Các ngành kinh doanh dần chuyển dịch từ sản phẩm sang dịch vụ, tư duy từ product-dominant logic, sang service-dominant logic. Ngay cả khái niệm sản phẩm cũng đã thay đổi. Không đơn thuần là vật sờ nắm được có chức năng gì đó, mà còn là tổng thể của cả cách sử dụng nó, trong tương tác với người dùng. Tức là dịch vụ kèm theo.

Như Marry Poppendieck từng nói về LeanThinking: phần mềm là một hệ thống. Khi ta nói phần mềm, tức là ta nói tới cả cái phần cứng cài lên nó, và người sử dụng nó. Cả cái “hệ thống” đó quyết định phần mềm đó tốt không, rẻ không, hấp dẫn và hiệu quả không. Chứ bản thân cái phần mềm đó chỉ là phần nhỏ của câu chuyện.

Chuyện của một cái Galaxy Note 4 giống hệt: người ta không mua cái máy có cấu hình bốn hay tám lõi, RAM 3Gb chạy Android KitKat. Người ta mua một trải nghiệm chiếc máy có thể xuất hiện mọi tình huống trong cuộc sống: thay cuốn sổ khi đi họp, thay quyển sách lúc chờ xe, thay cái máy tính khi trả lời nhanh vài cái email, thay cuộn giấy khi phác nhanh một cảm xúc bằng bút stylus siêu nhậy, thay chiếc máy ảnh DSLR khi bất chợt thấy cảnh đẹp mê tơi, và nhiều nữa. Những trải nghiệm đó được đem bán, phát sinh giá trị khi người dùng tương tác chứ không có sẵn khi máy rời xưởng, và ăn sâu vào “văn hóa” của người sử dụng, đã dùng rồi rất dễ nghiện và khó rời bỏ. Mua trải nghiệm, là mua một thứ không định giá được. Vì thế mà giá bán của Note 4, hay của iPhone 6 thật rất cao so với trị giá phần cứng của bản thân chiếc máy.

Chuyển sang chuyện giáo dục. Nếu coi giáo dục là dịch vụ, thì có vẻ như chúng ta đang tập trung quá nhiều vào bán “nội dung” chứ không để ý nhiều đến cái “hệ thống” bao quan nó levitra generika indien. Chính là cái “trải nghiệm học tập”, như là “trải nghiệm người dùng” ẩn chứa trong mỗi chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note4 kể trên.

Bạn đã bao giờ uống Tequila với muốn thô? Trải nghiệm thế nào?

Bạn đã bao giờ uống Tequila với muốn thô? Trải nghiệm thế nào?

Written by Tấn Dương