DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Khai phóng Giáo dục

Sự ổn định đến từ giáo dục tiểu học

Cánh Buồm từng có một tuyên ngôn khi làm chương trình và sách giáo khoa bậc tiểu học như thế này:

“Giáo dục tiểu học ổn định và đảm bảo chất lượng thì toàn bộ nền giáo dục mới ổn định, từng gia đình ổn định, cả xã hội ổn định.

Tôi đảo đi thành ra thế này:

“Giáo dục phổ thông không ổn định và kém chất lượng
thì gia đình không thể hạnh phúc
xã hội không thể ổn định
đất nước không thể phát triển lâu bền.”

Nếu gia đình nào có trẻ con lớp 1,2 phải học online trong hai năm 2020-2021 của đại dịch Covid vừa qua sẽ thấu hiểu mệnh đề này thật sâu sắc về sự mất ổn định dây truyền khi giáo dục không ổn định và kém chất lượng.
Nói thế không có nghĩa là trong lúc hết Covid rồi thì tuyên ngôn kia thành đồ thừa.
Xin nhớ, tuyên ngôn đó hình thành vào cuối thập niên trước nữa, tức là năm 2009, khi Cánh Buồm mới thành lập. Lúc đó nó chưa ổn định và đảm bảo chất lượng. Một thập kỉ sau vẫn thế. Năm 2018 bắt đầu một chu kì cải cách mới với chương trình giáo dục 2018, và toàn bộ nền giáo dục tiểu học lại phải đối mặt với một sự bất ổn định (hay là quá độ đi vào sự ổn định) mới.

31/05/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời

Cánh Buồm và thầy Toàn

Vậy là thầy Phạm Toàn đã đi xa được vài ngày.

Báo chí, dân cư mạng cũng đã đưa tin đầy đủ cả. Ngoài việc cung cấp một chút thông tin cho báo chí, viết một bài theo tinh thần vui vẻ để nhớ thầy trong những ngày đau buồn, tôi cũng không bình luận gì thêm.

Bọn gà nhép Cánh Buồm cũng đau buồn thật đấy, nhưng vẫn cứ ríu rít bàn việc, vẫn tổ chức sinh nhật cho thầy vào ngày 1.7 như thường lệ.

Vẫn ríu rít bàn cách để hôm nào (là cái hôm nào nào ấy) đi chơi xa một bữa.

Vẫn đứa nào việc nấy để kiếm sống, lúc có việc lại xúm vào nháo nhác, vẫn như lúc thầy đang còn.

Có thể sẽ khác đi, nhưng giờ thì chưa.

03/07/2019by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Công nghệ, Giáo dục

Lời mở OpenBook của Cánh Buồm

Cùng cộng đồng các nhà giáo, các nhà nghiên cứu, các vị phụ huynh và các bạn học sinh
Thưa các bạn,

Đây là lời ra mắt của nhóm Cánh Buồm gửi tới các bạn nhân dịp khai trương trang mạng nhằm mục đích công khai sách giáo khoa của Nhóm để cộng đồng các nhà giáo, các nhà nghiên cứu, các vị phụ huynh và chính các bạn học sinh sẽ tham gia thẩm định, sửa chữa, và sử dụng các sản phẩm của chúng tôi.

Continue reading

19/11/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Tư liệu: Ngô Tự Lập và Phạm Anh Tuấn trao đổi về đường lối dạy Văn của Cánh Buồm

Nhóm Cánh Buồm ra sách, mời mọi người cho ý kiến phản biện, đóng góp. Đáng chú ý có bài (từ 2012) của Ngô Tự Lập về dạy văn, khẳng định Cánh Buồm “sai từ vạch xuất phát”. Phạm Anh Tuấn đáp lại ngay sau đó rằng Ngô Tự Lập “nhầm lẫn”. Hiện nay bài phê bình của Ngô Tự Lập thì rất dễ tìm kiếm, còn bài của Phạm Anh Tuấn thì lại không dễ tìm. Dưới đây tôi để luôn hai bài cạnh nhau, đề phòng bạn bè  có hỏi, thì mời vào đọc, rồi chịu khó lướt qua sách Cánh Buồm và tự đưa ra kết luận. Nhớn cả rồi 🙂

Continue reading

22/08/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Nhìn lại 2013: 5 việc làm tiêu biểu của Cánh Buồm

Năm 2013 đã khép lại hai tuần, nhưng báo chí vẫn dày đặc những “Nhìn lại 2013” với lại “Chào 2014”. Thấy thế đôi tay lại muốn nhảy múa, bụng bảo dạ thôi đành làm phận a dua vậy. Mình thử bắt đầu với 5 việc làm tiêu biểu của Cánh Buồm. Chọn “việc làm” vì Cánh Buồm là bọn chỉ ưa “việc làm” chứ không khoái “sự kiện”; chọn số 5 không giống với chỗ khác (thường chọn 3 hoặc 10 hoặc … 13) vì 5 là số lớp của bậc tiểu học, cũng là số ngón trên mỗi bàn tay mà đồng chí Phờ Tờ  thi thoảng giơ lên mút mút 🙂

1. Ra mắt tủ sách Tâm lí học Giáo dục Cánh Buồm

Định không bình luận gì về việc “vĩ đại” nhất trong năm này. Nhưng đành ghi lại mấy dòng để ai đọc được đỡ bị hẫng.

Việc này diễn ra vào tháng cuối của năm, thậm chí ngày ra mắt sách nhưng không ai nhìn thấy cuốn sách đâu,  lại bị lồng vào trong một hội thảo có cái tên ỡm ờ con cá cờ “Cánh Buồm no giớ thời đại Internet”. Như thế vẫn chưa mô tả hết cái trúc trắc của việc ra đời của tủ sách này. Vị thủy thủ mới nhất của Cánh Buồm, dịch giả – nhà thơ Hoàng Hưng, đã “bị” giao nhiệm vụ dịch Piaget trong tình cảnh không có nhiều hỗ trợ từ sách vở cũng như từ cộng đồng tâm lí học trong nước, đến mức mà khi đi tìm sự trợ giúp lời gợi ý quý giá nhất lại là “tôi nghĩ ở Hà Nội chỉ có một người giúp được bạn”. Nghe tên đồng chí Z kia,  HH tí sặc vì buồn cười. Người lạ lại giới thiệu người nhà. Về kể lại, bọn thủy thủ trẻ cũng cười sằng sặc. Kế hoạch thì đã có từ 2012, việc cũng được giao từ 2012, nhưng phải đến cuối 2013 cuốn đầu tiên trong số các kinh điển của Piaget mới được ra mắt. Hoàng Hưng nổ phát súng đầu tiên, và sẽ tiếp tục tổ chức để tủ sách để nó dày dặn lên qua từng năm.

Chuyện vĩ đại nó nằm ở chỗ này: lần đầu tiên ở Việt Nam có một định hướng dài hơi về tủ sách Tâm lí học Giáo dục để góp gạch làm móng cho ngôi nhà học thuật về giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ.

Còn nhiều chuyện hay để kể về việc hệ trọng này. Nhưng thôi, để một phút quảng cáo cho quyển đầu tiên ra mắt sau một năm mang nặng đẻ đau đã. Bìa cháu nó đây:

Su ra doi tri khon o tre em-cut 2

Mại dô mại dô, sách quý, mua ngay kẻo hết!

2. Cánh Buồm chịu khó lên mạng

Phần trên có nhắc tới cái hội thảo cuối năm ở L’Espace với cái tên ỡm ờ “Thời đại Internet”. Thực tế thì hội thảo đó để giới thiệu ba cuốn cẩm nang sư phạm và tủ sách Tâm lí học Giáo dục Cánh Buồm, thành ra nhiều quan khách đến tham dự cứ théc méc sao lại không có tí nào Internet vậy?

Kì thực 2013 Cánh Buồm rất chịu khó lên Internet, nhờ đó có thêm thật nhiều bạn và người hâm mộ. Tháng 4, bộ sách Cánh Buồm đã được số hóa và có mặt trên Alezaa.com. Trước đó, Cánh Buồm đã dám làm  fanpage Facebook như một kênh trao đổi và kết nối chính trên mạng với xã hội. Quả thực, con đẻ của Mark Zuckerberg đã góp phần cực kì hữu hiệu để Cánh Buồm “lướt” trên đại dương Internet. Nay đã có hơn 2000 Likes, mỗi lần có việc, hàng chục nghìn netizen bày tỏ sự quan tâm. Quả là một tín hiệu đáng mừng.

Ngoài ra, Cánh Buồm cũng thiết lập kênh riêng trên YouTube, tổ chức lại trang nhà theo hướng cung cấp các nội dung hữu ích cho cộng đồng, giúp cho việc tìm hiểu đường lối của Cánh Buồm được đầy đủ và chuyên sâu hơn.

Hội thảo nghe có vẻ như "thời sự" lắm, nhưng lại là  để ra mắt những thứ cổ điển.

Hội thảo nghe có vẻ như “thời sự” lắm, nhưng lại là để ra mắt những thứ cổ điển.

3. Cẩm nang sư phạm, chuỗi ngày Sư phạm Cánh Buồm và Câu lạc bộ Sư phạm

Hàng nghìn cuốn sách giáo khoa Cánh Buồm đã đến tay người dùng. Nhưng để hiểu và dùng thì lại vẫn còn nhiều thách thức.

Bên cạnh việc biên soạn Cẩm nang sư phạm, Cánh Buồm đã khởi động chuỗi Ngày Sư phạm Cánh Buồm tại 52 Hai Bà Trưng vào các chiều cuối tuần trong suốt sáu tháng cuối năm để cùng nhau tìm hiểu và trao đổi về giáo dục. Từ các các nhà trí thức, các nhà giáo dục, giới truyền thông cho tới các bậc phụ huynh và sinh viên đã cùng nhau tạo ra một diễn đàn thực sự hữu ích để chia sẻ về nỗi ưu tư với giáo dục nước nhà. Đi từ các chủ đề hết sức “Cánh Buồm” như “làm sao lại phải học tiếng Việt” hay “học Văn thế nào?” cho đến các vấn đề về cơ sở tâm lí học giáo dục hay thảo luận về triết lí giáo dục; dù chưa thể đáp ứng được hết nguyện vọng của người tham dự, đặc biệt các vị phụ huynh vốn mong muốn các giải pháp tức thì cho các vấn đề trong gia đình họ, nhưng rõ ràng các nỗ lực “đến với cộng đồng” này của Cánh Buồm cũng tạo ra được sự cộng hưởng không hề nhỏ, giúp cho cái không khí học thuật giáo dục ở Hà Nội bớt đi phần ảm đạm và nhàm chán.

Chợt nghĩ, Cánh Buồm vốn ưa thích chuyện sách vở và thực nghiệm, không khoái mấy chuyện chém gió lung tung, nhưng hình như ở Hà Nội nghìn năm văn hiến này, chẳng có đơn vị giáo dục chính quy bài bản nào có được một hoạt động “chém gió” dài hơi và chuyên sâu như thế về giáo dục. Nên vui hay nên buồn đây?

Những Ngày Sư phạm Cánh Buồm lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu thời gian để cho mọi người được nói, mới biết mọi người mong mỏi một diễn đàn như thế nào.

Những Ngày Sư phạm Cánh Buồm lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu thời gian để cho mọi người được nói, mới biết mọi người mong mỏi một diễn đàn như thế nào.

4. Olypmia đã cho một Trường thực hành

Chủ tịch trường liên cấp Olympia phát biểu thế này “Cánh Buồm thiện nguyện, bọn chị rất hâm mộ, đường lối giáo dục của chúng ta rất gần nhau, thế thì Cánh Buồm đến đây mà thực hành”. Sau một trường Nguyễn Văn Huyên đã đỡ đầu để bộ sách Cánh Buồm được ra đời và thực nghiệm, giờ có thêm một Olympia chấp nhận và góp thêm một bồ gió lớn để Cánh Buồm tiếp tục ra khơi. Thuyền trưởng Phờ Tờ đã chuyển cơ sở từ Hồ Tây thơ mộng về cổng Utopia, chắc chắn sẽ có nhiều việc làm hay nữa.

Bên cạnh việc tự tổ chức các lớp học ngắn hạn cho trẻ em, liệu Olympia liệu có phải là một “trận đánh nhớn” của Cánh Buồm trong mấy năm tới hay không? Hãy chờ xem!

a4

5. Tham gia ngày hội sách quốc gia ở Văn Miếu

Đây là một việc làm hơi khác lạ của Cánh Buồm: tự quảng bá hình ảnh của mình. Nhưng cuối cùng thì cũng dám làm. Cánh Buồm gần như thành ngôi sao của ngày hội sách năm nay: chiếm hẳn một sân khấu để tổ chức hoạt động cho trẻ em với cái banner to tổ bố nhưng cực kì hút mắt; gian sách cũng rất đông người đến thăm, ước chừng khoảng 4000 đôi tay đã trực tiếp sờ vào sách Cánh Buồm và tìm hiểu xem bọn này là bọn nào, sao lại có sách gì lạ thế? Khoảng 5000 cuốn sách Cánh Buồm đã theo chân Tủ sách Nông thôn đi đến các miền xa của đất nước, cũng chừng ấy sách điện tử đã được phát đi miễn phí trên mạng qua chương trình của Alezaa. Diễn giả Phờ Tờ cũng chiếm một chút đất diễn khi có một bài thuyết trình ngắn nhưng thật hay khiến cho một vị đại tá quân đội già không chỉ xin được gặp mà còn móc hầu bao mua ngay một bộ sách cho cháu. Cánh VTV với HanoiTV thì xúm lấy xin phỏng vấn lia lịa. Đứa cháu họ cùng làng của mình đang làm ở một công ty truyền thông và tổ chức sự kiện cho ngày hội sách thì phát ghen lên vì không hiểu Cánh Buồm là bọn nào mà lại hút khách thế, tổ chức chuyên nghiệp thế? Mình cứ bấm bụng cười, “mèo mù vớ cá rán thôi”; hiệu ứng tốt như thế nhưng hình như Cánh Buồm vẫn chưa rút ra được bài học về marketing cho mình.

Cả một sân Thái Học trong Văn Miếu như dành riêng cho Cánh Buồm

Cả một sân Thái Học trong Văn Miếu như dành riêng cho Cánh Buồm

Điều hay nhất là, trừ cái việc làm số 5 ra, tất cả các việc kia đều là “khởi đầu”. Tức là “hành trang” cho 2014 thật là “nhiều nhặn”. Vui.

15/01/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (148)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (182)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (7)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (43)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (14)
  • Xã hội tri thức (20)
    • Tổ chức học tập (20)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (16) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) giáo dục khai phóng (6) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading