DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục

Bệnh sợ lí thuyết

Đọc một cuốn sách của Piaget cực chán. Rất ít người có thể đọc hết một cuốn, chứ đừng nói đọc cả “bộ”. Người ta tìm đọc các bản tóm tắt hoặc wiki thì nhanh hơn. Luôn dùng đồ ăn sẵn, đồ mì-ăn-liền, đồ thứ cấp; làm sao để hiểu kĩ người ta, chứ đừng nói có tư duy phê phán.

Đọc còn không muốn bỏ công, thì làm gì có ai bỏ công đem chuyển ngữ, làm giàu cho cái nền tri thức tiếng mẹ đẻ. Dẫn đến thế hệ sau chỉ có thể tiếp cận những thứ “nhập môn”, “đề dẫn”, chứ tuyệt nhiên không có gì để mà “chuyên khảo”. Sinh ra hàng loạt những thế hệ trình độ không vượt quá “nhập môn” và nói leo.

Làm việc gì cũng muốn mì ăn liền, lười nhác như thế, nên lí thuyết bỏ bê; mọi cái gọi là “ứng dụng” có chăng cũng chỉ là bắt chước, hoặc a dua cho hợp mốt. Sinh ra hàng tá những người thực hành hời hợt, sản phẩm khó lòng mà chau chuốt có tính cạnh tranh.

Nhà thơ Hoàng Hưng gọi đó là cái bệnh “sợ lí thuyết” của người Việt. Một bệnh rất nguy hiểm đối với những người làm giáo dục tử tế.

Mì ăn liền rất phổ biến ở xứ ta. Ảnh: VNN

Mì ăn liền rất phổ biến ở xứ ta.
Ảnh: VNN

25/06/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

KEN VÀ SUN VỀ ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH

“Mua vui cũng được một vài trống canh”- N.D.

Sáng Chủ nhật cuối xuân, anh cu Ken cùng chị Sun hẹn nhau ở quán Cây sấu cuối đường Yết Kiêu, uống cà phê và chém gió. Lần này họ bị sa vào câu chuyện xung quanh việc đào tạo lập trình viên. Mở ngoặc: Ken là một giảng viên lập trình thâm niên chuẩn bị “ra riêng”, còn chị Sun là một CEO của một công ty phát triển phần mềm đang phát triển nóng trong mấy năm trở lại đây; Ken và Sun là bạn cấp ba của nhau, họ còn rất trẻ và đầy khao khát.

Sun: Ông Ken ạ, dạo này mót người quá, đơn hàng nhiều, dự án thiếu người mà tuyển mãi chẳng được. Từ đầu năm tới giờ tôi mới tuyển được mấy chục đứa, trong khi nhu cầu gấp chục lần.

Ken: Biết rồi khổ lắm nói mãi. Xưa nay bọn tôi sống được là vì các bà khan “hàng”, nhưng sức cung ứng của bọn tôi yếu ớt, mà chất lượng thì dạo này cứ một đi xuống. Bọn tôi cũng cố nhiều, nhưng chả thay đổi được mấy. Tôi nghĩ là các cơ sở đào tạo hiện nay đang vướng phải những lỗi hệ thống nghiêm trọng, cứ vá víu mãi vừa mất công vừa chả được việc gì.

Sun: Thế hử? Lỗi ấy là gì?

Ken: Bọn tôi không xác định được định hướng xuyên suốt, làm việc không đường lối nên bị “vòng xoay cuộc đời” nó kéo đi, đôi lúc không biết đi về đâu, làm gì tiếp theo.

Sun: Cơm áo gạo tiền thì ai chả vướng?

