng không quyết định được hiệu quả công việc hằng ngày của bạn. Nếu biết dùng một cách hữu hiệu, nó sẽ giúp ích; nếu không, nó chỉ làm phiền ta thêm thôi. Có người bảo càng ít công cụ càng dễ tự do. Cũng có ý đúng đấy 🙂

25/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Digital Personal Kanban

Bài trước tôi đã giới thiệu với các bạn cách tạo lập một personal kanban với đồ rất analog. Bài này tập trung giới thiệu các công cụ kanban trên các thiết bị số: PC, laptop, iPad, smartphone.

Có rất nhiều công cụ giúp bạn tạo được personal kanban, tôi sẽ liệt kê ra một số ở phần 3 của bài này. Để cho dễ dàng, tôi chọn công cụ Trello để tiện giới thiêu cách làm. Trello là một hệ thống mạnh mẽ, dễ sử dụng. Và đặc biệt là nó hỗ trợ nhiều nền tảng. Bạn có thể tạo một kanban trên Trello và bảo trì nó từ PC, laptop hoặc sử dụng iPad hay một smartphone chạy Android. Rất tiện cho những người làm việc phải di chuyển nhiều. Trello dùng rất tốt cho nhóm (nhỏ lớn đều OK) nhưng điều đó không ngăn cản ta có thể dùng cho mục đích cá nhân 😉

Ý đồ là tạo lập một bảng công việc lưu trữ “trên mây”, có thể truy xuất ở mọi nơi, mọi lúc. Như hình dưới đây:

0

Bài này có ba bần: giới thiệu cách tạo kanban trên Trello bằng hình, sử dụng trên thiết bị di động; và phần cuối liệt kê các công cụ tạo kanban số.

Một: tạo kanban trên Trello

Theo dõi slideshow dưới đây:

Dễ như bỡn nhỉ 😉

Hai: dùng trên thiết bị di động

Lên chợ (Apple Apps Store, hoặc Google Play Store) tải về ứng dụng Trello. Cài vào máy, đăng nhập như trên. Và dùng như trên web.

Trên iPad bạn sẽ có giao diện giống như trên web. Nếu bạn dùng iPhone hoặc smartphone chạy Android thì mỗi màn hình của Trello chỉ chứa một cột. Lướt sang bên cạnh để xem cột tiếp theo. Các thao tác kéo thả và chỉnh sửa thì không có gì khác biệt.

Screenshot_2013-03-22-17-11-27 Screenshot_2013-03-22-17-11-41 Screenshot_2013-03-22-17-11-53

Ảnh chụp màn hình Galaxy Tab 7 Plus

Ba: Các lựa chọn khác

Tôi chỉ lấy Trello làm ví dụ, bạn có thể lựa chọn rất nhiều tool để làm việc này. Quy tắc rất đơn giản: hỏi Mr. Google.

Xin kể ra đây vài cái mà mọi người hay nhắc tên: KanbanFlow, Pomodoro Daisuki, LeanKit, Kanbanery, JIRA, KanbanTool, PearlTrees, pharmaciepourhomme.fr…

Trên “chợ” ứng dụng cho smartphone cũng có rất nhiều. Dùng search engine và tìm kiếm với từ khóa kanban hoặc personal kanban sẽ có đủ “đồ chơi” cho bạn thử.

Bạn thử đi rồi xem cái nào vừa ý, vừa túi tiền thì dùng nhé. Tôi xin miễn bình luận về cái nào là tốt nhất.

Hãy để công nghệ nối dài cánh tay cho bạn, đừng bắt mình phải vác thêm một cánh tay nữa nhé 😉

23/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Limit WIP, Personal Kanban và vứt bỏ nỗi khổ mang tên multi-tasking

Trở về từ buổi gặp mặt ScrumCoffee #1, đọc lại bài viết “Hãy tinh gọn trong công việc và cuộc sống” của chủ thớt FU Agile ở Hòa Lạc, Mr. Nguyễn Ngọc Anh, tôi chợt nhớ là phải viết cái gì đó đơn giản để ai đó cũng có thể làm được, giúp phần giảm đi những xì trét vì không thể kham nổi nhiều việc cùng một lúc.

Và đây sẽ là vệt bài về cách tạo ra các bảng công việc cá nhân (Personal Kanban – đây là phương pháp đơn giản lần đầu được để xuất bởi Jim Benson) sử dụng nguyên lí của Lean (tinh gọn) để quản lí công việc cá nhân. Đã có rất nhiều người làm thành công, và tôi mong muốn thật nhiều người thành công hơn nữa.

Ý tưởng rất đơn giản: Giới hạn khối lượng công việc (Limit Work-In-Progress) về khả năng của cá nhân (capacity), trực quan hóa đầu việc, và quản lí công việc theo luồng.

Bài 1 sẽ hướng dẫn bạn dùng mấy tờ giấy dán để làm một Kanban tại phòng làm việc, tại nhà hoặc trong một cuốn sổ ghi chép. Rất analog.

Bài 2 sẽ hướng dẫn bạn dùng một số công cụ số hóa để làm việc, dành cho những người bận rộn và hay làm việc di động

Bài 3 sẽ là một ý tưởng hơi “khùng khùng” một chút dành riêng các bạn lập trình viên

*****

Phần 1: Tạo Personal Kanban với giấy dán

Mời bạn xem hai cái Personal Kanban của hai người sau đây:

khoa-kanban

Kanban của một Giám đốc Đào tạo

Personal Kanban của một Lập Trình Viên - Sinh viên

Personal Kanban của một Lập Trình Viên – Sinh viên

Rất dễ làm phải không?

Tạo ra ba cột: Cần làm (ToDo), Đang làm(Doing) và Xong (Done).

Khi có việc cần làm (việc tự nghĩ ra, việc được giao…), ta viết vào tờ giấy dán và đặt vào ToDo trước, phân tích kĩ lưỡng nên làm ngay hay để làm sau. Việc này có bản chất là “lập kế hoạch”, sẽ giúp ta có được trình tự và cách làm công việc có bài bản hơn. Nhiều người bắt tay vào làm ngay việc được giao mà không suy nghĩ, tính toán. Đó không phải là chiến lược tốt. Nếu ta có thể xếp độ ưu tiên theo giá trị (cái nào có giá trị thì làm trước), thì ta có thể mất ít công sức hơn mà làm được nhiều giá trị hơn (sử dụng quy tắc Pareto, 80-20).

Khi quyết định làm việc gì, ta sẽ chuyển công việc sang cột Doing. Có thể ghi ngày giờ bắt đầu làm lên giấy.  Giới hạn số lượng thẻ ở cột này (ví dụ 3). Đừng để nhiều, vì nó sẽ khiển bạn phải nhảy từ công việc nọ sang công việc kia (task-switching), là nguồn cơn của thiếu hiệu quả và xì-trét. Con số 3 hay năm tùy thuộc giới hạn khả năng của từng người, chỉ bạn mới biết được. Khi bạn đặt con số 5 và thấy bắt đầu rối tung lên thì chắc là phải giới hạn con số đó xuống 4. Thực hiện trong một tuần rồi đánh giá lại con số đó. Qua một hai tuần ta sẽ có con số hợp lí. Nhưng khi khởi đầu, tôi gợi ý là nên để con số 3.

Khi làm xong việc gì thì đặt nó sang cột Done, có thể ghi ngày giờ kết thúc lên giấy để đánh giá về sau.

Việc đặt một công việc sang cột Done chứ không vứt đi sẽ giúp bạn nhìn thấy được tiến độ công việc, tạo giá trị thúc đẩy bản thân. Đó là giá trị của trực quan hóa (visualization).

Về tờ giấy dán, bạn có thể chọn nhiều màu, dùng nó tùy theo chủ ý. Ví dụ: các việc học tập để giấy xanh, các việc giấy tờ để giấy vàng, các việc liên quan đến khách hàng dùng giấy đỏ v.v. Tùy bạn. Nhưng hãy dùng có chủ ý. Việc này sẽ giúp cho bảng trực quan hơn, có sức sống hơn.

Bạn làm ngay được chứ?

Xin chào đón các góp ý và thảo luận của các bạn. Nếu thành công và có ích, nhắn lại cho tôi nhé 😉

Tiếp theo: Digital personal kanban,  Dán Kanban lên desktop

22/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Đẩy, kéo và luồng một sản phẩm

Trong phương thức sản xuất hàng loạt, nhà sản xuất dựa trên khảo sát thị trường rồi dự đoán sản lượng rồi tiến hành sản xuất, rồi đẩy ra thị trường tiêu thụ.

Trước khi lượng hàng này tiêu thụ hết, chúng nằm ở chỗ nào đấy, thường là trên đường đi hoặc trong kho lưu trữ. Vì thế tồn kho lớn.

Trong kinh doanh, tồn kho là nỗi kinh hãi của nhà sản xuất khi thị trường đi xuống hoặc biến động. Nếu như khách không mua nữa, toàn bộ hàng hóa thành ra “của nợ”. Tồn kho khi đó là dấu hiệu rõ ràng của lỗ to, và thậm chí .. phá sản.

Thế thì làm sao để tránh tồn kho lớn? Có ít nhất hai cách:

1. Làm tốt khâu dự báo, để có số lượng sản xuất khớp với lượng tiêu thụ. Đồng thời phải có hệ thống tiêu thụ tốt để làm ra hao biêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.

2. Đừng sản xuất hàng loạt nữa, để giảm thiểu tồn kho ngay từ đầu

Cách thứ nhất thì đòi hỏi phải có hệ thống dự báo tốt (dữ liệu, chuyên gia). Nhưng điều này thường là bất khả khi hệ thống (thị trường) phức tạp (complex). Khi đó, mọi dự đoán dài hạn thường trật lất. Đặc biệt trong hoàn cảnh thị trường luôn biến động (như thời kì chúng ta đang sống đây chẳng hạn).

Cách thứ hai loại bỏ tư duy hướng-nhà-sản-xuất (manufacture-centric) để cho khách hàng quyết định lượng hàng cần sản xuất (customer-centric). Có bao nhiêu đơn đợt đặt hàng thì sản xuất bấy nhiêu, sẽ không tồn kho.

Vận hành theo kiểu thứ nhất, ta có một hệ thống đẩy (Push System); theo kiểu thứ hai, ta có một hệ thống kéo (Pull system).

***

Thử xem một ví dụ về hệ thống kéo trong một nhóm phát triển phần mềm sử dụng Scrum và một bảng công việc kiểu Kanban.

Như bạn đã biết, các yêu cầu phần mềm được đặt trong một danh sách ưu tiên: Product Backlog, người được ưu tiên là Product Owner, tức là người thuộc “phe khách hàng”


scrum

Scrum Framework, ảnh: Bas Vodde et al.

Nhóm Scrum sẽ căn cứ năng lực hiện tại của mình (capacity) để lựa chọn số lượng yêu cầu  cho phù hợp để đưa vào sản xuất trong một Sprint để có chức năng chạy tốt ở cuối Sprint đó. Tại thời điểm Sơ kết Sprint (Sprint Review), chức năng đó có thể dùng ngay được (potentially shippable increment). Vậy là không hề có chức năng nào là “tồn kho”. Khách hàng (PO) trực tiếp đặt hàng, với số lượng vừa phải để nhóm Scrum sản xuất.

Trong cách làm truyền thống, toàn bộ các yêu cầu sẽ được “giao” cho nhóm sản xuất, làm xong tất cả các chức năng rồi mới đóng gọi lại (trong toàn bộ thời gian phát triển của dự án), tức là khách hàng (thực ra là cấp quản lí) ĐẨY yêu cầu cho đội sản xuất, còn ở đây, đội sản xuất KÉO các “đơn đặt hàng” từ khách hàng.

keo

Việc KÉO cũng được áp dụng trong công việc nội bộ của đội sản xuất (Development Team). Sau buổi Họp kế hoạch Sprint, các công việc được đặt trong Sprint Backlog. Căn cứ vào yêu cầu công việc và năng lực cá nhân, các developer (có thể có chuyên môn khác nhau: coder, designer, tester …) sẽ KÉO công việc từ SprintBacklog để hoàn thành nhiệm vụ chứ không đợi cấp quản  lý ĐẨY việc cho mình. Nói thêm, vì yêu cầu công việc, các nhân sẽ phải thực hiện việc kéo rất thông mình trong tinh thần cộng tác. Ví dụ như, cả nhóm sẽ phải tạo ra LUỒNG MỘT SẢN PHẨM để cùng nhau kéo các công việc sao cho giải quyết dứt điểm từng yêu cầu (tức là đánh dấu DONE cho nó) trước khi kéo các công việc khác để làm. Để có thể triển khai được luồng một sản phẩm, đội sản xuất phải liên chức năng. Đội liên chức năng có đầy đủ kĩ năng cần thiết để không phải chờ ai (bên ngoài nhóm ) làm xong việc mới đưa ra được chức năng chạy tốt.

Thực tế đã cho thấy, một hệ thống kéo –  một trong những kĩ thuật chủ chốt trong sự thành công của các phương pháp tinh gọn và Agile (như Lean Software Development, Lean Manufacturing, Kanban, Scrum, v.v.), giúp cho các nhóm làm việc đạt hiệu quả cao hơn nhờ tinh giảm được lãng phí, giới hạn luồng công việc (WIP) để đạt được chất lượng cao hơn cho sản phẩm, thích ứng tốt hơn với sự biến động khó lường của môi trường.

22/01/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading