DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục, Lan man

Nội chiến giáo dục

Hồi còn bé tí, việc học của mình đối với gia đình nói chung là không phải là vấn đề gì to tát. Đầu lớp Một, mẹ đưa con đến trường, nói “trăm sự nhờ cô”, thế là cả một cấp học chả phải làm gì thêm đáng kể. Mẹ cũng chẳng phải họp phụ huynh làm gì cho mệt, cũng chẳng đòi hỏi gì, chẳng phải kiến nghị ai. Nông dân mà. Giản tiện, tin cậy, yên bình. Cả làng có khi cũng vậy cả.

Continue reading

18/08/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Lan man

Cô giáo lớp Một

Cô giáo lớp Một của mình là một người cùng làng, mình phải gọi là bà trẻ.
Việc cùng làng này gây ra một bất tiện nho nhỏ mà đến lớn mình mới biết: bà trẻ nói ngọng L/N như bất kì một người nào khác trong làng. Mà cô giáo thì dạo ấy lại được phân công kiểu địa phương chủ nghĩa: do cô sinh ra ở đấy nên phụ trách tất cả trẻ con ở đấy. Cả một lũ nhông nhốc Lang Đài được gom vào một lớp 1D hơn 50 đứa, do cô phụ trách. Thế là ngọng cả bầy, ngọng không biết đường mà chữa.
Kể cũng lạ, không hiểu sao cái chân bên này cầu Việt Trì có 4 làng, 2 phố mà chỉ có duy nhất cái làng mình nói ngọng và rất nhiều phương ngữ. Cứ cái gì là “L” thì “N” tất, và ngược lại, một số người biết mình ngọng lại hay cố thành ra có chỗ lẫn lộn ngược là nhẽ ra “N” thì lại cố đâm ra thành “L”. Cứ cái gì “ói” thì thành “oái”, như là “tao noái mày nghe…”. Rồi cả một đống từ khác nữa mà do đi xa lâu ngày mình cố cũng không tài nào nhớ nổi, tiếc thật.

Continue reading

16/08/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Lan man

Suy nghĩ ngày xuân: Đổi mới giáo dục nhanh hơn?

Năm mới con Khỉ đã sang, khép lại một năm con Dê sôi nổi với những sự kiện đổi mới giáo dục nước nhà. Trong khi dư luận vẫn còn mải tranh luận và bình luận về chính sách thi đại học kiểu mới, dự thảo đổi mới giáo dục phổ thông còn nhiều điều chưa hợp lý, hay con số giật mình ngót hai trăm nghìn cử nhân thạc sĩ thất nghiệp, thì những dòng đổi mới giáo dục trên thế giới đang cuộn chảy ầm ầm. Trong khi thế giới không dừng bước chân kiếm tìm những phương thức giáo dục mới, những công cụ giáo dục mới, những công nghệ với kì vọng thay đổi gốc rễ cách thức chúng ta học tập, thì người dân Việt Nam vẫn cần phải hết sức kiên nhẫn để vài năm nữa đề án đổi mới giáo dục phổ thông mang tiếng là “đổi mới toàn diện và triệt để” sẽ được thông qua và bắt đầu đi vào cuộc sống. Trong thời gian người lớn bàn chuyện đổi mới, trẻ con đã kịp lớn lên và vẫn học theo chương trình cũ.

Continue reading

08/03/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Đếm

Mình chả nhớ là mình học đếm từ bao giờ. Nhưng cái món nền tảng của kế toán và thống kê này đúng là lợi hại thật. Ấy nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng thấy nó quan trọng.

Kể từ lúc mời cho kì được một người học trên Học viện Agile, cho tới lúc số đếm cứ tăng dần lên 18, rồi 22, rồi 28, 29, 30, 31 https://gutepotenz.de/… Con số nó mang trong mình sự khích lệ lớn lao lạ thường tới toàn bộ anh em.

