Có một việc mà đến giờ mình cảm thấy rất áy náy. Đó là việc mất lập trường đổi từ “cá nhân” thành “con người” theo gợi ý của anh Nhân và anh Hùng để cái “Tuyên ngôn Agile” nó “dễ hiểu hơn với người Việt” (nhưng dường như không hẳn).
Tuyên ngôn Agile
Chúng tôi đã phát hiện ra cách phát triển phần mềm tốt hơn bằng cách thực hiện nó và giúp đỡ người khác thực hiện.
Qua công việc này, chúng tôi đã đi đến việc đánh giá cao:
Con người và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ;
Phần mềm chạy tốt hơn là tài liệu đầy đủ;
Cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng;
Phản hồi với các thay đổi hơn là bám sát kế hoạch.Mặc dù các điều bên phải vẫn còn giá trị, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn các mục ở bên trái.
Nguyên gốc:
Manifesto for Agile Software Development
We are uncovering better ways of developing
software by doing it and helping others do it.
Through this work we have come to value:Individuals and interactions over processes and tools
Working software over comprehensive documentation
Customer collaboration over contract negotiation
Responding to change over following a planThat is, while there is value in the items on the right, we value the items on the left more.
Mặc dù vẫn bảo lưu việc dùng từ “cá nhân”, và vẫn chú thích về sự khác biệt và chờ đợi sự phản biện từ phía người tiếp nhận đối với bản dịch. Tuy vậy, đã quá nửa năm, nhiều người đã đọc nó, nhưng không một ai nhận ra và phàn nàn về việc “không chuẩn”. Dù đã gần như “yên trí” về bản dịch, mình vẫn thấy áy náy vô cùng.
Tới hôm nay sự kiên nhẫn không còn nữa, mình muốn cập nhật (thực ra là tái lập lại bản gốc) lại Tuyên ngôn với việc dùng từ “cá nhân” để vừa đảm bảo trung thành với nguyên gốc một văn bản mang tính tuyên ngôn, vừa truyền tải ý nghĩa sâu xa của việc dùng từ “individuals” chứ không phải “people”.
Phạm trù cá nhân (individual) thực tế là sự phát triển lên một cấp độ mới của phạm trù “con người” (people). Nếu people chỉ con người như là phạm trù trừu tượng, thì cá nhân ám chỉ một con người cụ thể, độc lập, tự chủ, có khả năng tự chịu trách nhiệm trước xã hội. Nhìn lại lịch sử, phương Tây (phạm trù “cá nhân” không xuất phát từ phương Đông, lại càng không thể dẫn xuất từ Việt Nam) đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm để con người trở nên con người-cá nhân, và sự khác nhau giữa people và individual rõ như ban ngày (trong từ điển):
peopleplural of peo·ple (Noun)
Noun: |
|
|
Synonyms: |
folk – nation – public – populace – population
|
in·di·vid·u·al/ˌindəˈvijo͞oəl/
Adjective: |
|
|
Noun: |
|
|
Synonyms: |
adjective. personal – particular – private – single – peculiar
noun. person – man – personage – personality
|
Trong câu “Individuals and interactions over processes and tools” có đề cập tới hai đối tượng quan trọng của vế bên trái là “cá nhân” – tức từng con người cụ thể hoàn toàn chủ động và độc lập trong nhóm cộng tác để phát triển phần mềm; đối tượng thứ hai là “sự tương tác” ám chỉ mối quan hệ trao đổi qua lại không thể thiếu giữa những cá nhân đó. Theo đó, các cá nhân phải tương tác với nhau để làm việc hơn là đứng cô lập giống như trong các quy trình truyền thống. Ví như ở waterfall, tester làm công việc gần như hoàn toàn cô lập so với developer, các tương tác là không bắt buộc giữa một tester và một developer; nhưng đó là điều không được cổ súy trong agile. Như vậy có nghĩa, agile vẫn nhấn mạnh cá nhân với đầy đủ kĩ năng cần thiết để làm việc, cùng với sự tương tác chặt chẽ và hiệu quả để từ đó phát huy tối đa giá trị các quy trình và công cụ nào đó. Nó không loại trừ quy trình và công cụ mà cho rằng giá trị to lớn không nằm ở đó. Ở đây Agile nhấn mạnh đến cách làm việc rất người chứ không giống như cách tiếp cận truyền thống vốn biến mỗi con người thành robot – thực thi một cách máy móc các công đoạn của quá trình sản xuất phần mềm.
Với sự cắt nghĩa rõ ràng này, mình sẽ cập nhật lại bản dịch tại HanoiScrum.net, như một sự sửa sai và xin lỗi tới các tác giả của Tuyên ngôn Agile vì đã trót nghe bạn mà phản thầy 🙂 Đối với dân kĩ thuật thì việc dùng từ “con người” hay “cá nhân” có thể chả quan trọng gì. Song le, việc dịch thuật thì phải tuân thủ cái quy tắc vàng của nó: tính trung thực.