DƯƠNG TRỌNG TẤN - Chi bằng học
  • Quản trị mới
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Agile
    • Học viện Agile
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Sách hay về Lean
    • Sách hay Agile
  • Startup
  • Giáo dục mới
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • About
Quản trị mới
    Sách hay cho Agile Manager
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Agile
    Học viện Agile
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Sách hay về Lean
    Sách hay Agile
Startup
Giáo dục mới
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Dạy & Học
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
About
  • Quản trị mới
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Agile
    • Học viện Agile
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Sách hay về Lean
    • Sách hay Agile
  • Startup
  • Giáo dục mới
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN - Chi bằng học
Agile Mindset

Người như thế nào thì làm Product Owner được?

Jeff Sutherland yêu cầu bốn đặc điểm tối thiểu nhất của một Product Owner gồm:

  1. Có hiểu biết rộng (Knowledgeability) – về thị trường, sản phẩm, khách hàng, đối thủ..
  2. Sẵn sàng (Availability) – một nửa thời gian cho khách hàng, một nửa thời gian cho DevTeam
  3. Có khả năng ra quyết định (Decidability) – có khả năng đưa ra quyết định cuối cùng về Product Backlog
  4. Trách nhiệm (Accountability) – biết được mình đang làm vì lí do gì, tối đa hóa lợi ích ra sao cho công ty

Mike Cohn có đưa ra một danh sách khác với năm đặc điểm ABCDE (cho dễ nhớ):

  1. Sẵn sàng (Available) – như trên
  2. Thông hiểu nghiệp vụ (Business Savvy) – không hiểu biz thì không thể làm sản phẩm được
  3. Giao tiếp tốt (Communicative) – vì phải làm việc với đủ dạng các bên hữu quan (từ devteam đến khách hàng, nhà đầu tư v.v.)
  4. Có thể ra quyết định được (Decisive) – như trên
  5. Được trao quyền (Empowered) – không được trao quyền thì không ra quyết định được ( tính chất 4) 

po

Ta thấy trong hai danh sách của hai “bố già” Agile, chỉ có hai điều trùng lặp là “Avalibility” và “Decisive”. Nếu PO là bán thời gian (dành rất ít thời gian cho sản phẩm và cho nhóm Scrum), hoặc không có quyền quyết định (phải chờ phê duyệt, hoặc không thể tự mình đưa ra quyết định nào) thì nhóm Scrum sẽ gặp phải khó khăn lớn.

Nhìn bộ “tiêu chuẩn” này, hẳn nhiều người có thể sẽ thấy băn khoăn. Bạn nghĩ sao?

20/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Tư duy Framework

Trong nghề lập trình, thật khó sống nếu thiếu framework (dịch thô là “khung làm việc”). Framework là cái khung với rất nhiều thứ được xây dựng sẵn để tái sử dụng cho từng nhóm chức năng\công việc nhất định. Ví dụ, Java Collection Framework giúp cho việc tạo ra và sử dụng các cấu trúc dữ liệu, một phần cực kì quan trọng của bất kì chương trình nào, trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu ai đã từng lập trình C hay Pascal mà không dùng framework để tạo danh sách liên kết, sẽ thấy được sự tiện lợi (không bàn đến các yếu tố khác) của cái lớp LinkedList trong Java Collection Framework. Gần như không phải làm gì thêm để có thể dùng ngay lớp ấy để tạo danh sách. Trong túi khôn của các lập trình viên, mỗi người thường có vài chục framework như vậy.

Nhưng framework không chỉ giới hạn trong giới lập trình. Tư duy chung của framework có thể áp dụng ở mọi nơi: có một chút lý thuyết hay mô hình về cái gì đó, xây dựng một số công cụ để hiện thực hóa cái mô hình đó để “người dùng” có thể sử dụng luôn để hữu ích trong việc gì đấy. ví dụ, Cynefine framework được dùng để hỗ trợ ra quyết đinh trong những tình huống phức hợp (complex) bao gồm ý tưởng về phân vùng các ngữ cảnh theo độ phức tạp như Đơn giản (Simple), Rắm rối (Complicated), Phức hợp (Complex), Hỗn độn (Chaotic) hay Vô định (Disorder); và một biểu đồ để phân vùng sự việc để hỗ trợ ra quyết định hay hoạch định chiến lược.

Cynefine Framework (Wikipedia)

Cynefine Framework (Wikipedia)

Trong các phương pháp luận về Agile Software Development, Scrum được gọi là framework cũng theo cái tư duy tương tự. Nó xây dựng một cái khung với một số “công cụ” dựng sẵn, có thể tái sử dụng ngay để tiết kiệm công sức cho những người muốn ứng dụng tư duy linh hoạt (agile) vào công việc của mình.

Rõ ràng là việc sử dụng framework đã giúp người mới bắt đầu dễ dàng tạo ra giá trị mà không cần phải nhọc công học hỏi lâu. Nếu phải học cách cấu trúc và  tạo danh sách liên kết rồi mới dùng cho bài toán cụ thể thì có thể ta sẽ phải mất một ngày[cũng chưa chắc tạo ra cấu trúc dữ liệu tốt], trong khi với hỗ trợ của Java Collection Framework, ta chỉ cần một giờ [mà vẫn có một cấu trúc dữ liệu tương đối tốt]. Đây chính là một cách để đứng trên vài những người khổng lồ.

Tuy vậy, chúng ta sử dụng framework, chứ không tùy biến framework. Mỗi framework ẩn chứa bên trong nó là hàng tá lí thuyết và công sức lao động trí tuệ. Nó có lí do để “không hơn, không kém”. Cho nên việc một người mới toe khi nhìn thấy framework mà đã tính cách tùy biến nó, cắt bớt gia giảm nó thì chỉ có thể gọi bằng cái tên hồ đồ, tùy tiện.

Trong thế giới Agile, có một từ ScrumBut để ám chỉ việc này.

Bạn có thể thành thạo Scrum, rồi biến nó thành cái của riêng công ty bạn (tham khảo mô hình ShuHaRi), và gọi nó bằng một cái tên hoàn toàn khác (như Saleforce, IBM … đã làm ); nhưng nếu đó là lần đầu tiên bạn học cách dùng Scrum, và nghĩ rằng phải chế biến ngay ScrumBut thì thôi xin đừng gọi nó là Scrum nữa, đừng nói “tôi cũng dùng Scrum” nữa, tội nghiệp các bác Ken và Jeff. Vì Scrum nó là phờ-rêm-guấc-kờ.

20/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Cái tay ScrumMaster ấy làm việc gì?

ScrumMaster không quản lí nhân sự, không quản lí tiến độ, cũng chẳng quản lí công việc được gán cho ai, càng không quản lí tiền bạc, hay yêu cầu. Vậy thế cái tay này làm cái gì?

Trong những lớp học tôi dạy về Scrum, phần nhiều học viên cứ nghĩ là ScrumMaster chẳng có việc gì để làm. Nên trong các ý kiến thảo luận, họ thường để một ai đó – như Product Owner, hay Developer, Tester .. – kiêm nhiệm. Cực chẳng đã mới để một người làm ScrumMaster độc lập, vì sợ tốn rì-suộc (resource). Hi hi.

Kì thực thì có vài ScrumMaster mới nhận cái công việc này sẽ thấy ngập lụt, “ôi sao nhiều việc thế”, “thế này thì làm sao nổi”. Hihi.
scrummaster

Vậy thì hằng ngày cái vị ScrumMaster này làm những gì? Xin liệt kê ra đây vài cái thử xem có nhiều không nhé:

1. Tổ chức các cuộc họp

Chả có mô hình làm việc nào lại có lắm kiếu họp thế: Họp kế hoạch, Họp sơ kết, Họp Cải tiến, Họp viết Yêu cầu, Họp Scrum Hằng ngày, rồi đủ các kiểu họp đột xuất khác. ..

Đó là cấu thành rất cơ bản để vận hành cơ chế Thanh tra – Thích nghi. Giữ cho các  cuộc họp này đầy đủ, đúng giờ và hữu ích không hề là việc dễ.

2. Chọc ngoáy liên tục (còn gọi là thanh tra quy trình)

Giữ “con mắt cú vọ” trên tất cả các phương diện của dự án, ScrumMaster sẽ phải dùng hàng tá các câu hỏi để phát lộ vấn đề, phát lộ ý tưởng, để giúp nhóm nhanh chóng đạt được mục tiêu Sprint.

Để “quan sát” ta có thể bắt đầu với:

  • Mình có nhìn thấy taskboard không?
  • Khách hàng có biết việc gì đang diễn tra trên bảng không?
  • Có gì được cập nhật từ hôm qua đến nay không?
  • Có nhìn thấy burndown\burnup không?
  • Có điểm nào bất thường trên burndown chart không?
  • ….

Để điều tra, “đào bới” thêm, ta có thể dùng các câu hỏi Socratic:

  • Tôi nhận thấy <tình huống>, chúng ta sẽ làm gì?
  • Tôi quan sát thấy <tình huống>, nó có quan trọng không?
  • Tôi thấy <cảm giác>, bạn có thấy điều đó?
  • Chúng ta sẽ cố tìm lý do của <tình trạng>?
  • Bạn nghĩ chúng ta cần làm gì?
  • Ai có ý tưởng gì về <tình trạng>?
  • Điều này có hiệu quả không?
  • Bạn đã quyết định điều gì?
  • Bạn nên làm gì [với tình huống\vấn đề này]?
Danh sách câu hỏi loại này có thể nối dài thêm nữa, phục thuộc vào bối cảnh, sự phức tạp và khả năng thanh tra của ScrumMaster. Tuy vậy, việc này rất mất thời giờ, mất năng lượng và đòi hỏi cả cơ bắp lẫn trí tuệ.
3. Loại bỏ trở ngại 
Nếu như phần (2) chỉ với mục đích “bới bèo ra thật nhiều bọ” (thật nhiều vấn đề của nhóm) thì cái thực sự mà ScrumMaster quan tâm là đầu tư công sức để loại bỏ các trở lực đó. Qua đó giúp nhóm hiệu suất hơn, nhanh chóng đạt được mục tiêu Sprint.
Vấn đề thì muôn hình muôn vẻ, cho nên việc này cũng muôn hình muôn vẻ. Mà có nhóm làm việc nào thực sự lại ít vấn đề? Cho nên ScrumMaster sẽ luôn chân luôn tay. Thậm chí không kiểm soát nổi vấn đề nếu không có phương pháp làm việc khoa học.
4. Tìm kiếm cải tiến
  • ProductOwner của tôi làm việc thế nào?
  • Nhóm Phát triển đang làm việc thế nào?
  • Các kỹ thuật đang được dùng thế nào?
  • Tổ chức đang làm việc ra sao?
  • Ai cần được huấn luyện về cái gì?
  • Quy trình có dư thừa cái gì không?
  • Có thể mua sắm hay làm mới công cụ gì để tăng năng suất và gia tăng không khí vui vẻ không?
  • …
Đó là vài câu hỏi thường trực. Cải tiến là thứ phải làm liên tục, chứ không phải đợi đến buổi họp Cải tiến Sprint mới động não. Trong khi Developer, ProductOwner bận rộn với công việc của họ, thì ScrumMaster sẽ phải âm thầm nhưng chăm chỉ nghiên cứu, phân tích và tìm ra các cải tiến để hỗ trợ nhóm.
5. Huấn luyện (Coaching) Scrum cho nhóm
Ở những nhóm mới làm việc kiểu Scrum, mọi người thường chưa nắm rõ các quy tắc (dù ít ỏi) và ràng buộc của Scrum, nên có thể mắc sai lầm. Nhiệm vụ của ScrumMaster là giúp các thành viên hiểu rõ, thực hành tốt và gặt hái thành công từ Scrum. Mà việc này thì phải theo sát, không thể lơ là.
Trong nhiều trường hợp, ScrumMaster còn phải chịu trách nhiệm tổ chức các “community of practices”, xây dựng và bảo trì kho tri thức Agile cho các thành viên của nhóm và trong phạm vi rộng hơn.
Không thể có Agile mà không có học tập. Nên việc này rất tiên quyết. À, thế nhưng bạn có biết việc học diễn ra bao lâu chưa? Bạn đã nghe con số 10.000 giờ thực hành có chủ đích liên tục [của Malcolm Gladwell] chưa?
6. Chụp ảnh, quay phim, ghi ghi chép chép, dán dán dính dính
Mấy việc này không có tên, nhưng nó là những việc quan trọng không kém.
ScrumMaster có đôi mắt cú vọ để thanh tra mọi thứ, nhưng lại có một bộ nhớ của con người. Mà cái này dung lượng vừa bị giới hạn, lại có tính chất phần nhiều giống như RAM chứ không như ROM. Vậy nên phải thu thập dữ liệu, phân loại để chuẩn bị phân tích.
Không có dữ liệu thực tế, quyết định cải tiến có thể sẽ không phát huy tác dụng.
Mà mấy cái việc không tên này, cũng giống như mấy việc nội trợ ở nhà ấy; chẳng thể gọi là gì, nhưng thử mó tay vào mà xem, “đi đời” vài tiếng như chơi đấy.
7. Động viên, hỗ trợ nhóm
Bản thân công việc loại bỏ trở ngại cho nhóm đã là một lực thúc đẩy nhóm tiến lên. Tuy vậy, đôi khi ScrumMaster còn phải làm nhiều hơn nữa. Động viên, thử thách, thúc đẩy nhóm Scrum cũng là công việc quan trọng của ScrumMaster.
Hôm nay mình đã làm điều gì để khiến ai đó được “kích hoạt” không?
Hôm nay mình làm cho\tạo điều kiện cho ai làm cho nhóm vui vẻ không?
Có trò gì để khiến những chú “trâu ” kia thư giãn một chút không?
v.v.
8. Thôi , bạn thêm giúp tôi vào danh sách này nhé, còn dài lắm. Vả lại tôi có phải là ScrumMaster của các bạn đâu, nên làm sao biết được?
 

Bài liên quan: Phronesis – sự khôn ngoan thực tiễn
13/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Khác

Lãng phí hơn ta tưởng

Bình thường chúng ta làm việc, cốt cho xong chứ không phải lúc nào cũng nghĩ xem ta làm thế có tốt không, có hiệu quả không, có tiết kiệm không.

Cái sự thể này có nhiều nguyên do của nó: đàn anh ở công ty bảo thế, giáo viên ở trường xưa dạy thế, anh bạn mình làm thế, hay .. cả công ty làm thế.

Ví như, trong một bài tập trong khóa học Lean Mindset ở Đại học FPT vừa qua, có một Project Manager kì cựu đã vẽ ra một luồng công việc cùng với thời gian để hoàn tất nó (trong Lean gọi là Value Stream Map). Kết quả khiến chính chị và nhiều người khá bất ngờ: độ hiệu quả (efficiency) chỉ đạt khoảng 10%. Có nghĩa là chỉ 10% thời gian trong toàn bộ chu trình làm việc của nhóm mang lại giá trị, còn lại là những việc ta làm để làm gì đó, chứ không hề mang lại giá trị thực sự [cho khách hàng].

20130307_142531

Hóa ra để biết có hiệu quả không, chẳng phải khó lắm. Chỉ cần dừng lại, vẽ ra luồng công việc từ lúc khởi đầu cho đến lúc hoàn tất; gán thời gian cho từng bước, và thời gian chờ; cộng lại toàn bộ thời gian tạo giá trị, chia cho tổng thời gian của toàn bộ quá trình; ta sẽ trực quan hóa (visualize) mọi thứ, kể cả các vấn đề, những chỗ dư thừa, những chỗ ách tắc mất kiểm soát… Phát lộ để nhìn thấy và thực hiện giải quyết vấn đề.

13/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Value Stream Mapping: Đâu là điểm tạo ra giá trị?

Nguyễn Việt Khoa – Một ngày được học Lean Mindset với hai tổ sư của “Phát triển Phần mềm Tinh gọn” (ông bà Poppendieck), sau đó chúng tôi lại có thêm 2 tiếng quý giá tối qua để cùng nhau thực hành và thảo luận về những nguyên lý của Lean. Hai tiếng này cũng giúp mọi người hiểu được một kỹ thuật cực kỳ hữu ích, đáng đồng tiền bát gạo đã được hai cụ hướng dẫn học viên thực hành. Kỹ thuật này có tên “Value Stream Mapping”, tôi xin mạn phép tạm dịch là “Vẽ sơ đồ Dòng Giá trị”. Cũng nhờ kỹ thuật này mà buổi học hôm đó các học viên được trao đổi nổi với hai cụ (đặc biệt là pha giữa cụ Mary và chị Minh Fsoft) và học thêm được nhiều thứ từ Lean.

Trước hết, tôi sẽ làm rõ khái niệm “Value Stream Mapping” đã đề cập ở trên:
“Value stream mapping is a lean manufacturing technique used to analyze and design the flow of materials and information required to bring a product or service to a consumer. At Toyota, where the technique originated, it is known as “material and information flow mapping”. It can be applied to nearly any value chain.” (Theo Wikipedia.org)

Chúng ta có thể hiểu kỹ thuật này đã được triển khai trong “Sản xuất Tinh gọn” (Lean Manufacturing), nó giúp phân tích toàn bộ dòng sản phẩm (từ khi bắt đầu tới khi bàn giao sản phẩm) nhằm tìm ra những nút mang lại giá trị thực sự (cho khách hàng) trên dòng (stream, flow) sản xuất và những nút (điểm) lãng phí (thừa thãi), không đem lại giá trị. Với những nút (công đoạn) thực sự mang lại giá trị thì sẽ tập trung nguồn lực để làm sao cho hiệu quả nhất, còn ngược lại với những nút lãng phí cần được loại bỏ khỏi dòng sản xuất (hoặc làm sao cho đỡ tốn kém nguồn lực nhất, nếu không loại bỏ được nó).

Thực hành kỹ thuật này thực ra không hề khó khăn, tôi có thể mô tả cách làm qua những bước căn bản sau:

  1. Chuẩn bị một tờ giấy trắng (A4, A3, A2, v.v.) tùy thuộc vào kích cỡ (số bước triển khai) của một công việc mà bạn thường phải làm; bút màu càng nhiều màu càng tốt.
  2. Tưởng tượng trong đầu lần lượt các bước sẽ phải thực hiện từ khi bắt đầu tới khi hoàn thành công việc đó.
  3. Vẽ các bước đó lần lượt ra tờ giấy bạn đã chuẩn bị.
  4. Điền các giá trị về thời gian vào mỗi nút (thời gian thực hiện công đoạn đó)
  5. Điền các giá trị (nếu có) về độ trễ giữa mỗi nút (các nút nối với nhau bởi mũi tên, ta có thể điền giá trị này lên đó) 
  6. Xác định những nút không mang lại giá trị thực sự và tìm giải pháp để loại bỏ hoặc giảm bớt nguồn lực để thực hiện
  7. Xác định những nút mang lại giá trị thực sự và tập trung nguồn lực để nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
  8.  Tính độ hiệu quả của dòng hiện tại của bạn và ước tính độ hiệu quả mới nếu loại bỏ được những lãng phí và cải tiến để tăng hiệu quả ở những nút mang lại giá trị.

Xin cảm ơn ông bà Poppendieck và các đồng nghiệp tham dự buổi Lean4Every1 tối qua đã cho tôi cảm hứng để viết bài này.

Nguyễn Việt Khoa
13/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

How did experts think about clean code?


clip_image002

Bjarne Stroustrup, inventor of C++:

I like my code to be elegant and efficient. The logic should be straightforward and make it hard for bugs to hide, the dependencies minimal to ease maintenance, error handling complete according to an articulated strategy, and performance close to optimal so as not to tempt people to make the code messy with unprincipled optimizations. Clean code does one thing well.


clip_image004

Grady Booch, author of Object-Oriented Analysis and Design with Applications:

Clean code is simple and direct. Clean code reads like well-written prose. Clean code never obscures the designers’ intent but rather is full of crisp abstractions and straightforward lines of control.


clip_image006
“Big” Dave Thomas, founder of OTI and godfather of the Eclipse strategy:

Clean code can be read, and enhanced by a developer other than its original author. It has unit and acceptance tests. It has meaningful names. It provides one way rather than many ways for doing one thing. It has minimal dependencies, which are explicitly defined, and provides a clear and minimal API. Code should be literate since, depending on the language, not all necessary information can be expressed clearly in code alone.


clip_image008
Michael Feathers, author of Working Effectively with Legacy Code:

I could list all of the qualities that I notice in clean code, but there is one overarching quality that leads to all of them. Clean code always looks like it was written by someone who cares. There is nothing obvious that you can do to make it better. All of those things were thought about by the code’s author, and if you try to imagine improvements, you are led back to where you are, sitting in appreciation of the code someone left for you—code written by someone who cared deeply about the craft.


clip_image009
Ward Cunningham, inventor of Wiki and Fit, co-inventor of Extreme Programming. The force behind Design Patterns. Smalltalk and OO thought leader. The godfather of all those who care about code.

You know you are working with clean code when each routine you read turns out to be pretty much what you expected. You can call it beautiful code when the code also makes it look like the language was made for the problem.


Excerpt from “Clean Code” by Robert C. Martin.

04/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Một bài viết về giáo dục khai phóng hay trên báo Lao Động xuân con Rắn

Báo Tết hình như là một nét văn hóa hay của làng báo Việt Nam.

Nhưng, cũng giống ông bác làm GS ngành Văn,  “mấy năm rồi mình không đọc báo Tết” vì nó nhàn nhạt.

Cho tới khi có người quảng cáo báo Lao Động Tết năm Rắn có nhiều bài hay lắm. Mua về đọc thì đúng thế thật. Hay là do sự đồng cảm vì chủ đề xuyên suốt là Giáo dục – Khoa học – Hiền tài ? Chả biết! Nhưng xin để lại đây một trong số các bài như thế của nhà giáo Phạm Toàn – một con người khai phóng.

Mời bạn đọc một bài hay.

__________________________________________________

Sứ mệnh mở mang đầu óc con người

Nghĩ đến một sự nghiệp Giáo dục, tất phải nghĩ đến sứ mệnh mở mang đầu  óc con người – bây giờ còn quen gọi là “khai phóng” – theo tinh thần khai mở, như từng được xướng xuất từ Phan Châu Trinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Một nền giáo dục đúng nghĩa phải làm cho trí tuệ con em dân tộc mở mang, tự mình mở ra đón nhận tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Nền giáo dục mở mang đó giúp tâm hồn con em ngày càng phong phú, cái tâm hồn như một thứ năng lượng cháy nóng bên trong mỗi cá nhân, tự thúc đẩy mình không bao giờ được đứng yên, không khi nào được ngừng tự mở mang.

Không có nền giáo dục mở mang đó, mọi hệ thống nhà trường chỉ là những lò ấp nô lệ, từ nơi ấy nếu gặp may mắn thì chỉ một số rất nhỏ đủ sức tự đào thoát ra được, để thành những con người tự do.

Chìa khóa của vấn đề mở mang đó nằm ở đâu?

Giáo dục thời nào cũng đau đáu một chuyện học cái gì (nội dung giáo dục), chuyệnphân bố nội dung đó (chương trình học từng lớp, từng cấp, từng chuyên khoa) – song chỉ có nội dung và chương trình cũng chưa đủ, vì chúng có thể bị làm méo mó thiếu hụt vì cách thức chuyển tải. Nghĩa là còn phải có điều kiện vô cùng quan trọng nữa, đó là cách thức làm cho những nội dung đụng chạm tới tất cả mọi con người trở thành tài sản tinh thần của riêng mỗi con người.

Thời chuyển tải bằng … lời

Trong một thời gian dài, động lực từ người giáo viên được coi là chìa khóa của một nền Giáo dục khai phóng (thời kỳ lấy bục giảng làm trung tâm với lời rao giảng làm công cụ truyền tải và mở mang trí óc người học).

Thế rồi vào thời kỳ gần đây, chìa khóa đó đã được nhìn nhận lại, động lực từ bản thân người học được coi là chìa khóa mở cánh cửa Giáo dục khai phóng (thời kỳ lấy người học làm trung tâm).

Thời kỳ lấy bục giảng làm trung tâm không phải là không có những nét đẹp mê hồn. Chứng cứ rành rành còn trong Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội nơi 82 tấm bia đá lưu giữ tên tuổi 1307 vị tiến sĩ. Ngô Tất Tố từng mô tả con đường tạo ra vẻ đẹp ấy trong tiểu thuyết “Lều chõng”,

… “trong các lò “rèn đúc nhân tài” bấy giờ, trường của cụ bảng Tiên Kiều là lớn hơn hết. Trừ ra mươi cậu đồng sinh là những con cháu trong nhà, học trò cụ bảng chỉ có hai lớp đại tập và trung tập. Trung tập hàng ngày phải đến nghe sách, hàng tuần phải học làm văn. Còn đại tập thì mỗi tháng tập văn hai kỳ. Kể cả đại tập và trung tập, học trò trong trường có tới gần ba trăm người. Vân Hạc và Khắc Mẫn đi đến cửa trường thì các cậu học trò trung tập cũng vừa kéo đến…”

“Theo lệ hàng ngày, mỗi buổi đều đọc đủ ba thứ sách: kinh, truyện và sử.
Hôm nay bắt đầu đọc Kinh dịch, rồi đến sách Trung dung rồi đến cuốn Tống sử. Mỗi khi đọc hết bài cái, bài bàn của một chương nào trong sách, cả trường im lặng như tờ. Mấy trăm con.mắt đều chăm chỉ ngó vào cuốn sách của mình. Mấy trăm lỗ tai đều bình tĩnh đợi nghe lời giảng của thầy. Bằng cái giọng sang sảng như tiếng chuông đồng, cụ bảng giảng rất rành mạch từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa gần đến nghĩa xa, cụ chỉ rõ ràng lời bàn nào là phải, lời bàn nào là quấy. Cụ nói như rót vào tai học trò
…”

Nền học ấy tạo ra cái dân trí mở mang theo phương pháp học của một thời – ta cứ gọi cho vui đi, là phương pháp cụ bảng Tiên Kiều! Tính chất thiêng liêng của bảng vàng bia đá khiến cho phương pháp học đó được giữ gìn trân trọng rất lâu…

Thì đây, phương pháp năm bước lên lớp độc tôn với những quy phạm khá khôn ngoan: ổn (ổn định lớp), kiểm (kiểm tra bài cũ), giảng (giảng bài mới), củng (củng cố kiến thức mới học được) và dặn (dặn dò những điều về làm ở nhà hoặc những việc phải làm thêm…). Ổn, Kiểm, Giảng, Củng và Dặn – một cách nói … hơi khập khiễng về lô gich ngôn ngữ, vì bao gồm bốn yếu tố Hán Việt … rồi thêm vào một yếu tố Thuần Việt.

Sang thời hiện đại, chớ nghĩ rằng năm bước lên lớp có thể hết đất dụng võ. Sang thời hiện đại, con người nhại lại những lời lẽ sang trọng về “thay đổi” phương pháp, đồng thời vẫn khư khư bám lấy nền giáo dục rao giảng. Cái quy phạm gieo rắc thói thụ động của “năm bước lên lớp” hoàn toàn có thể nối dài trong những tiết học có dùng các thiết bị “hiện đại”.

Một máy chiếu overhead thực chất có khi cũng chỉ ngang bằng cái bảng cho giáo viên đỡ bẩn vì bụi phấn, để giáo viên càng thêm thì giờ thao thao bất tuyệt vì đỡ công đi lại xóa bảng và viết bảng.

Một máy chiếu dùng công cụ powerpoint để giảng bài bằng các slide soạn sẵn hoặc dùng những đoạn phim minh họa có khi càng làm cho học sinh hết cơ hội suy nghĩ. Đúng thế, vì kết luận nằm sẵn ở slide cuối cùng chắc hẳn cũng là kết luận định sẵn trong đầu người rao giảng – nhờ thiết bị dạy học hiện đại mà có được một sự áp đặt ngọt ngào, mềm mại như quả đấm thép bọc nhung.

Ta sẽ chẳng dại gì mà bỏ rơi các thiết bị hiện đại để dùng chúng đúng lúc và đúng cách vào công cuộc giáo dục, miễn là thấy rằng các thiết bị hấp dẫn này mang nguy cơ cao làm kéo dài những khuyết tật của lối dạy học rao giảng, kéo dài kiểu nhà trường lấy bục giảng làm trung tâm..

Hai loại tư duy

Ta cùng xem xét tiếp chuyện Giáo dục với bậc Tiểu học. Sao lại Tiểu học? Bởi vì, tuổi tiểu học là bước ngoặt để trẻ em từ trạng thái đã có sừng có mỏ trong kinh nghiệm tư duy cụ thể chuyển sang thời kỳ học lấy cách tư duy trừu tượng.

Tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng khác nhau vô cùng.  Nhà tâm lý học Pháp Gaston Bachelard phân biệt ở loài người một trình độ tư duy tiền khoa học (pré-scientifique) với một trình độ tư duy khoa học chính là để nói đến sự phân biệt giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.

Tư duy cụ thể tiền-khoa học được thể hiện qua các thao tác quan sát, sắp xếp, thống kê, phân loại, phân tích và ứng dụng những tri thức đã có (ở trình độ cụ thể). Tư duy cụ thể từng giúp cho con người sinh sống và kéo dài dòng giống. Nhưng tư duy trừu tượng sẽ đưa con người có được những bước tiến khổng lồ.

Học tiếng Việt ở lớp Một mà thuộc các chữ cái a, b, c … rồi biết ghép chúng với nhau là kết quả của tư duy cụ thể; còn hiểu rõ bản chất ngữ âm tiếng Việt rồi tự dùng các ký hiệu mà ghi các âm đó lại và tự đọc được chúng là một trình độ tư duy ngôn ngữ học trừu tượng.

Học Văn mà biết nhắc lại những vẻ đẹp của các hình tượng là tư duy cụ thể ở tầm “nhại lại” chính cái trình độ tư duy cụ thể của người dạy. Nhưng, nếu hiểu rõ bản chất tâm lý học của thao tác tưởng tượng và thao tác liên tưởng, rồi tự tạo ra và dùng các biểu tượng như một thành tố của ngữ pháp nghệ thuật thì đó đã là tư duy trừu tượng.

Ca ngợi hiện tượng “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, rồi khen ngợi tinh thần và tính cách “năng nhặt chặt bị”, là một trình độ tư duy cụ thể. Phản ứng lại bằng cách nghĩ và nói “cần cù bù thông minh” dù chưa là tư duy trừu tượng, nhưng đã là sự quan sát và phân tích của những đầu óc muốn tự mở mang sang một phương trời khác cho tư duy người.

Sự phân biệt này rất quan trọng đối với nhà giáo dục. Tổ chức một nền Giáo dục theo lối kéo dài kinh nghiệm của con trẻ, hấp dẫn chúng bằng những nhãn mác lòe loẹt hoành tráng, thì vừa làm lợi lại vừa làm hại các em. Một nền giáo dục trói buộc trong tư duy cụ thể tuy cũng giúp trẻ em có một trình độ trí khôn dù sao cũng đã hơn thuở hồng hoang – cái thưởbất kỳ biến cố nào cũng có thể xâm phạm vào cuộc sống vật chất hoặc tinh thần của nó – nhưng vẫn là kìm hãm con em trong vòng kim cô của kinh nghiệm cụ thể.

Cái tâm lý tạo ra nhu cầu học thêm (kéo theo nhu cầu dạy thêm) có nguồn gốc là tình trạng học và dạy học theo lối “kiến tha lâu”. Đó là tình trạng kiến thức được nhặt nhạnh và không thể biết khi nào thì “đầy tổ”. Dạy học theo lối “kiến tha lâu” thì phải dựa vào trí nhớ để áp đặt cho trí nhớ như cái kho chứa đồ và không thể thành cái cỗ máy sản xuất ra các loại đồ.

Có một nền Giáo dục khác để một em bé vào đời được mở mang khác hẳn với trình độ những con người thời hiện đại nhưng tư duy thì chẳng khác bao nhiêu so với thuở còn sống hoang dã. Có một nền Giáo dục khác để một em bé vào học lớp Một bắt đầu cuộc ra đời lần thứ hai của chính mình, một cuộc ra đời về tinh thần, một cuộc ra đời do chính em bé thực hiện với bàn tay tổ chức của nhà giáo.

Thời của lý thuyết hoạt động

Có thể có một nhà trường tiểu học ở đó sản phẩm của việc học của trẻ em lại do chính trẻ em làm ra. Đó là loại nhà trường của lý thuyết hoạt động. Đó là nhà trường của sự tự mở mang trí óc.

Bí quyết của sự tự mở mang nằm ở năng lực của nhà sư phạm tìm ra những thao tác của người đi trước khi họ tạo ra những thành tựu khoa học, nghệ thuật và đạo đức.

Những người đi trước tiêu biểu không chỉ để lại những sản phẩm, mà điều quan trọng là họ để lại những dấu vết là những thao tác tạo ra sản phẩm.

Những nhà ngôn ngữ học như A. de Rhodes, như Huỷnh Tịnh Của, như Trương Vĩnh Ký … cho đến Đào Duy Anh, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo … đều để lại không chỉ những công trình khoa học, mà còn để lại những thao tác nghiên cứu mà người đi sau có thể lặp lại để học và để sáng tạo tiếp.

Những nhà nghệ thuật như Nguyễn Du, Victor Hugo, Picasso, Rodin … như Điềm Phùng Thị, Văn Cao … đều để lại cả những tác phẩm và những thao tác làm ra tác phẩm. Một nhà trường của đầu óc bắt chước sẽ tạo ra những học sinh chỉ biết ngả mũ chào người xưa. Nhưng một nhà trường của tinh thần tự mở mang sẽ giúp học sinh tự làm ra cái Đẹp theo cách làm của người đi trước.

Những nhà tư tưởng như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Gandhi, Hồ Chí Minh … đều để lại những cách sống mà người đời sau có thể làm lại những yếu tố cốt lõi trong đạo đức lối sống của tất cả các vị đó.

Học thao tác nghệ thuật – thao tác tưởng tượng – sẽ đến với

Văn chương, chớ nên học những bài văn mẫu. 

Tổ chức cho trẻ em làm lại chính các thao tác từng tiến hành bởi người đi trước là bí quyết của nhà sư phạm của ngôi trường mang tinh thần tự mở mang.

Bí quyết còn nằm ở cách tổ chức các cấp học. Có thể thay đổi số năm học. Có thể thay đổi thời lượng trong từng cấp học. Có thể thay đổi thêm bớt môn học và chương trình học. Nhưng hình như mọi thay đổi đều nên trả lời mấy câu hỏi: Thay đổi nhằm mục đích gì? Việc học được thực hiện như thế nào?  Tức là giải đáp hai điều: mục tiêu và phương pháp thực hiện mục tiêu.

Thay đổi bao nhiêu thì cũng còn lại cái cốt lõi bất biến, mà cốt lõi của cốt lõi là tạo cho bậc tiểu học thành bậc học phương pháp học.  Ở bậc tiểu học, những vật liệu (kiến thức bộ môn) chỉ cần vừa đủ để phục vụ cho việc chiếm lĩnh  lấy phương pháp học – cái phương pháp gửi trong những thao tác làm ra những kiến thức nhân loại được gửi trong các bộ môn mang tính chất nhà trường.

Cái phương pháp học đó sẽ theo con em chúng ta suốt cuộc đời để các em tự mở mang trí tuệ, tự làm phong phú tâm hồn mình, tự thúc đẩy mình lao vào cuộc sống thực với vô vàn vẻ đẹp hơn nhiều so với sự thưởng thức thụ động những bộ phim rẻ tiền và những cuốn sách phá hoại nền văn hóa đọc vì có vô số hình vẽ suy tư hộ cho người đọc.

 

Đổi mới một công cuộc Giáo dục là vô cùng gian nan. Nhiều người bỏ cuộc chỉ biết cứu lấy con em mình bằng những cuộc đào tẩu du học ở nước ngoài, có khi du học từ lúc tuổi còn rất nhỏ – thậm chí có cả hình thức “du học trong nước”, cứu con em mình trước, cứu nước cứu nhà sau, mình không cứu đã có kẻ khác cứu.

Đổi mới để có một công cuộc giáo dục theo tinh thần tự mở mang lại càng khó, vì chỉ với tấm lòng muốn thay đổi vẫn không đủ, còn phải biết cách thay đổi.  

Những đóng góp cho công cuộc chấn hưng Giáo dục cần phải được huy động bằng sức lực và tâm trí của những cá nhân và những nhóm tác giả – đó là tự do hóa công cuộc chấn hưng.

Những đóng góp của các nhóm và các cá nhân đó lại cần được đối xử dân chủnghĩa là công bằng, không thiên vị.

Ngay cả khi có thể làm được như thế, cũng đừng trông đợi trong một đêm xây xong một kinh thành và trong một vài ngày cái cây sẽ lớn vọt và cho trái ngọt.  

Phạm Toàn

Những ngày cuối năm 2012

(Bài đăng Lao động số Xuân Quý Tỵ 2013)

03/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Linh tinh xòe

Cho em xin sờ-lai

Có một hiện tượng lặp đi lặp lại khá nhiều mà tôi được được nghe ở Hà Nội (ở SG thì tôi sống chưa đủ nhiều để thấy sự lặp đi lặp lại ấy, nhưng thú thật là chưa thấy — chỉ dám ghi lại chỗ nào mình biết thôi). Ấy là cứ mỗi khi rủ rê ai đó đi học hay tham dự hội thảo, nhiều người thoái thác kiểu “anh bận lắm, rất muốn đi nhưng đành chịu, chú đi rồi cho anh xin sờ lai (slides) nhá”.

Ô hay? Đến hội thảo mà lại chỉ trực chờ sờ lai thôi thì có nghĩa lí gì?

Chả phải cụ Einstein đã nói thế này về tài liệu ư:

“Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”.

Gán vào trường hợp hội thảo cũng không thấy khác mấy.

Có ai đi hội thảo chỉ để lấy tài liệu không? Hình như chỉ có cánh nhà [lều] báo, đến mỗi event chỉ để xin cái phong bì và ít tài liệu giới thiệu rồi lượn chứ chả có mấy người bám sát để đưa tin, phỏng vấn …

Còn ra thì hội thảo [công nghệ, chuyên môn] bên cạnh cái cớ về chuyên môn, về khoa học & công nghệ mới,  là để gặp gỡ bạn hữu cùng ngành, để networking , tìm kiếm và chia sẻ ý tưởng mới, để làm bạn, để refresh đầu óc vốn bị bốn bức tường công sở và bức tường thông tin cao vút đầu tuôn ra từ cái computer diện kiến hằng ngày nó đè bẹp, để đi chơi, để …. vô vàn các thứ “để” hay ho khác. Chứ đâu có mỗi cái chuyện tài liệu với lại sờ lai, nhỉ?

Làm quen, trò chuyện và gợi cảm hứng ..

Làm quen, trò chuyện và gợi cảm hứng ..

Đến đây tôi chợt nhớ tới hồi còn sinh viên và mới ra trường. Bọn túng tiền chúng tôi thường rất chú ý tới các ì-ven lớn của các đại gia MS, Oracle, Sun v.v. và kiếm cách đi cho bằng được. Lí do khá là tế nhị, cũng chẳng phải vì tri thức hay networking gì ráo; mà là chúng thường được tổ chức ở những nơi sang trọng (Sheraton, Melia ..) và có .. bữa trưa miễn phí, lại thường rất thịnh soạn 😀

Dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn nghĩ rằng hội thảo là một cái trường học vĩ đại, sinh động và hiện đại. Chỉ thật đáng tiếc, cái trường học vĩ đại không phát triển mấy ở Hà Nội, thủ đô yêu dấu của tôi và chúng ta. Cũng có dấu hiệu ì ạch chả kém so vói hàng loạt các trường học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

03/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Einstein bàn về giáo dục

einstein

“Dạy cho con người một chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về về cái gì là đẹp và cái gì là thiện.”

tr.48, TGNTT

“Lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi  – một sự phát triển đang bị đe dọa trậm trọng bởi sự nhồi nhét. Giáo dục nhồi nhét ắt dẫn đến sự nông cạn và vô văn hóa”

tr.49, TGNTT.

“Nghệ thuật quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui trong lao động và trong nhận thức”

tr.52, TGNTT

“Phải để con người trẻ phát triển lên trong một tinh thần mà những nguyên tắc này ( sự phát triển tự do và tự chịu trách nhiệm của cá nhân) trở thành tự nhiện như không khí người  đó thở. Chỉ có dạy thôi thì không đạt được gì cả”.

tr.273, E

“Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”

tr.273, E

“Sự phát triển khả năng tổng quát nhằm tư duy và phán đoán tự lập nên luôn luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải sự tích lũy của kiến thức chuyên môn”.

tr. 274, E

“Một tính cách tốt và vững vàng có giá trị hơn khả năng hiểu biết và sự uyên bác”.

“Mục tiêu của nhà trường phải là sự đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết cách nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của của cuộc đời.”

tr. 274, E

“Không có đầy đủ tự do, đủ lượng khoan dung của xã hội , bắt đầu từ nhà trường, thì không thể có những nhân cách vượt trội để làm giàu cho xã hội.”

tr. 276, E

“Bởi vì tất cả những gì cao cả và vĩ đại đều được làm ra từ những cá nhân trong sự phấn đấu tự do” 

tr.275, E

“Để phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo nói chung cần phải có một thứ tự do khác, người ta có thể gọi là tự do nội tâm. Đó là cái tự do của tinh thần thể hiện qua sự độc lập của tư duy trước các trói buộc của thành kiến, của quyền lực và xã hội, cũng như trước những trói buộc của suy nghĩ lệ thường và thói quen không phê phán.
Tự do nội tâm là món quá hiếm có của thiên nhiên ban cho và là mộ mục tiêu đáng giá cho cá nhân”
tr.276, E.

“Tôi đặt niềm tin vào trực giác” 

tr.281, E.

Nguồn:

  • [TGNTT]. Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, NXB Tri thức, 2005.
  • [E] Nguyễn Xuân Xanh, Einstein, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2009
01/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

“3 Ngày của Lean và Kaizen”

Bài này là để quảng cáo miễn phí cho sự kiện “”3 Ngày của Lean và Kaizen” tới đây tại Tp. Hồ Chí Minh. Bác nào có điều kiện thì tham gia nhé.

Dịch ra từ http://www.agilevietnam.org/2013/02/the-lean-and-kaizen-transformation/ , ngày 21-2-2013.

PS. Tính cả cái Lean Mindset Workshop ở Hà Nội nữa thì  sẽ có 4 ngày của Lean và Kaizen ở Việt Nam trong tháng 3 tới đây. Thật hay 🙂

***

Còn chưa đầy hai tuần nữa là tới sự kiện lớn tiếp theo của chúng ta cho năm 2013, cũng là năm Tỵ đầu tiên có “3 Ngày của Lean và Kaizen”. Nhưng sự kiện này là về cái gì vậy, và, quan trọng hơn, tại sao bạn nên quan tâm? Vâng, tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi thú vị mà chúng ta phải tự hỏi bởi vì những gì chúng ta đầu tư thời gian hôm nay sẽ định hình tương lai của chính chúng ta.

leanbutton

“3 Ngày của Lean và Kaizen” là không chỉ là một sự kiện như bao sự kiện khác, đó là cơ hội của chúng để tạo ra một sự khác biệt tại Việt Nam, cho  Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam chúng ta đã phải trải qua nhiều gian khổ trong nhiều thế kỷ liên tiếp. Việt Nam dưới sự đô hộ của Trung Quốc trong hơn ngàn năm, và sau khi giành được độc lập năm 938, đất nước phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp vào giữa thế kỷ 19, và sau đó chống lại Mỹ từ năm 1954. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả những khó khăn này, người dân Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng lại đất nước.

Giờ đây, kể từ một thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới đang phải vật lộn để phục hồi. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu đã khiến nền kinh tế thế giới đình trệ, và mặc dù nền kinh tế của châu Á đã được phát triển nhanh hơn nhiều hơn so với Mỹ và châu Âu, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm tới. Ở châu Á, Nhật Bản đã trở thành quốc gia phát triển nhất,  và cho đến ngày hôm nay, nó đã là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

Thế nhưng chuyện đó thì liên quan gì đến sự kiện “3 Ngày của Lean và Kaizen”?

Liên quan nhiều lắm đấy. Lean (Tinh gọn) và Kaizen (Cải tiến liên tục) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Nhật Bản nhiều lần thoát khỏi những khó khăn kinh tế do Thế chiến II để lại. Nói nôm na, Lean tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng với các nguồn lực ít hơn; còn Kaizen là một thuật ngữ tiếng Nhật để chỉ việc cải tiến liên tục trong quản lý chất lượng. Có thể hiểu đơn giản là “cải tiến” từng bước, ngày qua ngày.

Qua thời gian, Lean và Kaizen đã giúp các công ty Nhật Bản nâng tầm chiến lược cải tiến quy trình kinh doanh và năng suất hoạt động của hệ thống. Ngày nay, hàng ngàn công ty trên khắp thế giới đã sử dụng Kaizen để có năng suất cao hơn, chất lượng hơn, tốc độ nhanh hơn và lợi nhuận với nỗ lực tối thiểu về thời gian và chi phí, và đạt được những kết quả phi thường. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ Nhật Bản để áp dụng kiến ​​thức đó ở Việt Nam.

Liệu Việt Nam có thể tận dụng ưu thế của một nền văn hóa Lean và Kaizen để nâng tầm đất nước hay không?

Chắc chắn là có, nó có thể, nhưng chúng ta phải bắt đầu một nơi nào đó – việc làm hơn là lời nói. Hãy đến và tham gia với chúng tôi tại “3 Ngày của Lean và Kaizen “, tìm hiểu làm sao để tạo ra sự khác biệt. Bởi vì suy cho cùng, để thay đổi thế giới chúng ta phải bắt đầu bằng cách thay đổi chính mình trước.

Ngày đầu tiên, chúng ta sẽ có Lean Mindset workshop. Phân tích là một việc tốt. Chậm và cẩn thận là khôn ngoan. Khen thưởng những người làm tốt là hết sức đúng đắn. Tạo một kế hoạch và bám đuổi nó là cách tốt nhất để hoàn thành công việc. Và chúng ta nên cố gắng làm tốt nhất những gì chúng ta mó tay vào. Khi chúng ta sử dụng dụng một tư duy duy lí (rational mindset), chúng ta biết những điều trên là đúng đắn. Nhưng chúng không phải là toàn bộ chân lí. Trực giác cũng là một điều tốt. Trở nên tốc độ sẽ tạo ra các thông tin phản hồi cần thiết. Mục đích sẽ quy tụ mọi người tốt hơn so với những phần thưởng. Thăm dò một môi trường phức tạp và thích ứng với phản hồi của nó là phương pháp an toàn nhất để thay đổi. Đã tốt nhất rồi vẫn có cách để tốt hơn nữa. Khi chúng ta áp dụng một tư duy đáp ứng (responsive mindset), chúng ta sẽ cảm thấy những điều này là vô cùng quan trọng.

Thế thì cách tư duy nào mới là đúng đắn? Trong một thời gian dài, các công ty thành công phương Tây đã bị lối tư duy duy lí ngự trị, còn các kiểu tư duy đáp ứng thì bị bỏ xó. Nhưng trong vài năm qua, các công ty với lối tư duy đáp ứng dường như đang làm việc tốt một cách đáng ngạc nhiên. Trong thực tế, nếu chúng ta không cẩn thận, những công ty mới nổi có thể trở thành một mối đe dọa đối với kinh doanh của chúng ta.

Gần đây nhiều công ty đã cố gắng để dịch chuyển sang lối tư duy đáp ứng để trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, từ bỏ một tư duy duy lý không nhất thiết là một ý tưởng tốt. Điều tốt hơn là phải chỉ ra được sự mâu thuẫn của hai lối tư duy đối lập đó, kết hợp chúng thành một quan điểm duy nhất, một tư duy tinh gọn (Lean mindset). Không phạm phải sai lầm, điều này là không dễ dàng. Chúng ta phải đấu tranh với sự căng thẳng và mơ hồ khi cố gắng đi từ nghịch lí tới giải pháp. Hội thảo này nhấn mạnh những nghiên cứu, các case study và các bài tập. Bạn sẽ được học tư duy tinh gọn là gì, các công ty khác đã tiếp xúc và giải quyết nghịch lý như thế nào, và tư duy tinh gọn đã giúp họ như thế nào trong việc cạnh tranh hiệu quả hơn trong một thị trường biến động rất nhanh chóng của ngày hôm nay.

Vào ngày thứ hai và ba, chúng ta sẽ đắm mình trong một nền văn hóa Lean và Kaizen trong Kaizen Camp. Tại KaizenCamp những người có mối quan tâm thực sự sẽ gặp nhau để thảo luận về các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn. Những vấn đề khó nhằn của bạn là gì, có thể dễ dàng được giải quyết bởi những người khác hay không? Kaizen Camp sẽ mang đến những chuyên gia không chỉ từ ngành công nghiệp của bạn, mà còn từ các ngành khác trong hai ngày học tập chuyên sâu, chia sẻ và cải tiến. Không slide. Không bài giảng nhàm chán. Chỉ học tập thực sự. Mặc dù sự kiện này hoàn toàn bằng tiếng Anh, chúng tôi sẽ có phiên dịch để hỗ trợ với bất kì chi tiết nào.

Chúng tôi đang tìm kiếm người tham dự trong một phạm vi rộng và đa dạng, từ y tế, khách sạn, giáo dục, chính phủ, phát triển phần mềm, và một loạt các ngành nghề khác.

Mời các bạn đến và tham gia với chúng tôi vào ngày 4, 5, 6 tháng 3 năm 2013, và cùng nhau, chúng ta hãy định nghĩa lịch sử cho chính mình, cho những người khác và dĩ nhiên, cho Việt Nam. Đây là lúc để chúng ta thay đổi định kiến về Việt Nam và cho  thế giới thấy bất chấp những vấn đề của lịch sử, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn và quan trọng nhất, thống nhất bởi một mục tiêu chung: biến đổi Việt Nam thành nền kinh tế hàng đầu thế giới được thúc đẩy bởi lực lượng lao động chất lượng cao và đổi mới.

27/02/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 30 of 43« First...1020«29303132»40...Last »

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách mới: Được việc – Bí kíp làm nhân viên bình thường

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Mật mã văn hóa

Mật mã văn hóa

Phản tư sau mỗi khóa học trực tuyến

Phản tư sau mỗi khóa học trực tuyến

Bí kíp thất bại trong đổi mới công ti

Bí kíp thất bại trong đổi mới công ti

Japan Airlines: Bản lĩnh trong bão tố

Japan Airlines: Bản lĩnh trong bão tố

Đọc lại Tuyên ngôn Agile

Đọc lại Tuyên ngôn Agile

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (142)
  • Chuyện đời (24)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (70)
    • Sách (45)
  • Giáo dục (172)
    • Constructivism (4)
    • Học cách học (31)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (16)
  • Linh tinh xòe (58)
    • Lan man (28)
  • Quản trị mới (27)
    • COVID19 (4)
  • Tài nguyên (2)
  • Xã hội tri thức (28)
    • Tổ chức học tập (18)
    • Tri thức và Nhận thức (13)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agilemindset (6) agile mindset (6) agile transformation (5) codegym (37) complexity (4) constructivism (16) Cánh Buồm (4) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean startup (8) learning (4) learning organization (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (6) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (43) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (11) tổ chức học tập (6) tự học (4) được việc (7)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading