Đọc trên trang mạng của GS Nguyễn Văn Tuấn, có chộp được nhận xét thế này (từ các GS ngoại quốc khác): sinh viên Việt Nam thì thông minh chăm chỉ, còn các thầy thì làm biếng quá. Nhìn ngó xung quan thấy cũng đung đúng, buồn buồn.
Nhiều người quan niệm việc dạy đơn giản chỉ là việc đọc thuộc giáo trình, lên lớp nhai đi nhai lại. Thực tế công việc của một nhà giáo đủ nhiều để không thể có thì giờ cho sự lười nhác nếu muốn làm tốt thực sự, ví như vài việc chính sau đây:
-
Giảng dạy trên lớp
-
Nghiên cứu (khoa học, công nghệ) tùy mức độ (GV phổ thông cũng phải nghiên cứu, sau phổ thông càng phải nghiên cứu, giảng dạy đại học thì nghiên cứu là sống còn, có khi quan trọng hơn cả việc đứng lớp), học tập. Bản thân việc này có thể đã bao gồm nhiều thì giờ và công sức trong phòng lab, thực đia, thư viện v.v.
-
Chấm bài và phê bài
-
Theo dõi tình hình học tập – nghiên cứu của từng SV và tư vấn cho thích hợp
-
Đảm bảo cung cấp thông tin liên quan tới các bên (cấp trên, giáo vụ, người bảo trợ, báo chí v.v.)
-
Đảm bảo các chỉ số kĩ thuật liên quan đến công việc giảng dạy được mô tả trong hệ thổng chất lượng (nếu có, thường ở các trường có tiêu chuẩn ISO hoặc tương tự thế).
Ngần ấy đầu việc, nếu làm nghiêm túc thì có thể thấy việc giảng dạy cũng bận rộn và phong phú lắm chứ chả buồn tẻ và đơn giản như nhiều người nghĩ. Nếu chỉ cắp cặp lên giảng đường, giở sách(của mình) ra đọc cho SV nghe-chép, thì đúng là làm biếng quá!
Mà cả dạo trước lẫn dạo này cứ gặp cựu SV là hỏi: thế thầy có làm thêm gì không? Kì thật 🙂