Mình dặn chú em rằng hằng ngày phải đếm cho kĩ xem mỗi người học được bao nhiêu, hỏi được mấy câu, dừng ở chỗ nào. Và cuối tuần thì đếm tổng lại cả lố.

Không đếm được như thế thì không cách nào biết được người học có học tốt không, làm thế nào để giúp họ hoàn thành được khóa học. Nhưng việc tưởng dễ thế, mà hóa ra không đơn giản, kể cả khi phần mềm đã hỗ trợ thống kê rất nhiều, bảng tính thì sẵn đấy.

Công tác dịch vụ của Học viện Agile có nhiệm vụ là “deliver happiness”, không biết phần “đếm” sẽ đóng góp được bao nhiêu. Nhưng chắc là không nhỏ.

Môn học rất nâng cao trong trường đại học có tên Analytics hóa ra lại bắt nguồn từ chuyện đơn giản đếm mức tầm thường như thế này: ê mờ êm đờ đêm đêm sắc đếm. Hehe.

dem

08/01/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Lan man, Sách

Lại chuyện đọc ít đọc nhiều

Quãng bảy tám năm trước, mình tặng ông bạn vong niên cuốn sách thuộc loại “rất ưng cái bụng”. Ông bảo “tao cũng thích cuốn này”, nhưng mãi chả thấy đọc xong. Mình hỏi “không thích nữa à bác?”. Đáp “tao đọc chậm lắm, mỗi hôm chỉ tối đa 50 trang là cùng”. Mình ngạc nhiên lắm, vì sách đó chả khó, mà ông đọc  chậm đến mức đó thì cũng hơi lạ.

Continue reading

26/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Đối thoại siêu ngắn Tháng 8

1.

Vịt bầu hỏi thiên nga: chú cho anh hỏi “chúng ta sống để làm gì nhỉ”?
Thiên nga: chú hỏi thế làm quái gì, đằng nào chả bị sáo măng!

2.

Lợn mán hỏi vịt cồ: Anh nghe đồn chú đi học MBA xịn, anh đang đi tìm người đồng sáng lập để kinh doanh. Anh với chú cùng làm nhé!
Vịt cồ: Nhất trí cao! Ta chẳng có gì ngoài vốn tự có. Dạo này dân Hà Nội đang chuộng lợn mán, mở nhà hàng lợn mán là nhất, ta xung phong làm đầu bếp cho. Lấy công làm lãi hehe.

3.

Chim sẻ hỏi đại bàng: sao chú mày lông bông thế, bay trên mây suốt ngày?
Đại bàng: chú mày nhầm, tối nào anh chả về ngủ với vợ. Chắc lúc ấy chú không nhìn thấy keke

4.

Chim sẻ lại hỏi đại bàng: theo chú mày thì người lớn phải cố mà học iPad để theo kịp tốc độ dùng đồ công nghệ của trẻ con hay là cấm tiệt đi cho nó đỡ rách việc?
Đại bàng: Cấm tiệt cấm tiệt! Cái thứ ấy nguy hiểm lắm. Anh còn không biết cách cai nghiện thì tuyệt đối không nên để trẻ con zây vào.
Chim sẻ: Ơ thế hóa ra là “gọt chân cho vừa giày à?”. Như thế là kéo lùi sự phát triển của xã hội đi một thế hệ đấy.
Đại bàng: Ơ! Thằng này đễu!

5.

Hổ Báo hỏi Cáo Chồn: Anh không thể hiểu được, tại sao anh nhập khẩu toàn bộ khung chương trình đào tạo của trường Cờ-Mu (Carnegie Mellon University), lại còn mua cả giáo trình gốc bản quyền mà cả chục năm nay học sinh ra trường vẫn bị chê dốt?
Cáo Chồn: Anh chưa thấy ai hỏi ngu như chú. Thế mà cũng phải hỏi. Vì chú ở Hà Nội chứ có ở Pittsburgh đâu.

