Đọc một cuốn sách của Piaget cực chán. Rất ít người có thể đọc hết một cuốn, chứ đừng nói đọc cả “bộ”. Người ta tìm đọc các bản tóm tắt hoặc wiki thì nhanh hơn. Luôn dùng đồ ăn sẵn, đồ mì-ăn-liền, đồ thứ cấp; làm sao để hiểu kĩ người ta, chứ đừng nói có tư duy phê phán.

Đọc còn không muốn bỏ công, thì làm gì có ai bỏ công đem chuyển ngữ, làm giàu cho cái nền tri thức tiếng mẹ đẻ. Dẫn đến thế hệ sau chỉ có thể tiếp cận những thứ “nhập môn”, “đề dẫn”, chứ tuyệt nhiên không có gì để mà “chuyên khảo”. Sinh ra hàng loạt những thế hệ trình độ không vượt quá “nhập môn” và nói leo.

Làm việc gì cũng muốn mì ăn liền, lười nhác như thế, nên lí thuyết bỏ bê; mọi cái gọi là “ứng dụng” có chăng cũng chỉ là bắt chước, hoặc a dua cho hợp mốt. Sinh ra hàng tá những người thực hành hời hợt, sản phẩm khó lòng mà chau chuốt có tính cạnh tranh.

Nhà thơ Hoàng Hưng gọi đó là cái bệnh “sợ lí thuyết” của người Việt. Một bệnh rất nguy hiểm đối với những người làm giáo dục tử tế.

Mì ăn liền rất phổ biến ở xứ ta. Ảnh: VNN

Mì ăn liền rất phổ biến ở xứ ta.
Ảnh: VNN