DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Đọc, Giáo dục, Học cách học

Cao Xuân Hạo bàn về tự học

Đất Việt mình có nhiều người tự học mà thành tài, cũng có nhiều người viết rất hay về chuyện tự học. Một trong những bài tôi rất thích là bài “Bàn về tự học” của cụ Cao Xuân Hạo, một nhà khoa học trứ danh của nước ta, được đọc lần đầu trong cuốn “Tiếng việt, Văn Việt và người Việt” của cụ.

Nay dán vào đây để cùng bạn suy ngẫm, bài này được trích theo một nguồn trên Internet, lấy từ “Kiến thức ngày nay” năm 2001. Mời bạn cùng đọc.

Continue reading

15/05/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

“Tự tìm cách học”

Đó là tên của một chương trình với điểm mốc bắt đầu vào chiều nay ở 1A Yết Kiêu. Mục tiêu là tạo ra một không gian cho các bạn sinh viên tự mình tìm ra phương pháp học hiệu quả và thú vị cho riêng mình.

Không thông qua thuyết trình của các bậc “chuyên gia”, không thông qua các chương trình “kĩ năng mềm” chung chung, “Tự tìm cách học” là chương trình của sinh viên, cho sinh viên, vì sinh viên, nhưng lại bắt đầu từ … hai anh thầy :D. Rồi  cái gì của Caesar sẽ trả lại Caesar sớm thôi.

tu_hoc

Vài nguồn tài liệu căn bản cho để các bạn đọc và tham khảo.

1. Sách “Khuyến học” của hiền nhân Fukuzawa Yukichi. Đọc đi đọc  lại để nâng cao tinh thần học tập, để liên tục ngẫm nghĩ về “học cái gì” thì có ích. Giữa một bể thông tin, cần bắt đầu từ một cuốn sách tốt chứ không phải những lời khuyên sáo rỗng. Đây là cuốn sách giàu tư tưởng nhưng rất thực dụng. Nếu bạn nào thấy “khó xơi” những đoạn đặc thù nước Nhật, thì cứ thay vào đó bằng một cái tên Việt Nam đọc cho nó xuôi tai. Đảm bảo không chết ai. Hihi.

Đọc xong nhớ nghĩ xem có đúng không, vì sách này nổi tiếng từ lúc mà tất cả những người đọc nó ngày hôm nay còn chưa ra đời.

2. Sách “Để thành công ở trường đại học”. Đây là tập sách hiếm hoi được dịch ra tiếng Việt đề cập đến các kĩ năng thiết yếu của một sinh viên để “sống tốt” trong môi trường đại học. Phần nhiều sinh viên không mấy khi để ý đến việc rèn luyện các “kĩ năng mềm” này, dẫn đến các tình trạng “không biết thu xếp công việc”, “nước đến chân mới nhảy” mỗi dịp nộp bài hay thi cử, “không có hứng học”, “không biết sau này ra trường thì mình làm gì”, v.v.

“Phương pháp học tập” nghe có vẻ  lí thuyết, nhưng nó là vấn đề về kĩ năng nhiều hơn. Bạn không thể có cách học tốt nếu chỉ đọc vào mấy lời chỉ dẫn hời hợt tìm thấy trên một số diễn đàn trên Internet, hay bằng mấy cái bắt chước kiểu học A kiểu B của mấy bạn được điểm cao ở trường. Người học cần phải luyện cho được kĩ năng học tập chuyên nghiệp. Mấu chốt là làm. Thông qua chính việc thực hành các kĩ năng trong quá trình học của mình, bạn sẽ có được kĩ năng đó.

Chúng là những kĩ năng gì? Rất nhiều, như được đề cập trong địa chỉ dưới đây. Tuy vậy, cuốn sách “Để thành công ở trường đại học” gói gọn lại các kĩ năng thiết yếu nhất một cách có hệ thống và có thể làm được. Đó là một cách khôn khéo để các sinh viên non trẻ không khỏi bị ngợp.

3. “Cẩm nang chiến lược học tập” là một trang web rất hữu ích cho người học, đã được chuyển sang 39 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt.

Đây là nguồn tư liệc cực kì quý giá cho bất kì người học chuyên nghiệp nào. Tuy vậy, thông tin có thể sẽ hơi phân tán và có vẻ “quá nhiều” đối với một số người.

Tôi vẫn thành thực khuyên các bạn sinh viên là nên đọc kĩ hai cuốn sách bên trên, rồi sau đó tham khảo và mở rộng bằng địa chỉ số 3. Trong quá trình tự học, Google có thể là một người bạn đắc lực.

Hãy bắt đầu ngay thôi!

13/05/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Giáo dục

Agile education và khai phóng

Trong bài “Cá nhân và tương tác” nhân lúc suy tưởng về “Agile Education“, tôi từng viết

“Công cụ chỉ là công cụ. Nó chỉ cho hiệu quả tương ứng với quy trình, nội dung và phương pháp (và xa hơn nữa là định hướng, triết lí). Việc thay cái bảng bằng trình chiếu PowerPoint và máy chiếu không giải quyết được vấn đề chất lượng nào.”

Mới đây nhà giáo Phạm Toàn có đề cập tới mấy cái chuyện công cụ trong bài viết trên báo Lao Động số Tết:

“Một máy chiếu overhead thực chất có khi cũng chỉ ngang bằng cái bảng cho giáo viên đỡ bẩn vì bụi phấn, để giáo viên càng thêm thì giờ thao thao bất tuyệt vì đỡ công đi lại xóa bảng và viết bảng.

Một máy chiếu dùng công cụ powerpoint để giảng bài bằng các slide soạn sẵn hoặc dùng những đoạn phim minh họa có khi càng làm cho học sinh hết cơ hội suy nghĩ. Đúng thế, vì kết luận nằm sẵn ở slide cuối cùng chắc hẳn cũng là kết luận định sẵn trong đầu người rao giảng – nhờ thiết bị dạy học hiện đại mà có được một sự áp đặt ngọt ngào, mềm mại như quả đấm thép bọc nhung.”

Điều này nhắc nhở một số người chớ có lòe bịp thiên hạ và  chính mình về sức mạnh vạn năng của công nghệ: cứ áp dụng đồ công nghệ mới vào giáo dục là có thể nâng cao ngay chất lượng giáo dục, mua cái máy tính và nội dung tiên tiến là có thể đưa nền giáo dục tiến ngay lên hiện đại, cứ gắn lấy một cái mác ‘hot’ nào đó là thành hiện đại. Hiện đại hóa nằm ở tư duy và cách làm chứ không phải ở cái máy tính hay cái bảng trắng.

Cách làm ấy là gì, là  “thời của hoạt động”, là “học trò tự tìm lấy tri thức, tự mở mang trí tuệ của mình”.

Cái điều thứ 2 trùng với định hướng “khả năng tự học hơn là điểm số và bằng cấp” trong agile education. Thành tích học tập phải được đo bằng năng lực học trò tự học được hay không trong lĩnh vực (chuyên sâu hoặc phổ thông) của mình, chỉ có bồi dưỡng năng lực học tập tự định hướng mới có thể giúp học trò tự vươn lên chiếm lấy tri thức cho chính mình.

From: T

To: Các nhà giáo

Message: Tránh xa Powerpoint ra, càng nhiều càng tốt 😀

28/01/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Đổi mới giáo dục, việc gì làm trước?

Cụ Phạm Toàn, thủ lĩnh của nhóm Cải cách Giáo dục hiện đại Cánh Buồm có gợi ý ba việc nên làm trước trong công cuộc “dời non lấp bể” nền giáo dục nước nhà như sau:

1) Việc một, trước khi đạt tới việc “đi trước một bước”, hãy kiên trì nghiên cứu thay đổi cách học của trẻ em kể từ độ tuổi thấp nhất có thể, nhưng ít nhất cũng phải từ khi các em vào lớp Một.

Xưa nay hễ nghĩ đến Cải cách Giáo dục, người ta thường nghĩ nhiều đến thay đổi mục đích, mục tiêu của Giáo dục hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị. Phương diện tâm lý học của việc học rất ít được quan tâm nghiên cứu. Nay cần đề cao những công trình  nghiên cứu cách học của trẻ em để từ việc thay đổi cách học này mà chuyển sang nghiên cứu cách nhà giáo tổ chức việc học của trẻ em.

2) Việc hai, công tác thực nghiệm và triển khai rộng dần công việc thực nghiệm, giúp xác định tính đúng đắn của sản phẩm nghiên cứu trong việc một trên đây. Công việc nghiên cứu thực nghiệm này phải mang tính chất tự do và dân chủ.

Tự do, là các nhóm nghiên cứu thi thố tài năng để có sản phẩm mang nặng tính chất địa phương. Ngay dạy Tiếng Việt, giữa Hà Nội và Sài Gòn cũng có thể có cách học khác nhau, chưa nói đến so sánh giữa các thành thị lớn này và những người học ở các miệt vườn xa xôi, các vùng núi cao heo hút.

Dân chủ, là các nhóm nghiên cứu của các trường sư phạm phải được đối xử ngang nhau, cùng chịu những quy chế như nhau, cùng được hưởng kinh phí như nhau.

Mục tiêu giai đoạn làm việc hai này là chọn ra được những bộ sách và chương trình thích hợp hơn cả, có đủ khả năng đem dùng đại trà.

3) Việc ba, sau khi đã xác định được sản phẩm nghiên cứu tốt hơn cả, những sản phẩm (chương trình và sách giáo khoa) đã được trẻ em chấp nhận có khả năng nhân rộng thì sẽ tiến hành huấn luyện mới và huấn luyện lại các nhà giáo đứng lớp vốn được tuyển từ rất nhiều nguồn.

Công việc huấn luyện này cần được coi như là giai đoạn thực nghiệm sư phạm nhờ đã tìm ra được cách học của trẻ em.

Phạm Toàn – “Xoay hướng đình“

Dạy cách học đúng là mấu chốt. Dạy được cách học thì việc học của trẻ em sẽ tự nhiên đâu vào đấy. Bên cạnh đó, cách tiệp cận đúng cho các bước thay đổi nên là thực nghiệm (emprical) – bước đi nhỏ, lấy dữ liệu thực tiễn để xác định các bước đi tiếp theo hợp thực tế; không phải là cứ vẽ ra một viễn cảnh xa vời với những chương trình “khủng” (cả tiền, và thời gian dài khủng khiếp), đem học sinh ra làm chuột bạch, rồi khi phát hiện ra sai hỏng ai lại về nhà nấy, chẳng xi nhê gì (mà xác suất để hỏng là lớn lắm, có nhiều lí do mà ai ai cũng biết nó là gì), chỉ có dân tộc này là không ngóc nên được vì cái ngành trồng người nó cứ ngoi lên được tí lại reset, lên tí rồi lại reset, sau vài lần có khi nó không những không về mo mà còn “liên tục xuyên đáy” – nói theo kiểu Thị trường Chứng khoán :(. “Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con” là vì lẽ này chăng?

Tự học

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

***

PS. Tôi đã nói khá nhiều về meta-cognition, về khả năng tự học (ở khối sau phổ thông) trong các diễn đàn khác nhau (ví dụ: ở đây). Một trong những cốt lõi tôi đề xuất trong thực hành giáo dục  là:

” Năng lực tự học hơn là điểm số và bằng cấp “.

Trui rèn năng lực học tự định hướng, hướng đến một việc học tự giác, tự động –  là mấu chốt! Và việc này cần phải làm sớm càng tốt, như cụ Toàn đề xuất là nên ngay từ lớp Một. Các cấp tiếp theo sẽ có những đặc trưng và yêu cầu quan trọng hơn về học-tự-định-hướng. Nhưng cần phải bắt đầu “ngay, và luôn”! Khi đó, nhà giáo sẽ phải dứt điểm từ bỏ lối dạy kiến thức kiểu “truyền thụ thông tin”, thầy nói-trò nghe, thầy đọc-trò chép (hay copy); để chuyển sang việc trợ giúp và bồi dưỡng năng lực tự học cho người học; tổ chức việc học (thiết kế) để sinh viên tự chiếm lĩnh lấy tri thức và kĩ năng.

21/01/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading