DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
    • Sách hay Agile
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
    Sách hay Agile
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
    • Sách hay Agile
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Agile Mindset, Giáo dục, Học cách học, Tổ chức học tập

Shu-Ha-Ri: phương pháp thực hành học tập và sáng tạo trong doanh nghiệp

Việc làm chủ một công nghệ không thể nào diễn ra trong một sớm một chiều. Nghịch lý là trong thời đại ngày nay, doanh nghiệp lại thường không có đủ thời gian để tham gia các chương trình đào tạo đầy đủ trong thời gian dài.
Người Nhật đã có một giải pháp hiệu quả để giải quyết cái nghịch lý đó. Phương án này có tên Shu-Ha-Ri.

Shu tức là giai đoạn ta tiếp thu theo hướng tuân thủ và sao chép để nắm bắt được nguyên gốc kĩ thuật. Khi học kĩ năng, về cơ bản Shu tức là bắt chước. So với khung hình thành kĩ năng của Dreyfus, thì Shu giúp chúng ta bước qua Novice đến với Advanced Beginner.

Ha là giai đoạn khi ta thuộc bài đôi chút, có thể sửa đi cho phù hợp với bối cảnh. Ta có thể gọi là “tùy chỉnh cho tối ưu”. Nhưng về cơ bản ta vẫn giữ những khung kĩ thuật cũ. Đối chiếu với Dreyfus, Ha giúp ta bước qua từ Begineer đến với Competent (được việc).

Ri là khi chúng ta đã thuần thục, mọi thứ trở thành “da thịt”, hành động nhạy bén, tự nhiên. Là lúc ta có quyền quên đi các hướng dẫn ban đầu để hành động như thế “tự nhiên”, “trực giác”. Đối chiếu với khung của Dreyfus, đây là lúc chúng ta đạt được “Proficient” và “Expert”. Lúc chúng ta thực sự tinh thông.

Từ Shu qua Ha đến Ri, đối với một kĩ năng nhỏ cần vài chục giờ đồng hồ luyện tập chú tâm; đối với những bộ kĩ năng nghề nghiệp, chúng ta có thể phải mất hàng năm trời.

Trong đào tạo tại doanh nghiệp. Khâu đào tạo cơ bản trong thời gian đầu sẽ khởi động quá trình lĩnh hội kiến thức; huấn luyện tiếp theo (coaching) trong công việc sẽ giúp lý thuyết được ‘nhúng’ vào thực tiễn, tạo ra đời sống của mình; tư vấn (mentoring, consulting) thời gian sau đó sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ, làm chủ thực sự công nghệ đó.

20/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Tài nguyên

Presentation: Start Scrum now

Có lẽ cần phải sớm Việt hóa bài giảng này để mọi người bắt đầu nhanh hơn với Scrum:
Start Scrum Now

18/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Phronesis – sự khôn ngoan thực tiễn

Scrum và agile vận hành theo thực nghiệm (empirical), lấy thực tiễn công việc làm trọng. Ken Schwaber nói “hãy nhìn cuộc sống như là nó đang là” để làm việc, và Scrum đơn giản là vậy.

Để có được sự thành công trong thực tiễn, Nonaka (được Jeff Sutherland gọi là ông nội của Scrum, là một trong những nhà lí thuyết về quản trị hiện đại có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20) chỉ ra cần có sự khôn ngoan được gọi là phronesis (một số người khác dùng tiếng Anh là practical wisdom, trong tiếng Việt được dịch ra là minh triết, tuy vậy, trong phạm vi bài này tôi chọn cách diễn dịch nôm na) – sự khôn ngoan thực tiễn. Đó chính là khả năng quyết định và hành động tốt nhất trong một tình huống cụ thể để đạt được lợi ích chung. Một nhóm Scrum, với người lãnh đạo đặc biệt là Scrum Master, phải có được sự khôn ngoan này thì mới có khả năng vận hành tốt cơ chế tự tổ chức (self-organizing) và tự quản (self-managing).

Để phát triển phronesis, cần phải biết cấu thành của nó, chúng gồm:

  1. khả năng đánh giá cái tốt
  2. khả năng tham gia bối cảnh chung với người khác để tạo nên ba (không gian sáng tạo tri thức)
  3. khả năng nắm bắt bản chất của tình huống & sự vật cụ thể
  4. khả năng sử dụng ngôn ngữ, khái niệm & mô tả để đưa cái cụ thể vào tổng thể và ngược lại
  5. khả năng sử dụng hữu hiệu quyền lực chính trị để biến khái niệm thành hiện thực vì lợi ích chung
  6. khả năng khuyến khích phronesis của người khác để xây dựng tổ chức linh hoạt.

Scrum Master phải phát triển phronesis của chính mình cũng như cả nhóm và tổ chức. Scrum Master phải là một wise leader. Đó là thông điệp của buổi nói chuyện vừa rồi tại Hanoi Scrum:

Scrum Master: from thinking to actions

View more PowerPoint from Duong Tan

Bài liên quan: Cái tay ScrumMaster ấy làm việc gì?
17/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Sách

Năm điều thú vị ở cuốn sách “The Power of Scrum”

Scrum không có gì mới. Và sách viết về Scrum thì đầy. Sách hay cũng khối.

Ấy thế mà khi đọc “The Power of Scrum”-cuốn sách mới nhất của Jeff Sutherland (et al.) về Scrum, tôi vẫn không khỏi cảm thấy ngạc nhiên đầy thú vị. Dưới đây là mấy điều tôi rất thích ở cuốn sách này:

1. Sách viết theo lối kể chuyện, rất hấp dẫn, vừa học vừa giải trí được

2. Ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ để hiểu Scrum một cách kĩ lưỡng trong từng bối cảnh. Đúng như tác giả gợi ý: chỉ cần đọc không quá ba giờ là xong.

3. Phần tóm tắt rất hữu ích cho người học, tăng tốc việc đọc và hiểu cuốn sách

4. Practical: đọc xong có thể áp dụng ngay

5. Rất thuyết phục: bạn sẽ bị thuyết phục dùng Scrum sau khi đọc xong.

13/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Sách

Kinh điển “Dân chủ và giáo dục “

Dạo này có một nhóm giáo viên ngồi quán cà phê trong Làng Sinh viên để đọc “Dân chủ và giáo dục“. Đang định viết review cho nó thì tìm thấy bài giới thiệu rất hay của nhà văn Ngô Tự Lập rồi (bạn có thể đọc ở đây). Thế nên thôi.

Đây là kinh điển thuộc loại must-read cho nhà giáo. Nếu “chịu” được ebook, thì đây mời bạn theo đường dẫn http://www.gutenberg.org/ebooks/852  để tải về hoặc đọc trực tiếp trên mạng.

Continue reading

09/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Sách

Gợi ý từ ‘Trí tuệ Do Thái’

Jerome, từ một tay lông bông, thích la cà quán xá, thích bóng đá hơn là học hành đã chuyển thành một sinh viên cừ khôi, kiểm tiến rất giỏi.  Tác giả Eran Katz đã kể về một chuyến khám phá cực kì thú vị về trí tuệ của một người Do Thái trên con đường khai phá trí tuệ bản thân. Chi tiết xin đọc ‘Trí tuệ Do Thái’ của Eran Katz, NXB Tri Thức, 2010. Còn dưới đây là “Năm nguyên tắc” và “Mười lăm gợi ý” của người Do Thái dành cho những ai muốn tiến bộ nhanh hơn trong việc học.

5 nguyên tắc
1. Nguyên tắc của trí tưởng tượng
Một điều vô lý có thể trở thành có lý nhờ vào sự trợ giúp của trí tưởng tượng sáng tạo.
2.Nguyên tắc của người sống sót
Thói quen và cảm giác thoải mái làm mọi thứ biến dạng. Hãy tiếp tục lang thang, cả về thể xác và tinh thần để trải nghiệm những điều mới mẻ.
Đứng bao giờ để mình cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay đạt đến độ thoải mái và đảm bảo về tài chính.
3. Nguyên tắc của sự hiểu biết
Để học tập mãi mãi hãy đưa ra những câu hỏi và không bao giờ được oci bất cứ điều gì là chuyện hiển nhiên.
4. Về sự nâng cấp
Chẳng việc gì phải phát minh ra một lọai bánh xe khác. Tốt hơn hết là dùng cái đã có sẵn nhưng theo cách phù hợp nhất với những nhu cầu của riêng mình.
5. Về nguồn cảm hứng
Hãy tự tìm cho mình một hình mẫu để bắt chước, bước những bước của người đó (nhưng không phải hoàn toàn mù quáng) và trên con đường đi, hãy thêm vào những cải tiến, sáng tạo của bạn thân.

15 gợi ý
1. Phải có niềm tin vào trí nhớ của mình và dựa vào trí nhớ đó
2. Hãy viết rõ ràng, bằng mực đen trên nền giấy trắng
3. Hãy học cùng một Hevrutha, nói to khi học và nói có ngữ điệu
4. Học trong lúc tản bộ hoặc đung đưa người và học trong tâm trạng vui vẻ.
5.Hãy học ở một nơi cho bạn nguồn cảm hứng, trái tim bạn phải muốn có mặt ở nơi đó.
6. Hãy tránh xa những điều phiền toái, chúng chỉ làm phân tán sự chú ý của bạn mà thôi.
7. Hãy áp dụng những phương pháp làm tăng khả năng tập trung: một lời cầu nguyện, một bài hát, hay bất cứ điều gì cho bạn đông cơ học tập
8. Hãy bắt đầu bằng một thứ gì đó dễ thôi nhưng phait thú vị
9.Thà học hai tiếng trong khi năng lượng dồi dào còn hơn là năm tiếng mà cơ thể mệt mỏi.
10. Khi học, hãy lướt cùng với con sóng của tài liệu học tập. Khi năng lượng đã cạn, hãy nghỉ giải lao và để đầu óc thảnh thơi hoàn toàn.
11. Hãy tóm tắt những khái niệm, ý chính bbằng nhữn từ chủ đạo có thể giúp khởi động trí nhớ của bạn sau này.
12. Hãy tạo ra một chuỗi các từ chủ đạo bằng một câu chuyện liên tưởng
13. Hãy sắp xêp scác thông tin một cách logic – theo nhóm và theo thứ tự thời gian, v.v.
14. Hãy sử dụng những từ viết tắt, những biểu tượng đối lập và biểu tượng song song.
15. Luôn luôn nhắc lại và ôn luyện thường xuyên.

Tri tue do thai

09/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Lập kế hoạch cho khóa học (P1)

Không có sự thành công lâu bền nào lại thiếu sự chuẩn bị kĩ càng. Việc dạy học đòi hỏi người dạy và cả người học có kĩ năng lập kế hoạch thật tốt để đạt được thành quả cao.

Nếu coi mục tiêu cuối cùng của việc dạy là giúp đỡ người học đạt được mức độ cao hơn của việc học và trưởng thành thì công tác lập kế hoạch trong giảng dạy bao gồm hai việc chính: tạo lập một kế hoạch trợ giúp toàn diện để người học đạt được mục tiêu đề ra của khóa học, và trợ giúp người học tạo lập một kế hoạch học tập khả thi để đạt được các mục tiêu đề ra của chính mình trong khuôn khổ của khóa học được cung cấp.

Về nhiệm vụ thứ nhất của việc lập kế hoạch, Ken Bain đã tổng kết được những câu hỏi quan trọng nhất cho nhà giáo để chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy của mình, gọi tắt là bản hướng dẫn (checklist) mười ba câu hỏi liệt kê dưới đây.

Mười ba câu hỏi chuẩn bị (Ken Bain)

1. Khóa học của tôi sẽ giúp sinh viên trả lời những câu hỏi quan trọng nào, hoặc khóa học ấy sẽ giúp họ phát triển những kĩ năng, khả năng , và phẩm chất nào; và bằng cách nào tôi sẽ khuyến khích sinh viên của mình quan tâm đến những câu hỏi và những khả năng ấy?

2. Sinh viên phải có hoặc phải phát triển những khả năng suy luận nào để trả lời những câu hỏi mà khóa học nêu ra?

3. Những mô hình nhận thức nào sinh viên có thể mang theo mà tôi muốn họ thách thức? Bằng cách nào tôi có thể giúp họ kiến thiết sự thách thức về phương diện tri thức đó?

4. Sinh viên nào của tôi sẽ cần phải hiểu những thông tin nào để có thể trả lời được những câu hỏi quan trọng của khoa học và thách thức những giả định của họ? Bằng cách nào họ sẽ có được những thông tin ấy một cách tốt nhất?

5. Đối với những sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu câu hỏi cũng như trong việc sử dụng chứng cớ và suy luận để trả lời các câu hỏi đấy thì tôi sẽ giúp đỡ họ như thế nào?

6. Bằng cách nào tôi sẽ khiến cho sinh viên của tôi đương đầu với những vấn đề mâu thuẫn nhau ( có thể là kể cả những tuyên bố mâu thuẫn nhau về chân lí) và khuyến khích họ nắm bắt được ( có thể qua sự hợp tác làm việc ) những vấn đề ấy?

7. Làm sao tôi biết sinh viên của tôi đã biết những gì và trông đợi những gì từ khóa học ,và làm sao tôi hòa giải những khác biệt giữa những mong muốn của mình và mong muốn của SV.

8. Làm sao tôi có thể giúp sinh viên học được cách học, cách khảo sát và đánh giá chính việc học và suy nghĩ của họ, cũng như cách đọc [các tài liệu] có hiệu quả hơn, có tính cách phân tích hơn, và một cách chủ động hơn?

9. Làm sao tôi biết sinh viên của tôi học được điều gì đó trước khi tôi đánh giá việc hoc của họ, và làm sao tôi cho ý kiến phản hồi trước khi có – và độc lập với – bất kì một sự kiểm tra đánh giá nào?

10. Tôi sẽ truyền đạt cho sinh viên của mình theo cách nào để duy trì được sự suy nghĩ của họ?

11. Bằng cách nào tôi sẽ giải thích rõ những tiêu chuẩn tri thức và nghề nghiệp mà tôi sẽ sử dụng trong việc đánh giá công việc của sinh viên, và giải thích tại sao tôi lại sẻ dụng những tiêu chuẩn đó? Bằng cách nào tôi sẽ giúp sinh viên của mình sử dụng những tiêu chuẩn đó để tự đánh giá những công việc của chính họ?

12. Bằng cách nào sinh viên và tôi hiểu được một cách tốt nhất bản chất, sự tiến bộ và chất lượng học tập của họ?

13. Bằng cách nào tôi sẽ tạo ra một môi trường học tập tự nhiên và có tính phê phán, ở đó tôi đưa những kĩ năng và thông tin mà tôi muốn dạy vào sinh viên bài tập ( những câu hỏi và nhiệm vụ) mà sinh viên sẽ thấy là hấp dẫn – những nhiệm vụ đích thực có khả năng khơi dậy sự tò mò, thách thức sinh viên suy nghĩ lại những giả định của họ và xem xét những mô hình nhận thức của họ về thực tại? Bằng cách nào tôi sẽ tạo ra một môi trường an toàn nơi đó sinh viên có thể làm thử, chấp nhận thất bại, nhận phản hồi, và thử lại?

Bằng cách trả lời cho những câu hỏi trên, nhà giáo không chỉ có được bản kế hoạch chi tiết nhất cho công việc giảng dạy của mình, mà còn biết được những việc làm cần thiết để thực thi thành công kế hoạch đó. Tuy nhiên, đó mới là sự khởi đầu. Mọi việc có giá trị hoàn toàn nằm ở khâu thực thi kế hoạch đó. Và vì vậy việc thiết lập kế hoạch phải hướng đến tính khả thi, sự linh hoạt và tính thích ứng với thực tế trong khoảng thời gian thực hiện kế hoạch. Do vậy, các chi tiết của việc lập kế hoạch giảng dạy và khả năng cập nhật những thay đổi trong thực tiễn dạy học cũng không kém phần quan trọng. Những chi tiết quan trọng nhất có thể kể đến:

Thiết lập mục tiêu của khóa học

Trước khi bắt đầu mọi việc cần xác định rõ mục tiêu của khóa học là gì. Thông qua đó, người dạy sẽ quyết định cần phải chuẩn bị những gì về mặt nội dung, hoạt động, bài tập, công cụ hay phương pháp luận giảng dạy, học tập và đánh giá để cùng học trò của mình đạt được mục tiêu đề ra. Việc thiết lập mục tiêu cẩn tính tới cả sự tương thích với tiêu chuẩn (như đề cương khóa học theo chuẩn quốc tế, hoặc theo quy chuẩn của nhà trường v.v.) và linh hoạt để phù hợp với sự đa dạng trong nhận thức cũng như tính cách của sinh viên.

Có được mục tiêu tốt và rõ ràng, truyền đạt rõ ràng và thảo luận liên tục mục tiêu đó với học trò sẽ đóng góp phần không nhỏ vào sự hiệu quả của việc học. Để có được mục tiêu tốt, có thể nhà giáo sẽ phải nhìn xa hơn bản thân khóa học mình triển khai, mà phải nhìn vế phía quá khứ để biết khóa học này sẽ là tiếp diễn của cái gì, và nhìn về tương lại để biết khóa học có thể mang lại điều gì hữu ích cho việc học tập và làm việc của người học sau khi kết thúc khóa học.

Mặc dù mỗi khóa học có thể chỉ có vài mục tiêu chính yếu, ví dụ như một khóa học nhập môn lập trình có thể có mục tiêu đại thể như sau:

Kết thúc khóa học này, sinh viên có thể

  • Nắm vững vai trò của máy tính trong việc góp phần giải quyết các bài toán thực tiễn
  • tự tin với khả năng viết được các chương trình máy tính nhỏ nhưng hữu ích trong cuộc sống.
  • có được kiến thức cơ bản để tiếp tục khóa học nâng cao “Kĩ thuật lập trình”.

Tuy vậy, mục tiêu đó thường phải được chi tiết hóa thành các mục nhỏ hơn, bám sát thời khóa biểu để cả người dạy và người học cùng cộng tác đi đến cái đích cuối cùng. Để đạt được hiệu quả tốt trong việc xác lập mục tiêu, ta có thể sử dụng Phân loại Bloom để cụ thể hóa các mức độ của từng mục tiêu nhỏ.

Đối với các khóa học đóng gói tiêu chuẩn (theo dạng chuyển giao chương trình hoặc theo chuẩn của hiệp hội) thường nhà giáo phải tuân thủ rất chặt chẽ quy định của khóa học, trong đó có cả mục tiêu của khóa học. Vì thế nhà giáo ít có điều kiện để thay đổi hay tùy biến mục tiêu của khóa học. Thay vào đó, nhà giáo cần chi tiết hóa cách hiểu và phác thảo cách đạt được mục tiêu đó cùng với sinh viên của mình.

Một việc không kém phần quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu là phải làm cho sinh viên hiểu rõ mục tiêu và cách thức cơ bản để đạt được mục tiêu đó của khóa học. Chỉ với sự hiểu biết rõ ràng và chi tiết về mục tiêu khóa học, sinh viên mới có thể tự định hướng cho các hoạt động học tập của mình để đi đến đích. Hơn nữa, sinh viên cần có đủ hiểu biết về các phương tiện để đạt được mục tiêu đó theo cách thức đặc thù, hiệu quả liên quan tới khóa học. Một trong các phương tiện mang tính cốt lõi chính là khả năng đọc có chất lượng. Nhà giáo rất hay mắc phải lỗi thường gặp là giả định sinh viên có khả năng đọc hiểu tốt các tài liệu mình đưa cho họ; nhưng thực ra không phải. Kĩ năng đọc tài liệu chuyên ngành (hoặc đặc thù) không phải luôn luôn sẵn có trong mỗi sinh viên. Nói rộng ra, để học được một khóa học nào đó, có khi sinh viên cần được trang bị một bộ các kĩ năng mềm cần thiết, và chúng hiển nhiên là không tự nhiên có sẵn.

Hiểu rõ sinh viên

Thực hiện song song với việc xác lập mục tiêu là chuẩn bị dữ liệu về sinh viên – đối tượng trung tâm của khóa học. Việc này sẽ giúp nhà giáo chủ động hơn trong việc điều chỉnh tốc độ, phương pháp và dung lượng nội dung trong quá trình giảng dạy để thích hợp với người học cũng như nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc giảng dạy và hỗ trợ sinh viên học tập.

Sinh viên đến với khóa học có thể có thành phần rất đa dạng: người hoàn toàn mới với nội dung của khóa học, người đã có một chút kinh nghiệm với khóa học, các kĩ sư lành nghề muốn đến học hỏi thêm một chút thông tin mới, các nhân viên bị ép buộc đi học theo diện đào tạo của công ty, các sinh viên hoàn toàn bị động do sự thu xếp của gia đình, v.v. Động cơ của từng sinh viên là rất khác nhau đòi hỏi phải có sự phân loại tương đối và kế hoạch thích ứng trong các hoạt động giảng dạy và học tập.

Các dữ liệu về sinh viên có thể thu thập được trong quá trình sinh viên nhập học hoặc trực tiếp khảo sát trên lớp. Mặc dù việc tìm hiểu sinh viên không hề đơn giản, nhưng cần phải hoàn thành càng sớm càng tốt. Vì nế để đến giữa khóa học ta mới biết được sinh viên cần gì khi tham dự khóa học thì thông tin đó ít có giá trị sử dụng.

Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng để tìm hiểu thêm thông tin về sinh viên, động lực học tập và sơ bộ về kĩ năng của sinh viên:

  • Lý do để tham dự khóa học của sinh viên là gì?
  • Sinh viên mong đợi điều gì khi tham gia lớp học?
  • Người học hiện đang làm gì?
  • Phong cách học tập của sinh viên là gì?
  • Có sinh viên nào không thể mô tả cách học tập của mình hay không?
  • Trước lớp học này sinh viên đã học lớp nào tương tự thế chưa?
  • Sinh viên đã có thành tích nào trong học tập hay công việc trước đó hay không?

Để trả lời các câu hỏi trên, có khi chỉ cần khảo sát hồ sơ sinh viên là nắm được cơ bản, có khi ta phải thực hiện một số bài survey nhỏ sử dụng bài test Myer-Briggs để nắm được tâm lí và tính cách người học, hoặc sử dụng một bài Quiz nhanh để kiểm tra kiến thức của sinh viên, hoặc có một hội thoại ngắn với sinh viên để thu thập dữ liệu.

Căn cứ trên các cứ liệu thu được, nhà giáo có thể điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho phù hợp. Ví dụ, nếu trong lớp có sinh viên đã đạt giải olympic tin học toàn quốc đi học với mục tiêu cao hơn thì có thể tăng khối lượng công việc độ khó của các hoạt động học tập; nếu là nhân viên đã nắm được cơ bản thông tin về khóa học thì việc học lại cần phải tập trung vào các bài tập tình huống để rèn luyện khả năng ứng dụng của khóa học hoặc rèn luyện thêm với mức độ chi tiết cao hơn để thi đạt các chứng chỉ chuyên ngành; với các sinh viên có nền thấp lại cần các chăm chút chi tiết về các kiến thức và kĩ năng nền tảng; hay đối với các sinh viên bị động không có động lực thì cần chăm chút để đánh thức sự ham học v.v.

Cũng trên cơ sở như vậy nhà giáo có thể thiết lập các nhóm làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ: khóa học đào tạo phương pháp sản xuất phần mềm Scrum gồm rất đối tượng khác nhau đến tham dự với các công việc chuyên biệt gồm giám đốc điều hành, sinh viên mới ra trường, lập trình viên lâu năm, chuyên viên kiểm thử, nhân viên đảm bảo chất lượng. Đến với khóa học Scrum, người học có nền tảng rất khác nhau và có mục đích khác nhau khi tham dự khóa học: tìm hiểu kĩ hơn về quy trình làm phần mềm, áp dụng cho công ty mới thành lập, cải tiến hiệu quả công việc hiện tại của nhóm, hay cải tiến năng lực cá nhân v.v. Thông qua việc nắm bắt được thông tin cơ bản của lớp học, huấn luyện viên có thể sắp xếp các học viên vào các “công ty ảo” với đầy đủ các phòng ban chức năng để bắt đầu quá trình học tập qua trải nghiệm phương pháp mới trong suốt khóa học. Cũng có lúc, các bài tập chỉ dành riêng cho đội ngũ quản lý.

(Tiếp phần 2)

06/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Sơ bộ về các lý thuyết của Bloom, Dreyfus và Kolb (P. cuối)

Tiếp theo  Phần 1, Phần 2

David Kolb đã giới thiệu một mô hình học tập dựa trên trải nghiệm (experiential learning, thường được biết đến với cái tên Chu trình học tập Kolb) nhằm “quy trình hóa” việc học với các giai đoạn và thao tác được định nghĩa rõ ràng. Thông qua chu trình này, cả người học lẫn người dạy đều có thể cải tiến liên tục chất lượng cũng như trình độ của việc học. Đây là một trong số các mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong việc thiết kế chương trình học, thiết kế bài giảng, trong việc huấn luyện cũng như trong các hướng dẫn  học tập cho các khóa học sau phổ thông.

Chu trình học tập Kolb gồm bốn bước được mô tả như hình dưới đây:

Chu trình học tập Kolb

Chu trình học tập Kolb

Trong đó, Kolb khuyến cáo trình tự của việc học theo mô hình học tập thực nghiệm cần tuân thủ trình tự của Chu trình, nhưng không nhất thiết phải khởi đầu từ bước nào trong Chu trình. Tuy nhiên Kolb dựa trên giả định quan trọng về việc học: tri thức khởi nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo (hoặc tái tạo) chứ không phải là ghi nhớ những gì đã có. Cần vận dụng đúng Chu trình Kolb để có thể phát huy hiệu quả.

Kolb và các nhà nghiên cứu khác đã đi xa hơn khi nhận thấy rằng, với sự lựa chọn điểm khởi đầu và thiên lệch sự tập trung vào một giai đoạn nào đó sẽ cho thấy phong cách học tập của từng người (hoặc từng môn học).

Quan điểm cơ bản trong mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm này là người học cần thiết phải phản tỉnh (reflect, từ khác: chiêm nghiệm) trên các kinh nghiệm của mình để từ đó khái quát hóa và công thức hóa các khái niệm để có thể áp dụng cho các tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng-sai, hữu dụng-vô ích,v.v. ; từ đó lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.

Chu trình này yêu cầu người học có một kỉ luật trong việc học thông qua việc lên kế hoạch, hành động, phản tỉnh và liên hệ ngược trở lại các lý thuyết.

Dưới đây là mô tả chi tiết hơn về các bước trong Chu trình Kolb:

Kinh nghiệm Rời rạc (Concrete Experience)

Người học có thể đã đọc một số tài liệu, tham dự bài giảng, xem một số video trên Internet về chủ đề đang học tập, hoặc đã thử làm thử theo hướng dẫn của một số bài giới thiệu nhập môn (tutorial) về chủ đề cần học, hoặc tự mình mò mẫm trong giây lát với máy móc trong phòng lab v.v. Tất các các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học. Và chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập. Tuy vậy, kinh nghiệm quan trọng nhất là những kinh nghiệm mà các giác quan của con người có thể cảm nhận rõ ràng được (sensory experience).

Thông thường, người học dạng “hời hợt” (surface learning) thường chỉ dừng lại ở các kinh nghiệm đó, ghi chép lại và chờ cho tới kì thi và kết thúc việc học. Theo gợi ý của Chu trình Kolb, đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Quan sát có suy tưởng (Reflective Observation)

Người học cần có các phân tích, đánh giá các sự kiện và các kinh nghiệm đã có. Sự đánh giá này cần mang yếu tố “phản tỉnh”, tức là tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem mình cảm thấy thế nào, có hiểu được hay không, có thấy nó hợp lý hay không, có thấy nó đúng hay cảm thấy nó “có gì đó không ổn”, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua hay không, v.v. Đối với việc học, việc suy tưởng hàm ý sâu sắc rằng ta phải luôn tự hỏi và tự trả lời “việc học có tiến triển tốt đẹp hay không?”, và thuần túy sử dụng trực giác để trả lời câu hỏi đó. Trong quá trình suy ngẫm, và xa hơn nữa là ghi lại các suy tưởng ấy theo một cách tự nhiên và tự thân, ta sẽ rút ra được các bài học cũng như định hướng mới cho chặng đường học tập tiếp theo thú vị và hiệu quả hơn. Đối với việc dạy, nhà giáo sử dụng kĩ thuật tương tự áp dụng cho việc dạy của mình, và cho việc học của học trò để có được các phương án và hành động hiệu quả hơn. Một số hình thức suy tưởng (reflection) vận dụng sâu hơn các hình thức tra cứu, phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn, đưa ra các đánh giá về kinh nghiệm vừa trải qua. Khi suy tưởng, chúng ta sẽ “tham gia” sâu hơn vào quá trình, bản thân điều đó cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho việc học tập. Với việc suy tưởng có chất lượng, ta sẽ có được các cải tiến, nâng cấp, điều chỉnh cho tiến trình phát triển của việc học tập.

Khái niệm hóa (Conceptualization)

Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc, người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được. Từ kinh nghiệm, ta có các khái niệm, “lí thuyết mới”. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”, hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lại trong não bộ. Không có bước này, các kinh nghiệm sẽ không thể được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là các trải nghiệm vụn vặt nhặt được trong tiến trình học tập hay thực hành.

Giai đoạn khái niệm hóa kết thúc bằng việc ta lập một kế hoạch cho cách hành động tiếp theo trong thời gian tới. Thông thường giai đoạn này được tiếp nối giai đoạn trước (Quan sát có suy tưởng) một cách tự nhiên bằng việc trả lời cho các câu hỏi quan trọng trong quá trình quan sát và suy tưởng – có thể coi như kết luận của toàn bộ quá trình suy tưởng, và giai đoạn tiếp theo sẽ là giai đoạn kiểm chứng kết luận đó có đúng hay không.

Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation)

Ở giai đoạn trước, người học đã có một bản “kết luận” được đúc rút từ thực tiễn với các luận cứ và suy tư được liên kết chặt chẽ. Bản kết luận đó có thể coi như một giả thuyết, và ta phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Việc này hết sức quan trọng trong việc hình thành nên tri thức thực sự. Theo Kolb và những người theo đường lối tạo dựng (hay “kiến tạo” – constructivism), chân lí cần được lĩnh hội, hoặc kiểm chứng được. Đây là bước cuối cùng để chúng ta xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm từ bước trước.

Đối với việc học lập trình, ta có thể có một ví dụ cho việc thực thi Chu trình Kolb như sau:

Mục tiêu: làm chủ  kĩ thuật lập trình theo cặp (Pair-programming)

  • Bước 1: Sau khi đọc đọc tài liệu về pair-programming, thử làm cặp với một người bạn, người học đã có những trải nghiệm ban đầu về pair-programing.
  • Bước 2: Thảo luận với bạn học về cảm giác, quy trình và phối hợp khi lập trình theo cặp. Có chỗ nào không ổn. Ghi lại các cảm nhận quan trọng, đọc lại giáo trình để xem mình làm có đúng không. Khi gặp chỗ không ổn thử lên mạng tìm kiếm cách cải thiện, tham khảo các thảo luận khác về lập trình theo cặp để rút ra kết luận. Ghi lại các suy tưởng đó vào một trang blog cá nhân hoặc một cuốn nhật kí học tập của riêng mình.
  • Bước 3: Phác thảo Best Practices khi thực hiện pair-programming, ghi lại thành “Quy trình lập trình theo cặp”
  • Bước 4: Thực hiện theo quy trình đã đề xuất, và lặp lại Bước 1.

Notes: Các nghiên cứu gần đây phê bình mô hình Kolb, vốn ra đời từ 1984, là quá đơn giản, hoặc quá lí tưởng, hoặc có khi không khớp với thực tế học tập của sinh viên và có phần thiếu hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Một số tác giả cho rằng việc học không nhất thiết phải tuân thủ kiểu tuyến tính như Kolb mô tả. Tuy vậy Kolb vẫn là một trong các hướng dẫn quan trọng cho người học, đặc biệt trong lĩnh vực “thực hành”. Đối với nhà giáo, ta có thể tiếp nhận Kolb với quan điểm phát triển và phê phán. Theo đó, tự mình phải suy tưởng về Kolb và đưa ra các gợi ý thích hợp cho môn học của mình; có thể nghĩ tới Chu trình Kolb như là một “gợi ý” hoặc một “mô típ học tập” hơn là một phương pháp thực hành cứng nhắc. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các mô hình khác như các chu trình của Juch, Kelly hay của Pleiffer & Jones để so sánh với Kolb.

04/01/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Nghĩ về giáo dục lúc mơ màng

“Nhất tự vi tư” – Quên câu ấy đi

Con chữ do tự mình học lấy, không ai nhồi nhét được. Chừng nào còn rao giảng “Nhất tự vi sư” thì chừng đó Thầy còn đứng ở trung tâm của giáo dục. Nhưng cái rốn phải là Trò mới đúng.

Instructor 2.0

Thầy không phải là thầy theo nghĩa sư phụ – người cha, tức bề trên nữa, Thầy chỉ là người chỉ đường thôi. Quan niệm Thầy là Instructor tức là đổi chiều quan hệ Thầy trò từ quan hệ thẳng đứng – từ trên xuống – sang chiều ngang, người dẫn đường, người theo sau, và đi cùng. Dân chủ hơn. Một số Thầy đã yêu cầu Trò xưng “tôi” trong giao tiếp thầy trò. Đó mới chỉ là Instructor đời 1.0, bước thay đổi căn bản về Tư duy.

Version 2.0 của Instructor quy định phong cách làm giáo dục mới của người Thầy: thời của công nghệ dạy học, khoa học giáo dục và thời đại của đại chúng. Giáo dục muốn đại chúng phải tùy biến được, phù hợp với nhiều người hơn. Thế thì không thể nào không viện dẫn đến nghiên cứu về việc dạy và học, các ứng dụng về giáo dục học và công nghệ giáo dục để tối ưu hóa tiến trình giáo dục. Trước đây công sức 100% nhờ thầy, nên sức đáp ứng có giới hạn, 1 thầy – 20 trò, nay con số ấy có thể tăng lên 1-50 hoặc hơn thế nữa. Muốn thế cần dân chủ hóa nền giáo dục thêm nữa, đẩy nhiều trách nhiệm về người khác thay vì chỉ trông chờ vào người thầy. Trò phải lên phiên bản 2.0 và Thầy cần hỗ trợ của các công nghệ phụ trợ, trong đó có máy tính là thành phần chủ đạo.

Student 2.0

Sinh viên đời mới được quyền có chủ kiến về việc học của mình và phải biết tự chịu trách nhiệm về việc học của mình. Đồng thời phải biết được cách học tốt nhất; được cung cấp Công nghệ học tập để trợ giúp chính mình trong quá trình phát lộ khả năng cá nhân, tự lên kế hoạch và  theo dõi tiến trình học tập của bản thân. Trò đời 2.0 phải biết quên cái câu “Nhất tự vi sư đi” để tự mình hành trình trên con đường lĩnh hội tri thức. Trò đời mới phải biết Trải-nghiệm việc học như là một Trải nghiệm cuộc đời, chứ không phải là quá trình thu nạp thông tin một cách thụ động theo đường lối của ai đó. Bản thân Trò là một người Đã-trưởng-thành đang tham gia cái quá trình giáo dục ấy chứ không phải là Người-sẽ-trưởng-thành được nhào nặn bởi tiến trình giáo dục.

Class 2.0

Lớp học không phải là nơi truyền ý chỉ của tiền nhân, không chỉ là nơi truyền thông điệp của người thầy. Nó là thao trường của trí tuệ. Các thử thách, công cụ, phương pháp, lý thuyết, kĩ năng chỉ là thứ cung cấp cho sự luyện tập thật sự trong thao trường. Thao trường ở đây cần đủ khắc nghiệt, nhưng phải giữ được cái chất Thật của cuộc sống để nó không trở thành Nơi-chuẩn-bị cho cuộc sống mà là Nơi-cuộc-sống-diễn ra với một loạt các hoạt động đặc thù.

Curriculum 2.0

Khóa học được thiết kế với đầy đủ các yếu tố môi trường, giáo trình, phương pháp, người thầy và người trò tương thích với triết lý đổi mới để có thể thực sự trải nghiệm hoạt động tự trưởng thành của Thầy và Trò. Trung tâm của chương trình học có thể không hẳn là Trò, mà là không-gì-cả. Tất cả đều là một mạng lưới với vai trò không thể thiếu trong hệ thống. Môi trường là nơi đắm mình của các hoạt động, cần được thiết kế và duy trì tính tương thích với triết lý giáo dục mới, với Thầy mới và Trò kiểu mới. Giáo trình là cẩm nang hướng dẫn lộ trình cùng đi đến đích của Thầy và Trò, phương pháp là tinh thần của cuộc sống giáo dục, công cụ là cái xe chở tinh thần đó; Thầy và trò là người vận hành cỗ xe giáo dục của chính họ.

Environment 2.0

Không khí 2.0 phải toát lên từ cái bàn, cái ghế, tới cái máy tính hay những nhân viên không trực tiếp tham gia việc giảng dạy. Việc học là một hoạt động sống, nó cần có hệ sinh thái chứ không được cô lập. Không có môi trường thích hợp, giáo dục dễ sa vào bế tắc.

Center 2.0

= Student 2.0 + Instructor 2.0 + Class 2.0 + Curriculum 2.0 + Environment 2.0

(Bài đăng lại một entry ngày 20-11-2010)

03/01/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Giáo dục

Lộ trình Scrum

Thời gian qua có nhiều người hỏi tôi về việc học Scrum và thi các chứng chỉ liên quan đến nó. Dưới đây là tổng hợp các bước mà một người học Scrum có thể tham khảo để nhanh chóng đạt được khả năng ứng dụng Scrum vào công việc của mình. Tôi tạm gọi nó là “Lộ trình Scrum”. “Scrum works for idiots” (Schwaber), bạn có thể bắt đầu ngay lộ trình này.

Road a head

1. Tìm hiểu Scrum là gì

Bạn có thể bắt đầu rất nhanh với các cắt nghĩa ngắn gọn trên một trang giấy với bài viết “What is Scrum?“, hoặc bài viết “Scrum là gì?“, để có được cảm giác về Scrum và rất nhiều câu hỏi.

2. Đọc kĩ và hiểu cặn kẽ các tài liệu nhập môn

Việc đọc và hiểu Scrum sẽ giúp ta nắm được các vấn đề cốt lõi và sớm tránh được các lỗi thường gặp không đáng có. Tuy nhiên, làm Scrum bạn không cần đọc quá nhiều. Hiện nay có hai tài liệu nhập môn quan trọng được dùng cho hầu hết các khóa đào tạo cơ bản về Scrum. Đó là “Scrum Guide” do chính tác giả Scrum cập nhật liên tục – đây là tài liệu chính quy về các thuật ngữ trong Scrum; và Scrum Primer với các hướng dẫn thực hành chi tiết hơn. Cả hai tài liệu này đã được Việt hóa. Bạn có thể tải về và đọc theo các liên kết dưới đây:

  • Scrum Guide (bản tiếng Anh) ,  và bản tiếng Việt.
  • Scrum Primer (bản tiếng Anh) và bản tiếng Việt.

Một cuốn sách khác với rất nhiều chi tiết về hướng dẫn thực hành cũng đã được HanoiScrum biên dịch, cuốn “Scrum và XP từ những chiến hào”, bạn có thể đọc nhanh để tìm kiếm các phương pháp thực hành tốt khi áp dụng Scrum.

Trong quá trình tự đọc, bạn có thể cần dùng Google rất nhiều để tìm hiểu thêm về các câu hỏi chưa được trả lời. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hướng dẫn, kinh nghiệm quý trên các trang “chính thống” về Scrum như www.scrumalliange.org hay www.agilealliance.org. Hanoi Scrum (www.hanoiscrum.net) đang có nhiều nỗ lực Việt hóa các tài liệu học tập agile và Scrum, sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng cho người học.

Nếu đọc xong các cuốn sách này, khí thế hừng hực và muốn bắt tay ngay vào thực hành thì .. cứ làm luôn! Scrum cho phép bạn học hỏi và tiến bộ qua thực tiễn công việc (empirical) hơn là qua sách vở. Vì thế học Scrum qua công việc là cách làm … rất scrum :). Đừng chờ đợi đến lúc hiểu hết về Scrum mới bắt tay vào làm, điều đó là không thực sự cần thiết.

3. Tham gia một khóa học chính quy về Scrum, thi và trở thành thành viên của cộng đồng

Kiểm tra các khóa học trên Hiệp hội chính thức của cộng đồng sử dụng Scrum: http://www.scrumalliance.org/pages/scrum_certification hoặc http://courses.scrum.org/. Các khóa học này thường là đắt đỏ (trên USD700), và vì vậy bạn nên đặt mục tiêu rõ ràng trước khi quyết định trả tiền.

Ở Việt Nam, bạn có thể tìm học tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Bên cạnh các khóa học chính quy trên, hiện nay nhóm Hanoi Scrum có tổ chức khóa học ngắn “Scrum Foundation” cho người mới bắt đầu. Bạn có thể đăng kí để học, miễn phí và chất lượng không quá tồi 😉

Ngay cả khi bạn đã thực hành Scrum một thời gian, việc tham gia các khóa học này vẫn mang lại nhiều giá trị. Bạn có cơ hội chuẩn hóa lại các hiểu biết của mình, đối chiếu và so sánh với những đồng nghiệp ở nơi khác, và học từ họ những kinh nghiệm quý báu. Qua các khóa học này, bạn cũng có thể thiết lập các mối quan hệ bằng hữu lâu dài và có giá trị.

4. Thực hành Scrum và chia sẻ với Scrum Buddies trong phạm vi địa phương hoặc toàn cầu

Nhiều người cho rằng, học thông qua cộng đồng là cách học tốt nhất, thực tế nhất; đặc biệt là cho người đang đi làm.

Nếu bạn đã học ít nhất một khóa học chính thức của ScrumAlliance.org thì bạn sẽ là thành viên của Hiệp hội này của cộng đồng, có tài khoản trên trang web và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp toàn cầu.

Tại Việt Nam, có hai nhóm tích cực với nhiều hoạt động (hằng tháng, thường niên) ở Tp. HCM (www.agilevietnam.org), và Hà Nội (www.hanoiscrum.net). Thông qua các nhóm thảo luận trên Facebook (/hanoiscrum; /agilevietnam), LinkedIn, và các sự kiện offline hằng tháng, bạn có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi cùng nhiều người trong ngành phần mềm (CEO, PM, Developer, Tester, Scrum Master, Sinh Viên v.v.). Tại HCM bạn sẽ có cơ hội diện kiến Ken Schwaber qua Skype. Ông đã thực hiện một số buổi nói chuyện đầu tiên trong các sự kiện hằng tháng của Agile forum Vietnam, và sẽ tiếp tục có các hoạt động cộng tác tiếp theo. AgileVietnam và HanoiScrum sẽ tiếp tục tổ chức Agile Tour và các sự kiện “lớn” khác để cộng đồng có thể học hỏi và chia sẻ với nhau.

Bạn nên tới các sự kiện hằng tháng của các nhóm này để học tập, chia sẻ và xây dựng cộng đồng. Thông qua đó phát triển năng lực Scrum và agile của mình. Nếu bạn ở Đà Nẵng, Cần Thơ v.v. – những nơi chưa có nhóm sinh hoạt thì có thể tự mình thành lập một nhóm như vậy. Nếu bạn băn khoăn về cách tổ chức, tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm với bạn.

5. Chọn cho mình một role ưa thích và sống cùng: Scrum Master, Product Owner, Scrum Developer, Scrum Professional hoặc Scrum Trainer.

Mỗi công việc đều đòi hỏi thời gian để thành thục, vì thế bạn cần đầu tư cho công việc bạn chọn lựa. Có thể sẽ mất thời gian vài năm để thuần thục role đó.

Với mỗi người, Scrum là một thứ gì đó riêng biệt:  framework, công cụ hay là một lối làm việc – lối sống. Bạn hãy tự tìm hiểu và cảm nhận nhé.

02/01/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 43 of 44« First...102030«41424344»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Thiết kế cuộc đời đáng sống

Thiết kế cuộc đời đáng sống

Sự ổn định đến từ giáo dục tiểu học

Sự ổn định đến từ giáo dục tiểu học

Được việc 3.0: Lối nghĩ khác hẳn về công việc hậu đại dịch

Được việc 3.0: Lối nghĩ khác hẳn về công việc hậu đại dịch

Được việc 3.0 bấm nút khởi động

Được việc 3.0 bấm nút khởi động

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (176)
    • Constructivism (4)
    • Học cách học (34)
    • Khai phóng Giáo dục (1)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (16)
  • Linh tinh xòe (56)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (38)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) complexity (4) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (8) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (7) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (43) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading