Dạo này cứ ngẩn ngơ vì tiếc một cuốn sách hay bị một người bạn làm mất, cuốn “How People Learn”. Định mua lại nhưng tiếc tiền nên chưa dám nhấn nút. Nhân chuyện đọc một tác phẩm quan trọng khác, cuốn “How learning works”, mình có rút ra đây vài điểm mấu chốt để so sánh và review:
***
Cuốn thứ nhất
Dựa trên các nghiên cứu về não bộ, tư duy & tâm lý, sách có đưa ra các nguyên lý để từ đó các nhà giáo dục vận dụng vào việc tổ chức dạy và học.
Các key findings là:
1. Sinh viên đến lớp học với hiểu biết trước đó về thế giới. Nếu kiến thức đó không được quan tâm đúng mức trong tiến trình học, họ có thể thất bại trong việc thu nhận các khái niệm mới hoặc có thể họ sẽ học để đỗ trong kì thi và quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi ra khỏi lớp học.
2. Để phát triển năng lực, sinh viên phải:
a) có được kiến thức nền sâu sắc
b) hiểu biết về các dữ liệu thực tế và các ý tưởng trong ngữ cảnh của một khung khái niệm (conceptual framework)
c) tổ chức kiến thức hữu hiệu để có thể mang ra áp dụng
3. Một cách tiếp cận giảng dạy “siêu nhận thức” (metacognitive) có thể giúp đỡ sinh viên học tập và theo dõi quá trình học tập của họ thông qua việc xác định các mục tiêu học tập, kiểm soát tiến trình hướng đến mục tiêu đó.
Thông qua các nhận định trên, các tác giả có đưa ra các khuyến cáo cho nhà giáo:
1. Nhà giáo phải nắm được và “xử lí” hữu hiệu với các dữ liệu về hiểu biết của người học trước khi họ đến lớp
2. Nhà giáo phải giảng dạy thật kĩ lưỡng, cung cấp nhiều ví dụ thực tiễn về cùng một khái niệm và cung cấp nền tảng vững chắc về kiến thức thực tế tới người học.
3. Việc truyền dạy các kĩ năng “siêu nhận thức” nên được tích hợp vào trong chương trình, phù hợp với từng lĩnh vực.
Cuốn sách là một công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc chỉ ra các dữ liệu khoa học thực nghiệm quan trọng về việc học. Hơn thế, nó còn cung cấp nhiều chỉ dẫn hữu ích cho người thực hành giáo dục. Tuy nhiên, sách hơi “khô”, mặc dù có rất nhiều thông tin hữu ích về quy luật tâm lí, cách phân biệt Novice-Expert, v.v. nhưng các kết luận hơi bị giàn trải. Các nhược điểm này dường như được bổ khuyết trong một công trình quan trọng khác, cuốn “How learning works”.
***
Cuốn thứ hai
Cuốn sách có cách tiếp cận có phần mainstream hơn, dễ theo dõi hơn: thông qua việc đặt câu hỏi, và trả lời các câu hỏi đó. Và, lời chỉ dẫn cũng có phần cụ thể, tiện cho việc thực hành hơn. Điều lí thú là, đây cũng là kết luận của một công trình khảo cứu thực nghiệm chứ không phải một cuốn cẩm nang (manual) với các chỉ dẫn “từ trên trời rơi xuống”.
Theo cách đó tác giả đưa ra một khung khái niệm trừu tượng không phụ thuộc ngành nghề, kinh nghiệm hay văn hóa, với bảy nguyên lí để trả lời câu hỏi “How learning works?”, bao gồm:
- Kiến thức trước khi người học tới lớp có thể trợ giúp hoặc cản trở việc học tập.
- Cách thức người học tổ chức kiến thức sẽ ảnh hưởng đến cách họ tìm hiểu và ápdụng những gì họ biết.
- Động lực của người học sẽ quy định, định hướng, và duy trì những hành động học tập.
- Để phát triển sự thông thạo, người học phải có kỹ năng thành phần (component skills), thực hành tích hợp chúng,và biết khi nào để áp dụng những gì họ đã học được.
- Các biện pháp thực hành hướng mục tiêu cùng với các thông tin phản hồi có mục đích sẽ nâng cao chất lượng học tập của người học.
- Môi trường xã hội, xúc cảm,và trí tuệ có thể ảnh hưởng đến cấp độ phát triển của người học.
- Để trở thành người học tự định hướng, người học phải học để theo dõi và điều chỉnh phương pháp tiếp cận học tập.
****
Các quan điểm của cuốn HLW có vẻ trùng hợp nhiều với tác phẩm của Ken Bain, cuốn “What the Best College Teachers Do” mà tôi đã có dịp trích dẫn.
Cả ba cuốn đều lấy sinh viên làm trung tâm cho cách hoạt động giáo dục, lấy việc học làm chủ đạo trong các thiết kế – triển khai của người làm giáo dục. Họ không tiếp cận kiểu “hai tốt”, dường như họ muốn nói giáo dục tức là chỉ một việc thôi “học tốt”, các việc khác đều là hỗ trợ cả.
Nhân chuyện rà soát lại cái ý tưởng “Agile Education”, mình muốn soi lại các best practices trong giáo dục sau phổ thông. Và lẽ thật tự nhiên là phải soi lại cái “Bảy nguyên lí” rất nối tiếng (Seven Principles for Good Practice in Undergraduate Education) và có ảnh hưởng được đề xuất bởi Arthur W. Chickering và Zelda F. Gamson.
Trên mạng tiếng Việt hiện nay có nhiều báo online đăng lại bài viết của một vị học giả Lê Văn Hảo đã đăng trên tạp chí Tia sáng (ví dụ: http://www.tienphong.vn/giao-duc/148808/Bay-nguyen-tac-day-tot-o-bac-dai-hoc.html) . Tuy nhiên, bài viết này đề cập tới các practice cụ thể của việc dạy – chỉ là một khía cạnh hẹp trong đề cập của Chickering và Gamson. Các nguyên lý của họ là để hướng dẫn cho cả tổ chức giáo dục, lẫn các nhân viên của nó – trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt – trong thực hành giáo dục bậc đại học.
Vì không có bài dịch tác phẩm gốc nên tôi tạm dịch phần tóm tắt, quẳng vào đây để tiện thao khảo về sau. Do dịch vội nên câu cú có thể hơi thô lậu, vô cùng xin lỗi bạn đọc.
___________________________________
Bảy nguyên tắc thực hành tốt trong giáo dục Đại học
Arthur W. Chickering và Zelda F. Gamson
1. Khuyến khích tương tác thầy-trò
Việc tiếp xúc thường xuyên giữa thầy và trò trong cũng như ngoài lớp học là yếu tố quan trọng nhất trong việc động viên và thu hút sinh viên vào các hoạt động học tập. Người thầy quan tâm đến việc trợ giúp sinh viên vượt qua được những khó khăn để bước tiếp. Việc quen biết các giảng viên có thể giúp gia tăng sự gắn bó với học thuật và khuyến khích họ suy nghĩ về các giá trị riêng của họ cũng như các kế hoạch trong tương lai.
2. Khuyến khích sự cộng tác giữa sinh viên
Việc học được cải thiện khi làm việc nhóm hơn là một cuộc đua cá nhân. Học tốt, cũng như làm việc tốt, là hoạt động mang tính cộng tác và xã hội, không phải là cạnh tranh và cô lập. Việc chia sẻ ý tưởng và phản hồi ý tưởng của người khác có thể nâng cao khả năng tư duy và hiểu biết sâu sắc.
3. Khuyến khích học tập tích cực
Học tập không phải là một môn thể thao dự khan. Sinh viên không học được nhiều nếu chỉ ngồi nghe giảng, ghi nhớ các bài tập cho trước, rồi trả lời chúng. Họ phải nói chuyện về cái họ đang học, viết, lien hệ tới các kinh nghiệm trước đó và áp dụng trong đời sống thực của họ. Họ phải biến cái họ học thành cái của mình.
4. Cung cấp phản hồi kịp thời
Việc nắm được bạn biết cái gì và không biết cái gì sẽ giúp bạn tập trung trong học tập. Sinh viên cần các phản hồi thích hợp về hiệu quả của khóa học. Để bắt đầu, sinh viên cần giúp đỡ trong việc đánh giá các kiến thức và năng lực đầu ra của khóa học. Trong lớp, sinh viên cần có cơ hội thường xuyên để thực hiện và nhận được các gợi ý cải tiến. Trong suốt thời kì học tập, và khi kết thúc khóa học, sinh viên cần cơ hội để suy tưởng (reflection) về những thứ họ học được, cái cần phải biết them và cách thức đánh giá chúng.
5. Nhấn mạnh yếu tố thời gian trong công việc (task)
Thời gian + năng lượng = học tập. Không có sự thay thế cho thời gian cho cho công việc. Việc học cách sử dụng thời gian là một kĩ năng sống còn đối với sinh viên cũng như các công việc chuyên môn khác. Sinh viên cần giúp đỡ để quản lí thời gian hiệu quả. Phân bố khối lượng công việc phù hợp đồng nghĩa với việc học tập hiệu quả của sinh viên cũng như việc dạy học hiệu của đối với giáo viên. Cách thức một trường học xác định kì vọng về thời gian đối với sinh viên, giáo viên, giáo vụ, và các chuyên viên khác có thể thiết lập nền tảng cho sự hiệu quả cao trong công việc của tất cả mọi người.
6. Đặt kì vọng cao
Kì vọng nhiều hơn và bạn sẽ gặt hái nhiều hơn. Kì vọng cao rất quan trọng với tất cả mọi người – cả người ít chuẩn bị, người không kì vọng gì vào chính mình, và cả cho người thong minh sang sủa cũng như có động lực cao trong học tập. Việc Kì vọng sinh viên học tốt sẽ trở thành kim chỉ nam cho nỗ lực tự hoàn thiện khi giáo viên và trường học kì vọng vào chính học và thực hiện các nỗ lực khác.
7. Tôn trọng sự khác biệt về năng khiếu và cách học
Có nhiều cách để học. Mọi người có năng khiếu khác nhau và phong cách học khác nhau khi đến trường. Sinh viên xuất sắc trong phòng seminar có thể rất vụng về trong phòng lab hoặc studio. Sinh viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn có thể không giỏi trong lí thuyết. Sinh viên cần có cơ hội để thể hiện năng khiếu của họ theo cách riêng của họ. Khi đó họ có thể được thúc đẩy việc học theo những cách thức mới mẻ mà không gặp khó khan gì.
Lần thứ nhất, hồi còn đi học. Thằng bạn cùng nhóm nói “em được thầy nhận cho làm cùng, em nhìn code của thầy rồi, ngon lắm, dựa trên OpenGL, lập trình giao diện nhiều chiều – ít nhất 4D. Anh dạy em tí ma trận đi, hiện nay em chẳng biết gì”. Mình nói mình quên sạch rồi, chào thua thôi :(. Lúc ấy cứ nghĩ thầy dạy Infosys, thiết kế và quản lí dự án thì dừng lại chém gió thôi, ai ngờ cũng code “trâu bò” lắm.
Lần thứ hai, đã ra trường vài năm, trở lại Sài Gòn trong một khóa học ngắn hạn. Gặp thầy ở đó, thầy bảo “tao bỏ trường rồi, bọn nó chỉ chăm chăm làm business, không quan tâm đến giáo viên và sinh viên, tao không thích nên bỏ”. Thầy ra khỏi “tháp ngà”, đầu tư vào hai công ty, tư vấn cho một công ty – làm “agile master” – đúng cái thầy thích. Hỏi thầy sao đến đây, thầy bảo tao đi học, mới giật mình, cứ tưởng chỉ có mình mới hâm hâm lúc nào cũng nghĩ đi học, bỏ tiền bỏ thời gian, bỏ nhà đi học; hóa ra còn có người “hâm” hơn mình nhiều: giáo sư vẫn đi học chăm chỉ, kể cả những thứ “thuộc nằm lòng ” rồi. Giật mình, nghĩ mình vẫn còn học ít quá.
Lần ba, lại gặp thầy. Một đứa làm speaker mở đầu, một người làm spkeaker (gần) chốt hạ trong một hội thảo vui vẻ. Thầy lại khoe code. “Lại tao cho xem! Viết phần mềm không cần viết code. Phần mềm không có bug …”. Thầy vẫn dùng C# như năm xưa, Mono trên máy Mac. Code cực kì sáng sủa, ý tưởng đột phá. Mình xem thầy gói lại các cấu trúc điều khiển trong các object, gói lại các toán tử trong các object, cách các object được tạo ra tương tác với nhau mà … thất kinh. Kiểm tra trên trang web, thấy thầy quảng cáo là đến 2013 thì phát hành. Hồi ấy là tháng Mười năm ngoái. Giật mình đến tận bây giờ vẫn chưa hết. Năm xưa thầy bảo “học được cái gì hay đã khó, tạo ra cái gì hay hay còn khó hơn gấp nhiều lần, nhưng đã học là phải học cách tạo ra cái gì đó”. Mình đã tạo ra được cái gì chưa nhỉ?
Tìm kiếm
Bài viết mới
Đang được chú ý
Chuyên mục
- Agile Mindset (148)
- Chuyện đời (23)
- Công nghệ (14)
- Đọc (72)
- Sách (46)
- Giáo dục (185)
- Constructivism (5)
- Học cách học (35)
- Khai phóng Giáo dục (10)
- Tu thân (1)
- Khác (16)
- Không phân nhóm (1)
- Lean Startup (15)
- Linh tinh xòe (55)
- Lan man (26)
- Quản trị mới (47)
- COVID19 (9)
- Tài nguyên (2)
- Tri thức và Nhận thức (15)
- Xã hội tri thức (22)
- Tổ chức học tập (20)