03/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Lan man

Cà phê cà pháo phố Hàm Nghi

Vậy là ở trên đường Hàm Nghi ở xóm Mỹ Đình này đã có tới 2 quán cafe sạch. Một quán có tên rất buồn cười là Mr. Sạch – hậu duệ của cái quán có cái tên rất buồn cười khác là Mother Đốp, và một cái mới có tên rất Ý: Milan Cafe. Cafe sạch là khái niệm đã phổ biến ở Đà Nằng vài năm nay, nhưng ở Hà Nội thì có vẻ vẫn còn hiếm. Cả hai quán này đều dễ nhận diện, và làm cả khu vực dịch vụ cà phê cà pháo ở đây thay đổi hẳn: từ chỗ đồng dạng quán nào cũng như quán nào với những bàn ghế rẻ tiền na ná nhau, cà phê na ná nhau, cho tới những quán cà phê có bản sắc rõ rệt.
Kể từ ngày bà chủ Mother Đốp bỏ quán, sang tên cho một bạn gái trẻ đẹp hơn để biến quán Mother Đốp thành ra Mr. Sạch với decor kiểu mới khá phong cách với chất mộc và authentic chủ đạo, cafe phố Hàm Nghi đột nhiên khoác áo mới.
Quán cafe Anh Dũng bên cạnh cũng ngay lập tức đổi thương hiệu ra Cafe Đậm, với cách pha chế đặc sản của gia chủ, cafe cực kì đậm đặc, khách quen uống cappuccino có thể bị sốc, phong cách bài trí bàn ghế và typo hơi hoài cổ, dàn phục vụ trẻ trung khá tận tình. Các quán khác xung quanh cũng đã kịp nâng cấp bàn ghế sang loại xịn hơn, kèm thêm các hình thức decor bắt mắt để hấp dẫn các thượng đế.
Nay thêm Cafe Milan ở bên cạnh. Cũng là cafe sạch, nhưng đã có chút thương hiệu trong phố, giờ ra ngoại thành “làm ăn”, do một bà chủ còn khá trẻ tận Bạch Mai lăn ra đây. Trước ngày khai trương, bà chủ giao cho con cháu trong nhà đi phát tờ rơi khắp khu MD, tới tận từng nhà. Khi gặp chủ nhà, các bé rất tươi cười nói “mẹ cháu mới chú đến ủng hộ nhà cháu, được giảm 30%” ạ. Cách tiếp thị rất cơ bản này hơn hẳn mấy cái “chiến dịch” được lên kế hoạch rắm rối với mấy concept khó hiểu của nhiều trung tâm tiếng Anh hiện đại cùng khu vực. Quán Milan rộng rãi nhất đường Hàm Nghi, thoáng đãng, cafe tương đối ngon, giá hợp lí, phục vụ ngang ngửa các quán tốt nhất ở đây. Bà chủ lại rất chịu khó nói chuyện và tìm kiếm phản hồi của khách.
Các quán Cafe phố Hàm Nghi có vẻ đã được “nâng tầm lên một bậc”, mặc dù diện tích từng quán vẫn nhỏ xinh như cũ.
Cái tên Mother Đốp đã lùi vào dĩ vãng

Cái tên Mother Đốp đã lùi vào dĩ vãng

13/07/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Lan man

Lang Đài những mẩu vụn #3: Trồng cây gây lộc

Cho đến tuần trước mình mới biết bà ngoại là người trồng hai cái cây to đùng ở đầu làng: một cây gạo ở gần đường cái lớn, một cây đa gần ao Gáo. Dạo trước chắc bà trồng cây đa ở chỗ đó cốt để có bóng râm cho hố nước tưới cho mấy luống rau trong vườn. Nay thì ruộng đã hoán cải thành đất ở cả, dân Mộ Hạ vào đó ở, nhưng cây đa vẫn còn nguyên, lại thành ra có chút cảnh quan.

Bá Hy, người kể cho mình biết tác giả của hai cái cây kia, nói “bà để lại lộc cho dân làng”. Đúng là lộc theo nghĩa đen.

11/07/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Lan man

Lang Đài những mẩu vụn #2: Cọc chắn

Tôi về làng ăn cưới, lại được chứng kiến 2 việc rất đáng suy ngẫm liên quan đến mấy chiếc cọc. Việc 1: chiếc xe 45 chỗ chở anh em cùng cơ quan của chú rế từ Hà Nội về ăn cưới va vào cọc chắn ở đầu làng, vỡ hết cả chiếc chắn bùn. Biết không thể vượt qua đành phải thả khách xuống ở đầu làng giữa cái nóng chang chang giữa chiều hè. Khách đi ăn cưới thì áo quần xúng xính, lội nắng đi vào, thật hơi vất vả. Việc 2: chiều hôm sau, do sơ suất của trẻ nhỏ, một xưởng mộc bị cháy dữ dội. Xe cứu hỏa được điều đến kịp thời, nhưng bị tắc ở hai cái cọc chắn vì xe to quá. Phải mất mười lăm phút sau mới đến được hiện trường. Chừng ấy phút đủ để lửa xơi tái cả cái xưởng, suýt chút nữa thì xơi luôn cả nhà hàng xóm, ngay cả khi trước đó cả xóm đã huy động hết xô chậu, vòi nước để dập lửa. Nguyên cớ của sự tồn tại của mấy chiếc cọc kia là như thế này: Chẳng là dân làng hò nhau đóng tiền (chứ không phải tiền nhà nước) để làm đường, đẹp từ trong ngõ ra đến đường lớn. Nhưng xe pháo thấy đường đẹp cứ hò nhau đi qua mà không thèm “đóng một tí phí” nào; xe lại to, chẳng mấy chốc mà đường hỏng, dân làng lại phải làm lại. Thế là hò nhau cấm, cách dễ nhất là đầu mỗi đường xây hai cái cọc bê tông cao năm chục phân, cách nhau hơn hai mét, chỉ đủ xe nhỏ đi qua. Giờ thì mấy chiếc cọc đổ đốn sinh ra phản chủ.

10/07/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Lan man

Viện dẫn

Nhiều lúc để tăng thêm trọng lượng cho một luận điểm, ta không đủ sức tự nói, mà viện dẫn ý của người khác, thường là một tên tuổi lớn nào đấy. Như vậy không có vấn đề gì.

Nhưng có lúc ta lại hơi râu ông nọ cắm cằm bà kia một tí. Kiểu sang chơi với lũ nhà văn thì lại trích dẫn quan điểm triết học nhân sinh của những nhà toán học, còn chơi với lũ toán học thì lại viện dẫn quan điểm giáo dục của mấy ông nhà văn. Vì toàn tên tuổi lớn nên người vội nghi ngờ ngay, nhất là khi luận điểm ấy hình như nó có vẻ đúng.

Đáng tiếc là không phải lúc nào thuận buồm xuôi gió. Một ông tiến sĩ (thứ thiệt chứ không dỏm) toán học có thể mù tịt về giáo dục tiểu học, nhưng lại rất thích phát biểu về dạy văn lớp 1. Ông cứ phát biểu hoài, khiến người ta có cảm giác ông là tiến sĩ giáo dục học. Rồi người ta mặc nhiên là ông có quan tâm và rất am hiểu. Vậy là, khi người ta cần viện dẫn một trích dẫn cho vừa ý mình, thì cứ lôi ông toán học ấy ra, mà quên mất rằng tên tuổi lớn ấy không có chuyên môn về cái ông ấy đang nói.

Bởi vì mỗi khi chúng ta định nói, là lúc ta đã tính chuyện lừa phỉnh chính mình về cái định nói ra, nhất định nó phải đúng. Khi ấy thì thật là may nếu vớ được ông này ông nọ nói y chang như mình. Thế là cứ bảo “nhà bác học đã nói….”, rất tiện.

download

PS. Nói đến đây, chắc là lần sau mình sẽ bập bập khi trích dẫn những gì Einstein nói về giáo dục 🙂

11/05/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 3123»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading