Gần đây rất nhiều báo nước ngoài bình luận về kết quả công bố trong một báo cáo rất công phu hơn 200 trang của OECD có tên “Học sinh, máy tính và sự học: Tạo lập kết nối” công bố cuối tháng 9 vừa qua. Rằng thì là hóa ra trong lớp học máy tính chẳng được cái việc gì.

Thực ra điều này không có gì là quá lạ lẫm với các nhà sư phạm.

Báo cáo nhận định “Việc dùng máy tính có giới hạn trong trường học có thể dẫn đến kết quả tốt hơn so với không dùng chút nào, nhưng việc sử dụng quá nhiều (vượt mức trung bình của các nước OECD) lại có biểu hiện thành tích học tập giảm sút nghiêm trọng”.

Báo cáo cũng nhận định: “Kết quả học tập chỉ tốt hơn trong một số bối cảnh cụ thể, trong đó phần mềm và việc kết nối Internet giúp gia tăng thời gian học tập và thực hành”. Tức là công nghệ chỉ phát huy khi dùng đúng cách.  

Báo cáo này có thể vùi dập những mộng tưởng nhiệt thành của cộng đồng vốn là “fan cuồng” của công nghệ với niềm tin tuyệt đối vào những tiềm năng đổi thay giáo dục nhờ công nghệ. Nhưng mặt khác, nó cũng đã hé lộ những lối đi khả dĩ cho một đường lối tiếp cận đúng đắn cho vấn đề tận dụng công nghệ trong việc đổi mới và cải thiện chất lượng giáo dục.

Báo cáo này buộc chúng ta phải tư duy lại về việc tích hợp công nghệ vào giáo dục.

Đọc báo cáo ở đây: OECD (2015), Students, Computers and Learning: Making the Connection, PISA, OECD Publishing.


Bài liên quan: Hiện đại hóa giáo dục là hiện đại hóa cái gì?