Ở bài “Chu trình học tập Kolb” tôi đã giới thiệu qua lí thuyết của Kolb về cách thức một người lớn học qua trải nghiệm như thế nào. Bài này tôi muốn liên hệ nó với cách một Nhóm Scrum phát triển phần mềm ra sao để thấy được nguyên do tại sao Scrum lại có thể giúp cho một nhóm nhanh chóng trưởng thành và gặt hái được thành công. Bài này được viết như là sự tiếp nối ý tưởng của bài “Học Scrum dễ hay khó?” về việc một nhóm Scrum  cần có kĩ năng suy tưởng (reflection) tốt thì sớm trưởng thành.

Trước hết, thử đặt hai quy trình Kolb và Scrum lên “bàn cân”:

image

Ta thấy có một sự tương đồng gần như trùng khít giữa các giai đoạn trong Chu trình học tập Kolb với lại các event trong Scrum như bảng dưới đây:

image

Theo Nonaka, bản chất của quá trình phát triển phần mềm là quá trình phát sinh tri thức mới, một quá trình sáng tạo. Quá trình đó đòi hỏi sự học tập liên tục ở mức độ cao thì mới có kết quả tốt. Ở đây,  quá trình “học được Scrum – tinh thông Scrum” cũng là một quá trình như thế. Thông qua việc so sánh với Kolb, ta có thể thấy được quy trình Scrum được thiết kế phù hợp với quy luật tâm lý, phù hợp với mô hình phát triển tri thức thực nghiệm.

Kết luận rút ra là (đã nhấn mạnh ở bài trước): một nhóm Scrum trưởng thành thường là nhóm có khả năng học tập tốt. Mỗi Scrum Event đều giúp nhóm trưởng thành hơn, và nó nằm trong một chỉnh thế, không được bỏ đi hay hạ thấp tầm quan trọng của một event nào, khi đó cái đích về “nhóm Scrum trưởng thành” khó đạt được, hoặc đạt được rất chậm.

Written by Tấn Dương