1.

Không hiểu sao vừa từ seminar của a. Giáp Văn Dương ra, đầu bình thường trở nên đau như búa bổ. Hiểu chết liền.

2.

Trên đường về Yết Kiêu, mình quên ngay cái tội to đùng của mình khiến cho Sếp bị bọn ngoại bang nó mắng mỏ mà ấm ức gọi điện lại mắng mình té tát. Trong đầu cứ văng vẳng một ý tưởng “lại một người hùng chân đất nữa…”. Hiểu vì sao nghĩ thế … chết liền.

3.

Cụ già: “seminar thế nào? một từ thôi”.

Nghĩ hồi lâu, đáp bừa:”giản dị”.

Cụ già: “Dương giỏi quá”

Con kún nào đó nói leo: “giản dị như một thiên tài”.

Cụ hỏi tiếp: “cậu đánh giá thế nào về cái trường ấy”

Nghĩ hồi lâu và cũng lại đáp bừa: “một năm nữa không chết thì cũng biến dạng”.

Mình chỉ hy vọng là lời nói “thối mồm” ấy không đúng, không thành ra sự thật. Cầu mong cho anh Dương an lành và đạt được mục đích của mình. Phần mình, vì chẳng hiểu lắm mục tiêu thực sự của anh nên cũng chả biết đánh giá thế nào, phán là phán vậy thôi dựa trên trực giác là chủ yếu. Một phần lí tính sẽ được chép ra ở bên dưới.

4.

Từ 2004 mình đã quan tâm tới elearning, đồ án của mình có nhúng hương vị eleaning, blog cũ từ 2005 đã list cả đống website elearning miễn phí khắp thế giới để người đọc dùng, 2006 thì thực sự hưởng lợi từ elearning qua đài ABC của Úc, 2007 tiếp xúc với blendedlearning của Ấn, cùng năm ấy học kiểu blended learning ở trường của Úc, cuối năm ấy xảy ra tranh cãi dai dẳng về phương pháp dạy kiểu mới của ACCP ( blended learning) trong nội bộ các giảng viên Aptech, 2009 mình về HN quyết định chỉnh lại cái Moodle và hệ thống hóa lại cách dùng, bên cạnh đó tiếp tục tìm ra cái “lí thành công” của blended learning mà phía bạn Ấn độ quảng cáo (tới giờ vẫn chưa thấy); gần đây mắt mình dán vào Internet để những sự kiện như Khan Academy, Codecademy, Coursera, edX, Code.org … ngay từ ngày đầu còn được bàn tán.

2012 là năm dân tình điên cuồng về MOOC, cuối năm mình cũng suy tính về một cái Khan của Việt Nam; 2013 mở ra tài khoản coach trên Khan Academy để giúp cô em họ giải ngố môn Toán, được vài bữa mình đi khen tứ tung, nhưng là khen Khan tài thiệt chứ không khen MOOC hay.

5.
Về cái Khan Academy, có người ca ngợi “khan là một nghệ sĩ”, dân startup gọi anh là “thiên tài khởi nghiệp”, người làm giáo dục thì cứ gán (phịa?) hết cái lí này đến lí khác rằng nó có thể thay đổi thế giới thay đổi cái nền giáo giục nọ kia… Người ta hình như quên mất, lúc đầu Khan không muốn thay đổi thế giới, mà để “thay đổi cô em” mình thôi. Chuyện rất cá nhân và cụ thể thế thôi.

Einstein nói mọi sáng tạo đều hết sức cá nhân.

Châu nói “học giỏi đôi khi chỉ vì một lí do hết sức tầm thường thế này thôi: muốn impress ai đó; lúc nhỏ tôi muốn impress ông C, lúc làm TS thì muốn impress ông L”.

Việc lớn không nhất thiết phải bắt đầu từ cái lí do to tát.

Nhìn vào cái cách đặt vấn đề MOOC thay đổi thế giới, cách mạng trong giáo dục, một doanh nhân lão luyện cho biết “chú cứ làm cho vấn đề nó nghiêm trọng lên, anh thấy vấn đề đơn giản cực kì: ngày trước người ta làm thương mại, rồi có ebay người ta bắt đầu đua nhau thương mại điện tử; cái điện tử chỉ là phương tiện, là một kênh thôi, dạo 97-98 dân mình ào ào làm website mà quên mất là “hàng gì”, không có hàng thì thương mại cái gì? Múc miếc chỉ là cái kênh thôi”. Hình như đây là ý kiến phản biện đáng chú ý nhất về sự kiện MOOC “đã xuất hiện ở Việt Nam”.

6.
MOOC có thể nhìn nhận như là công nghệ thời Internet 2.0 dành cho việc dạy và học. Tức là công cụ  phục vụ giáo dục phù hợp với biến chuyển của công nghệ đương thời.

Rõ ràng hơn, nó chỉ như cái platform mới cho việc học, một cái trường ảo được mở ra ở trên mạng.

Để đạt mục đích giáo dục của nó, vẫn phải xem hai thứ quan trọng nhất: nó dạy cái gì và bằng cách nào (hay nói cách khác: học sinh được học cái gì và học như thế nào).

Tôi mới chỉ thấy có hai anh Múc thực sự có đầu tư vào phần “chi tiết” này: Khan và Codecademy. Học trên Khan, sự tương tác là tức thì và liên tục, tương tác đa chiều thực sự. Các thiết kế bài giảng thì phù hợp với việc học dựa trên cái máy tính: thông điệp đơn giản, bài giảng ngắn súc tích, có xen kẽ bài tập và kiểm tra tiến độ, có một hệ thống khái niệm được móc nối với nhau chặt chẽ, người học biết mình ở đâu trong cây tri thức để dễ dàng tự định hướng. Anh Codecademy thì chỉ dạy có lập trình, chọn các ngôn ngữ có tính tương tác và đều là scripting để dạy (đố dạy được C trên đó đấy!); tức là sự lựa chọn phần nội dung học tập rất có định hướng và tương thích với phương thức học tập qua máy tính.

Hơn thế hình như Khan cũng rất quan tâm đến việc sử dụng các nội dung trong khuôn khổ các lớp học truyền thống (lại thành blended learning) và cung cấp cho nhà giáo một loạt các công cụ nâng cao để giúp việc học của học sinh đạt kết quả tốt hơn, cá nhân hóa cao hơn.

Những anh Coursera và edX mới chỉ dừng lại như là  những nền tảng (platform) MOOC, và việc học trên đó mang tính blended learnning với video chiếm chủ đạo, và feedback thì không tức thì. Bài giảng trên đó không thống nhất phương pháp luận, không có “chuẩn” nào hết, cách học cũng đa dạng theo đó. Có thể hiểu đơn giản, nó giống như cái chợ quê ở VN: ai có gì mang ra đó bán. Việc gia nhập liên minh Coursera, edX hay Udacity hình như là chạy theo mốt, thấy anh Havard tham gia thì anh đây cũng tham gia chơi, còn tham gia thế nào thì cứ thò thụt vì chẳng biết nên làm thế nào. Vậy nên có chuyện đầu năm một trường ở Mẽo chấp nhận credit từ một khóa trên Udacity thì đến giữa năm quyết định “anh bỏ chuyến tàu”, tạm biệt Múc với miếc không hẹn ngày gặp lại. Còn rất nhiều việc phải làm với các anh Múc dạng này.

7.

Em Hiền hỏi: tham dự seminar xong, em vẫn không biết làm thế nào để làm ra bài giảng Múc cuốn hút anh ạ?

Trả lời: phần đó không liên quan đến Múc em ạ. Cái đó là “instructional design”.

Hiền lẩm bẩm: “con xờ trắc xần đì dai” như thể chuẩn bị ghi nhớ

Nhắc lại: không, in xờ trắc xần nần đì dai em ạ.

8.

Trong phần GS Châu kết luận seminar có đặt ra: nhưng chúng ta vẫn chưa rõ MOOC là gì?

Vâng một số người cứ làm MOOC, nhưng không để ý đến chuyện đó. Khi nói chuyện về múc miếc cũng không phân biệt múc và không-múc thì khác nhau thế nào? và anh Múc (có thể giống như ecomerce) sẽ đặt một cái chân nào của mình lên nền giáo dục Việt Nam? nó sẽ chơi trò gì? và liệu MOOC hay MOOCer có phải là game-changer trong trò chơi giáo dục không?

9.

Thực lòng trân trọng lòng nhiệt thành của anh Dương đối với đất nước.

Từ bây giờ, lịch sử giáo dục Việt Nam ghi thêm hai cái tên nữa: Giáp Văn Dương và GiapSchool. Welcome on board!

Written by Tấn Dương