Nghe vợ kể mới biết là từ lâu rồi Hà Nội cứ lũ lượt sang Tel Aviv học lỏm, hết công nghệ thông tin lại đến công nghệ … nông nghiệp.

Dạo rồi đọc “Quốc gia khởi nghiệp” mới hay là ở đất nước của người Do Thái, muốn làm nông nghiệp phải học cao lắm, thậm chí phải học lên cả … tiến sĩ. Là do đất đai cằn cỗi, tài nguyên chả có gì, nếu không học thì không biết làm thế nào để biến cát .. thành cơm!

Ở họ nông dân là tiến sĩ.

Ở ta thì ngược lại: tiến sĩ vẫn [là] nông dân.

Cứ tưởng đùa hóa ra lại có lí thật. Nhà-thơ-hình-như-đã-ít-làm-thơ-hay-buông-lời-chém-gió tên Khoa họ Trần từng buông lời nhận xét: ở nước ta thống kê cho thấy nông dân chiếm 70% dân số, nhưng tôi nghĩ phải 90% là nông dân. Nhà khoa học nông dân, nhà chính trị nông dân, thi sĩ nông dân … tất tần tật nông dân hết. Là vì không đơn giản cái chuyện gốc gác nông dân của họ, mà còn trong cách họ làm việc, chả khác gì nông dân cả.

Đúng đến đâu khó lòng biết được. Nhưng bác Khoa này thâm thật.

Mình làm “dám dog” được ít năm, liệu có như một “nông rân” không nhỉ?

“Theo tôi, hiện nay nước ta có đến 90% nông dân (Con số công bố chính thức của chúng ta là 70%). Nhưng tôi nhìn đâu cũng thấy nông dân cả. Nông dân cày cuốc, nông dân kinh doanh, nông dân làm quản lý, thậm chí có nông dân ở những cấp cao và rất cao. Nhiều anh vô cùng trang trọng, nhưng nhìn cung cách ứng xử của họ thì lại thấy hiện nguyên hình một gã nông dân luộm thuộm và quê mùa.”
Ảnh: VOV.