Đó là tiêu đề cuốn sách hay của hai chuyên gia về tư duy thiết kế Bill Burnet và Dave Evans. Cuốn sách này rất gần với hai chủ đề tôi quan tâm là phát triển bản thân và tư duy thiết kế. Sách Được việc tôi viết triết lí gần với cuốn sách.
Đọc xong tôi rút ra mấy ý đồng tình có thể thuộc lòng được:
Hạnh phúc sẽ đến khi ta thiết kế được một cuộc đời phù hợp với chính mình; không phải cứ có thành công mới có hạnh phúc.
Không bao giờ là muộn để bắt đầu thiết kế một cuộc sống mới.
Tìm kiếm vấn đề + GIải quyết vấn đề = Cuộc sống được thiết kế tốt.
Bạn không thể biết mình đi đâu nếu không biết mình đang ở đâu.
Bạn không phải lúc nào cũng biết mình sẽ đi đâu, nhưng có thể biết được mình có đúng hướng không.
Làm việc thấy sướng chính là một tiêu chí của đúng việc.
Nhưng tìm được đúng việc không hề dễ, và có thể bạn sẽ phí phần lớn thời gian khi cố tìm nó cho bằng được.
Chỉ cần một ý tưởng “ăn tiền” là tôi sẽ thăng hoa. Nhưng để có một ý tưởng “ăn tiền” thì thường là tôi cần 101 ý tưởng không “ăn tiền” khác.
Tôi không bao giờ tắc tị, nếu như tôi có thể tạo ra thật nhiều ý tưởng. Hãy dùng kĩ năng tưởng tượng và khởi tạo ý tưởng của tư duy thiết kế để thoát khỏi tình trạng tắc tị.
Công việc đáng mơ ước của tôi ở ngay đây, do chính tôi tích cực tìm kiếm và đồng kiến tạo không ngừng.
Người ta bảo phải chọn cho đúng thì mới hạnh phúc. Nhưng xem ra không có lựa chọn đúng đâu, chỉ có lựa chọn tốt hay không tốt thôi.
Người ta đánh giá cuộc đời một người bằng thành quả, nhưng kì thực toàn bộ cuộc đời mới đáng giá, chứ không phải là mấy cái thành quả.
Cuộc sống không phải là một trò chơi hữu hạn với kẻ thắng người thua, người cao người thấp. Nó là một trò chơi bất tận, và không bao giờ kém thú vị.
Ta không một mình chế ra cuộc đời mình, mà ta tạo ra nó cùng với những người khác sau khi được cha mẹ và nền văn hóa sinh ra lần đầu tiên.
Bí kíp để trở thành con người hành động tích cực và kiến tạo: Luôn tò mò; Tích cực nói chuyện với mọi người; Thử làm điều gì đó; Kể câu chuyện của mình.
Cánh Buồm từng có một tuyên ngôn khi làm chương trình và sách giáo khoa bậc tiểu học như thế này:
“Giáo dục tiểu học ổn định và đảm bảo chất lượng thì toàn bộ nền giáo dục mới ổn định, từng gia đình ổn định, cả xã hội ổn định.
Tôi đảo đi thành ra thế này:
“Giáo dục phổ thông không ổn định và kém chất lượng thì gia đình không thể hạnh phúc xã hội không thể ổn định đất nước không thể phát triển lâu bền.”
Nếu gia đình nào có trẻ con lớp 1,2 phải học online trong hai năm 2020-2021 của đại dịch Covid vừa qua sẽ thấu hiểu mệnh đề này thật sâu sắc về sự mất ổn định dây truyền khi giáo dục không ổn định và kém chất lượng. Nói thế không có nghĩa là trong lúc hết Covid rồi thì tuyên ngôn kia thành đồ thừa. Xin nhớ, tuyên ngôn đó hình thành vào cuối thập niên trước nữa, tức là năm 2009, khi Cánh Buồm mới thành lập. Lúc đó nó chưa ổn định và đảm bảo chất lượng. Một thập kỉ sau vẫn thế. Năm 2018 bắt đầu một chu kì cải cách mới với chương trình giáo dục 2018, và toàn bộ nền giáo dục tiểu học lại phải đối mặt với một sự bất ổn định (hay là quá độ đi vào sự ổn định) mới.
Niềm vui lớn của tôi trong tuần vừa rồi lại gắn với một lớp học nhỏ đầy đam mê và thâm trầm. Lớp Được việc 3.0 đầu tiên đã bế giảng với sự ghi nhận và chuyển biến tích cực của các bạn học viên. Lớp học Được việc 3.0 này bắt đầu một chặng đường khám phá mới, để tìm ra một lối nghĩ hoàn toàn khác về công việc.
Ta biết rằng, những mục tiêu to lớn và hấp dẫn là không đủ, những phương pháp và công nghệ tân thời là chưa đủ để có được sự được việc trong trạng thái viên mãn. Chúng ta cần có hệ triết lý đúng đắn, cách nghĩ tích cực, tâm vị tha, phẩm chất đạo đức và những nền móng tư duy khác để làm nên bộ ‘kim chỉ nam’ cho công việc và cuộc sống rất dài với sự đan cài đầy ắp của trải nghiệm, thách thức, thành công và cám dỗ.
Ta cần đào sâu suy nghĩ thật kĩ một lần nữa về Chân-Thiện-Mỹ, về những thứ quan yếu của đời sống như “thế nào là công việc tốt, thế nào là thành công, về cách tư duy đúng đắn, về đạo làm nhân viên, về nền móng của giao tiếp”, và nhiều thứ nữa mà bình thường ta không có thời gian để suy nghĩ về chúng, hay vì không nghĩ vì tưởng mọi thứ hiển nhiên.
Ta cũng đã đặt các thứ trên vào trong một hệ thống, với các thành tố đan dệt tương tác qua lại với nhau. Để hình thành một framework Được việc, giúp cho công việc và cuộc sống phía trước.
Được việc 3.0 là một khung tư duy (framework) có tính chất hệ thống với ý đồ rõ ràng về việc nghĩ khác hẳn đi về công việc của mỗi cá nhân, bao gồm bệ đỡ là những triết lí căn bản, lực đẩy là các công cụ và phương pháp làm việc hiện đại, để giúp đỡ mỗi người tự định hướng được mình, đặt ra được những mục tiêu tốt đẹp và nỗ lực đạt được chúng.
Suy cho cùng, Được việc 3.0 hướng mọi người đến một lối nghĩ thiện, tích cực, vị tha, cầu tiến; khả năng làm việc giỏi lên từng ngày; và một lối sống tỉnh thức, hạnh phúc từng ngày. Đến với Được việc 3.0 không chỉ là “làm nhiều hơn”, mà còn là sống nhiều hơn. Đó không phải là một viễn cảnh trong Utopia, đó là một hiện thực hoàn toàn nằm trong tay người trong bộ lạc “Được việc 3.0”.
Khoảng hơn 10 năm trước tôi đã thấy là người ta dạy làm lãnh đạo, dạy thành công, dạy làm giàu thì nhiều chứ không thấy người ta nói nhiều về làm sao để làm việc cho tốt, suy nghĩ cho đúng đắn về giá trị của lao động cũng như làm thế nào để làm việc cho năng suất, làm sao để hoàn thành nhiệm vụ. Rồi nhiều năm sau là những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu tìm tòi và lao động cật lực để làm các khóa học giúp người khác làm việc năng suất. 2019 tôi xuất bản sách Được việc với tiêu đề phụ hơi gây sự “Bí kíp làm nhân viên bình thường”, được sự chào đón của bạn đọc. Vài chục nhóm nhỏ đã mời tôi đến ‘nói chuyện’. Một năm sau thì sách tái bản. Tư tưởng Được việc đã may mắn được chạm tới trái tim và khối óc của hàng nghìn người yêu lao động.
Nhưng tôi vẫn thấy nó chưa đủ tốt, nên mới tiếp tục làm Được việc 2.0 giữa mùa Covid với nhiều bổ sung về cách làm việc từ xa và ở nhà cùng với sự lưu tâm đến sức khỏe tâm thần trong bối cảnh mới. Lần nâng cấp 3.0 này, tôi đặc biệt chú trọng vào triết lí cùng với những điều quan yếu nhất của công việc (không chỉ giới hạn trong chủ đề về năng suất), tôi cũng mong muốn tiếp tục thúc đẩy việc gây dựng một cộng đồng người làm việc đầu óc có tâm vị tha, nghĩ thiện, sống tử tế, nỗ lực và cầu tiến để phát triển bản thân và trở nên xuất sắc, và có thói quen dấn thân tích cực vào cuộc sống xung quanh để kiến tạo những thay đổi tích cực.
Tôi sẽ trực tiếp giảng dạy mà không có “chuyển giao công nghệ”. Cách dạy học sẽ theo dạng chân phương và chân thực nhất, không màu mè, ít kĩ thuật nhất có thể. Để “trái tim” lên tiếng nhiều hơn.
Về mặt nội dung, đây là một đợt tổng nâng cấp:
Ba buổi gặp mặt trực tiếp qua Zoom sẽ dành để “bộc bạch” những điều quan yếu đối với thế giới công việc; đặc biệt là triết lí về công việc, kèm thêm minh họa là các phương thức (mindtool và tech) để hỗ trợ cho triết lí đó đi vào đời sống để đạt được mục tiêu.
Nội dung phong phú từ lần nâng cấp 2.0 với gần 100 video mà phần nhiều là dạng hướng dẫn (how-to) để người học động vào đâu giở ra đến đó.
Nền tảng học tập mới grow.agilearn.vn với trải nghiệm mới học tập xã hội (social learning) kết hợp học tập tranh thủ (micro-learning) trong bối cảnh xã hội số phân tán và bận rộn.
Các lớp được việc sẽ được mở quãng 2 tháng 1 lần, mỗi lần học tập trung 1 tuần, sau đó là tản đi học phân tán và trao đổi với cộng đồng để phát triển bản thân.
Đây là cuốn ebook nhỏ chúng tôi làm ra trong thời gian ngắn để phục vụ công việc của mình, và dành tặng người mới làm quen với tư duy thiết kế. Nó là một cuốn sách mỏng hướng dẫn thực hành. Nếu người đọc theo hướng thực hành, sẽ làm chủ được tư duy thiết kế trong thời gian ngắn.
Xin trích lời nói đầu của nhóm tác giả bên dưới đây. Tải sách tại đây.
Học viện Agile xin gửi cuốn sách nhỏ về tư duy thiết kế dành tặng người mới học để làm tài liệu tìm hiểu và thực hành một trong những kĩ năng thú vị và hữu ích bậc nhất cho thế kỉ 21: kĩ năng sáng tạo.
Chúng ta đã bước vào thời đại của sáng tạo, với việc cách tân đã đi vào trung tâm của kinh doanh và hoạt động xã hội (innovation to the core). Cách tân, đổi mới, sáng tạo là những từ khóa mà hầu như mọi tổ chức, doanh nghiệp đều phải quan tâm để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững. Trường học cũng dần đưa kĩ năng sáng tạo vào trung tâm của chương trình đào tạo của mình.
Với sự ra đời của cuốn sách dưới dạng sách mở với giấy phép cho phép người đọc tự do phân phối và tái sử dụng theo giấy phép BY-NC-SA 4.0, chúng tôi ước mong thật nhiều người biết đến tư duy thiết kế, có thể vận dụng nó để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá, những cải tiến hữu ích cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Cuốn sách giản dị này được cấu trúc với sáu chương, trong đó chương đầu là màn giới thiệu dẫn nhập vào tư duy thiết kế, các chương sau sẽ lần lượt tập trung vào việc giới thiệu cách thực hành từng bước tư duy thiết kế. Sẽ có nhiều công cụ để bạn dùng.
Bạn có thể sử dụng toàn bộ các công cụ hoặc một công cụ đặc thù cho công việc của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng kĩ thuật “bão não” cho các cuộc họp bão nào nằm ngoài khuôn khổ của một dự án thiết kế. Do đó, cuốn sách này cũng có thể tiếp cận như là một cuốn sách về cách tư duy sáng tạo, chứ không đơn thuần là học về tư duy thiết kế. Bạn có thể tra cứu danh mục các công cụ này ở cuối sách.
Do cuốn sách là tài liệu hướng dẫn tự học, chúng tôi cũng giới thiệu một danh sách đọc mở rộng ở Phụ lục A, để bạn mở rộng kiến thức, hoặc đọc cùng với tài liệu này để làm giàu thêm quan điểm , có thêm hiểu biết sâu sắc và vận dụng khéo léo hơn tư duy thiết kế vào cuộc sống của mình. Cuốn sách này sẽ còn tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa để ngày càng hoàn thiện và hỗ trợ tốt hơn việc học của người học về tư duy thiết kế. Do đó, mọi góp ý và phê bình của bạn đọc đối với cuốn sách là rất trân quý và có giá trị đối với cộng đồng. Thư góp ý xin gửi về sach@hocvienagile.com.
Chúc bạn thành công và nâng cao năng lực sáng tạo, kiến tạo nhiều giá trị hơn cho cuộc sống. Nhóm tác giả, Học viện Agile.
Minh triết thực hành (practical wisdom, Aristotle gọi là phonesis), là sự khôn ngoan được sinh ra từ thực tiễn, để quay trở lại tác động vào thực tiễn với khả năng giải quyết vấn đề tài tình và đúng đắn. Sau đây sẽ gọi tắt là khôn ngoan.
Khôn ngoan không được “học” thông qua tham dự bài giảng hoặc đọc sách, mà được kiến tạo trong quá trình đắm mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề. Nó bao gồm cách ta nhìn nhận tình huống, đánh giá, cảm nhận về, chủ ý đưa ra phép thử và hành động để giải quyết vấn đề. Nếu việc học là để nắm dược dữ liệu và quy tắc (hay quy luật, cũng thế thôi), ta sẽ có được hiểu biết. Vận dụng tốt, trải nghiệm khéo léo ta có sự khôn ngoan. Vừa hiết biết sâu sắc vừa khôn ngoan, và ra phán đoán hiệu quả ở mức cao ta có được sáng suốt.
Khôn ngoan mang trong mình tri thức ẩn (tacit knowledge) chứ không phải thứ được trình bày tường minh để có thể “dạy” được. Nó được sinh ra trong trải nghiệm. Khôn ngoan có tính bối cảnh, vận dụng tình cảm, không phải là quy tắc sơ cứng.
Quy tắc chỉ ra cái tuyệt đối (nguyên lí để làm việc này là gì?), khôn ngoan là về một cái cụ thể bối cảnh hóa (ý định cụ thể của hành động này là gì? có xung đột với điều gì ta đã biết hay không?). Quy tắc là cái khuôn mẫu phải theo. Khôn ngoan là thứ để thử và chỉnh. Quy tắc là lấy búa để đập vào đinh để đóng vào gỗ; khôn ngoan là thích nghi để biết có lúc không nên dùng đinh mà nên dùng mộng mộc. Cái thước gỗ giống với quy tắc, cái thước dây giống với khôn ngoan. Ta thấy nhiều quy tắc ở dàn nhạc giao hưởng, và thấy nhiều khôn ngoan hơn ở ban nhạc jazz.
Quy tắc không tính tới tình cảm, khôn ngoan là suy nghĩ với trái tim, lòng đồng cảm, sự tương tác với bối cảnh xung quanh để tạo ra giải pháp sáng tạo và vừa khít. Quy tắc là chỉ dẫn cụ thể phi tình huống. Khôn ngoan là sự lựa chọn “khuôn mẫu” (pattern) phù hợp với tình huống cụ thể.
Một chiếc thước linh hoạt, ảnh: thethaothientruong
Con người có thói quen bày thêm quy tắc. Ngày càng nhiều chỉ dẫn. Cho tới một lúc, người ta chỉ nhìn thấy chỉ dẫn mà quên mất mục đích cuối cùng là gì. Người ta làm các chỉ dẫn mà không có hồn. Đến lúc ấy, sự chỉ dẫn lại phản tác dụng. Nó không những không giúp người ta làm việc tốt lên, mà lại làm cho người ta mất đi nhiệt tình.
Quy tắc và phần thưởng là không đủ, không một hệ thống quy tắc chi tiết cỡ nào là đủ; thế giới của ta cần thêm sự khôn ngoan. Cỗ máy chỉ công năng (functionality), con người có mục đích và đạo đức. Phải có thêm chút tâm hồn và trí tuệ gói trong các quy tắc.
Để “bắc giàn” cho người học, giáo viên khôn ngoan (phronetic teacher) “khoe” (show/demo) để đạt được kết quả (mục tiêu), để chỉ ra một cách làm cụ thể (không hẳn là cách tối ưu), để người học nhìn thấy mà bắt đầu bắc chước, rồi lặp lại trải nghiệm để xây dựng trí khôn cho bản thân. Người giáo viên khôn ngoan không “nói” (tell/talk) ra phương án đầy đủ mà không kèm “demo”. Họ chỉ ra để người ta làm được, chứ không ham ‘bình luận về’ một giải pháp mà mình không có trải nghiệm.Giáo viên hay dạy quy tắc và bắt thuộc lòng, giáo viên khôn ngoan tạo điều kiện cho trải nghiệm và dạy “lí thuyết được lồng trong hành động”. Giáo viên thích học sinh mình làm “được việc”, “đạt điểm cao” (performance); giáo viên khôn ngoan còn biết hướng dẫn học trò có được sự thành thục (mastery) thực sự. Giáo viên khôn ngoan chú ý tới mọi học sinh trong lớp chứ không bỏ qua những đứa ‘không thể dạy nổi’, hoặc ‘những đứa có bỏ đấy nó cũng tự xoay sở được’ như một số ‘hướng dẫn’ bất thành văn từ người đi trước.
Nhà quản lí khôn ngoan không “ốp” phương pháp quản lí theo sách vở dù nó nổi tiếng (management fad), mà vận dụng khéo léo cho vừa với tạng của mình và tổ chức để đạt được mục tiêu trước mắt hoặc lâu dài. Anh ta không quên rằng mọi việc đều hướng đến một mục đích duy trì sự năng động của tổ chức và sự hạnh phúc của toàn thể nhân viên.
Lập trình viên khôn ngoan không nhặt mã lệnh trong sách và gắn đại vào chương trình, mà đẽo gọt cho vừa với thiết kế tổng thể và có chương trình gọn đẹp hiệu quả đối với người dùng.
Nhà thiết kế dân dụng khôn ngoan tạo ra sản phẩm khiến cho người dùng sử dụng đúng như công năng mà họ mong muốn sản phẩm phải có.
Người khôn ngoan thì tìm thấy giải pháp tốt nhất trong sự phục vụ, hướng tới người khác (customer-centric), chứ không phải nhất nhất “theo quy tắc”. Người khôn ngoan, do đó, ‘đọc đời’ nhiều hơn đọc sách. Họ biết khi nào ‘chỉ cần theo hướng dẫn’, khi nào phải ‘bẻ cong’ luật lệ, và lúc nào là lúc phải chuyển hóa , lúc nào phải tạo ra một công cụ hoặc thực tại mới.
Tổ chức quan liêu nhiều quy tắc, tổ chức linh hoạt nhiều khôn ngoan.
Ta cần cả hiểu biết và khôn ngoan, trong một sự cân bằng và linh hoạt để suy nghĩ, làm việc và yêu thương. Một số sẽ muốn mình còn đi xa hơn, trở thành người hiểu đạo và là người sáng suốt. Nó vừa là phương tiện mang đến sự hạnh phúc và đủ đầy; tự nó cũng vừa chính là một sự đủ đầy.
Tham khảo:
Practical Wisdom: The The Right Way to Do the Right Thing, Barry Schwartz & Kennet Sharpe.
Triết gia Mortimer Adler có một cách phân loại sách phi hư cấu rất có ích cho việc đọc trong sách “How to read a book” (Phương pháp đọc sách hiệu quả). Theo đó, sách có loại sách thực hành và sách lí thuyết.
Sách lí thuyết tự nó giải quyết được vấn đề mà không cần động chân động tay. Có thể sách sẽ chứa mấy công thức, đưa đầu vào thế là ra kết quả; hoặc chỉ cần dùng đầu óc để thu nạp các thông tin mang tính phổ quát, các quy luật của tự nhiên và xã hội mang lại sự hiểu biết tức thì. Sách lịch sử, khoa học , toán học, và triết học thuộc loại này. Đọc sách lí thuyết vì thế có thể khô nhưng lợi hại ngay tức thì. Ví dụ, đọc cuốn sách “Lược sử loài người” của Yuval Harari ta có ngay được một bộ tiêu chí để trả lời câu hỏi “tính người là gì?”, hay biết ngay tác dụng của các “trật tự tưởng tượng” (như nhà nước, thị trường,…) đối với đời sống. Đọc cuốn triết học giáo dục “Dân chủ và giáo dục” của John Dewey giúp ta nắm bắt được ngay sự liên quan mật thiết giữa nội dung và phương pháp trong giáo dục, như thế nào là một mục tiêu tốt…, mà không cần phải làm gì thêm.
Tri thức sách vở chỉ là một phương tiện để học tập và khám phá; không phải là thứ đích đến để mà thuộc lòng. Tri thức dạng kinh nghiệm cũng chỉ nên là một phương tiện để học tập. Người ta không thể “truyền kinh nghiệm” cho mình mà buộc mình phải làm mà tự có lấy. Tri thức sách vở hay kinh nghiệm đều là đầu vào cho quá trình biến đổi tri thức và kinh nghiệm trong bản thân, đồng thời và qua đó mà tạo ra sự thay đổi ở thế giới xung quanh.
AgileWork là sự kết hợp các nguyên tắc tổ chức công việc của các phương pháp quản lí Agile tiêu biểu để tổ chức công việc linh hoạt, mang đến kết quả tốt hơn, giảm thiểu stress và không ngừng tiến bộ. Càng trong các tình huống phức tạp và biến động, AgileWork càng trở nên hữu ích.
GrowMind- Một thành viên mới trong mạng lưới Agilead vừa ra đời dưới sự dẫn dắt của CEO Tô Hải Sơn; Nhiệm vụ tự giao là “đồng kiến tạo mạng lưới các công ty tiến bộ và hạnh phúc”. GrowMind đồng hành với doanh nghiệp trên con đường hiện đại hóa.
Trước mắt GrowMind tập trung phục vụ các doanh nghiệp nhơ nhỡ và vừa, đang có sức bật, nhu cầu cần có một hệ thống quản trị tốt, đủ tốt để đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh và vững trong tương lai. Đây là khu vực mà đội ngũ có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Những việc cụ thể GrowMind bắt đầu thực hiện từ cuối 2020, đầu 2021:
Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp
Tư vấn Chiến lược phát triển nguồn lực thông qua xây dựng Tổ chức học tập
Tư vấn Chuyển đổi Agile
Tư vấn – Huấn luyện – Triển khai OKR
Một số doanh nghiệp đã tin cậy vào đội ngũ GrowMind và thực hiện những dự án từ vài tháng cho đến vài năm để chuyển đổi tổ chức theo hướng tiến bộ và hạnh phúc. Danh sách doanh nghiệp ngày càng dày lên: HBLAB, Amela, Relipa, Michiisoft …
Ra đời trong bối cảnh Covid, chính GrowMind đang thực hành việc kiến tạo bản thân mình như là một tổ chức kiểu mới, năng động, tiến bộ, hấp dẫn, tinh gọn và linh hoạt.