Ken: Ừ, kinh doanh là vấn đề sống còn đối với các đơn vị tư nhân như bọn tôi. Đầu vào lúc nào cũng là quan trọng hàng đầu. Dạo này nó đi xuống cả lượng lẫn chất.  Không có người học thì cả lũ như một đoàn tàu há mồm, thế nên cứ phải xoay mọi cách để có sinh viên đã. Tình hình tuyển sinh ngày càng nản, y như việc tuyển nhân sự của bà ấy. Bọn tôi lúc đầu còn cành cao, không ham hố số lượng, nhưng rồi cũng cứ phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng đều đều 1/3 mỗi năm. Rồi cũng đến lúc phải mở rộng, phải vơ bèo bạt tép. Mà như thế thì …

Sun: Bọn tôi kiên quyết không làm vậy được, làm thế là tự giết mình. Ông  biết đấy, đợt vừa rồi bọn tôi nhận 4000 hồ sơ, chỉ tuyển có bốn mươi thôi. Mà đấy mới chỉ bốn mươi ứng cử viên thử việc thôi, chứ còn phải đào tạo lại chán. Tôi nhắc lại để ông  khỏi tưởng là nghe nhầm: bốn mươi trên bốn nghìn, tức là 1% đấy nhé. Bọn tôi có muốn loại nhiều thế đâu, mệt mỏi chết đi được…

Ken: Bọn tôi thì loại nửa phần trăm là nhiều hehe.

Continue reading

11/06/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Đúng rồi, người lớn cần phải học lại

Dewey nói đại ý “giáo dục về cơ bản là giải phóng và mở rộng kinh nghiệm”.

Trẻ con như tờ giấy trắng nên việc giải phóng kinh nghiệm và mở rộng kinh nghiệm rất tự nhiên, nếu như người lớn và môi trường xã hội không đặt lên nó cái vòng kim cô đáng kể nào. Kiểu gì trẻ con cũng “chơi” được tuốt!

Người lớn thì lại khác, bị hằn sâu bởi kinh nghiệm nên nhiệm vụ “giải phóng” nó trở nên nặng nề hơn. Có vài người dạo này hay nói: “chỗ khó nhất của giáo dục là giáo dục lại người lớn”, là bởi nhìn ra  cái sức nặng khủng khiếp của kinh nghiệm trong mỗi một người lớn tuổi. Nếu không sở hữu một tư duy linh hoạt và cởi mở, kinh nghiệm của mỗi người như một tảng Ngũ Hành Sơn đè lên, thật khó khăn để giải phóng cho được.

Nhân bàn chuyện giáo dục với một vị đứng đầu đơn vị giáo dục, có nhà giáo dục đặt vấn đề: chúng ta phải giáo dục lại phụ huynh, tại sao không?

Đúng rồi, tại sao không?

Có một số phụ huynh khác đặt vấn đề với sách của Cánh Buồm: học xong quyển Văn 1 (Đồng cảm) thì con tôi được gì, làm được gì, có làm được bài văn hay hơn không, có được điểm cao hơn không? Các vị hỏi “dã man” quá, thử hỏi lại xem: các vị thực sự muốn gì ở con mình?

Thử xem một bức tranh rất bắt mắt sau đây do một cháu bé mầm non tạo thành với sự yểm trợ của người lớn: người lớn vẽ khung sườn, còn các bé chỉ cần chấm ngón tay vào màu và phết lên (có khi còn có sự gợi ý chấm chỗ nọ chỗ kia). Thử hỏi, học sinh học được gì qua trò chơi này? Và bức tranh đèm đẹp kia là cái mà phụ huynh muốn thấy được qua quá trình giáo dục con mình, hay là cái gì khác?

Một siêu phẩm của tuổi thơ

Một siêu phẩm của tuổi thơ

Câu hỏi cuối: người lớn có nên bớt đi sự sốt ruột, kiềm chế sự thực dụng sát mặt đất lại, và có nên .. đi học lại cùng con?

26/03/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Nhìn lại 2013: 5 việc làm tiêu biểu của Cánh Buồm

Năm 2013 đã khép lại hai tuần, nhưng báo chí vẫn dày đặc những “Nhìn lại 2013” với lại “Chào 2014”. Thấy thế đôi tay lại muốn nhảy múa, bụng bảo dạ thôi đành làm phận a dua vậy. Mình thử bắt đầu với 5 việc làm tiêu biểu của Cánh Buồm. Chọn “việc làm” vì Cánh Buồm là bọn chỉ ưa “việc làm” chứ không khoái “sự kiện”; chọn số 5 không giống với chỗ khác (thường chọn 3 hoặc 10 hoặc … 13) vì 5 là số lớp của bậc tiểu học, cũng là số ngón trên mỗi bàn tay mà đồng chí Phờ Tờ  thi thoảng giơ lên mút mút 🙂

1. Ra mắt tủ sách Tâm lí học Giáo dục Cánh Buồm

Định không bình luận gì về việc “vĩ đại” nhất trong năm này. Nhưng đành ghi lại mấy dòng để ai đọc được đỡ bị hẫng.

Việc này diễn ra vào tháng cuối của năm, thậm chí ngày ra mắt sách nhưng không ai nhìn thấy cuốn sách đâu,  lại bị lồng vào trong một hội thảo có cái tên ỡm ờ con cá cờ “Cánh Buồm no giớ thời đại Internet”. Như thế vẫn chưa mô tả hết cái trúc trắc của việc ra đời của tủ sách này. Vị thủy thủ mới nhất của Cánh Buồm, dịch giả – nhà thơ Hoàng Hưng, đã “bị” giao nhiệm vụ dịch Piaget trong tình cảnh không có nhiều hỗ trợ từ sách vở cũng như từ cộng đồng tâm lí học trong nước, đến mức mà khi đi tìm sự trợ giúp lời gợi ý quý giá nhất lại là “tôi nghĩ ở Hà Nội chỉ có một người giúp được bạn”. Nghe tên đồng chí Z kia,  HH tí sặc vì buồn cười. Người lạ lại giới thiệu người nhà. Về kể lại, bọn thủy thủ trẻ cũng cười sằng sặc. Kế hoạch thì đã có từ 2012, việc cũng được giao từ 2012, nhưng phải đến cuối 2013 cuốn đầu tiên trong số các kinh điển của Piaget mới được ra mắt. Hoàng Hưng nổ phát súng đầu tiên, và sẽ tiếp tục tổ chức để tủ sách để nó dày dặn lên qua từng năm.

Chuyện vĩ đại nó nằm ở chỗ này: lần đầu tiên ở Việt Nam có một định hướng dài hơi về tủ sách Tâm lí học Giáo dục để góp gạch làm móng cho ngôi nhà học thuật về giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ.

Còn nhiều chuyện hay để kể về việc hệ trọng này. Nhưng thôi, để một phút quảng cáo cho quyển đầu tiên ra mắt sau một năm mang nặng đẻ đau đã. Bìa cháu nó đây:

Su ra doi tri khon o tre em-cut 2

Mại dô mại dô, sách quý, mua ngay kẻo hết!

2. Cánh Buồm chịu khó lên mạng

Phần trên có nhắc tới cái hội thảo cuối năm ở L’Espace với cái tên ỡm ờ “Thời đại Internet”. Thực tế thì hội thảo đó để giới thiệu ba cuốn cẩm nang sư phạm và tủ sách Tâm lí học Giáo dục Cánh Buồm, thành ra nhiều quan khách đến tham dự cứ théc méc sao lại không có tí nào Internet vậy?

Kì thực 2013 Cánh Buồm rất chịu khó lên Internet, nhờ đó có thêm thật nhiều bạn và người hâm mộ. Tháng 4, bộ sách Cánh Buồm đã được số hóa và có mặt trên Alezaa.com. Trước đó, Cánh Buồm đã dám làm  fanpage Facebook như một kênh trao đổi và kết nối chính trên mạng với xã hội. Quả thực, con đẻ của Mark Zuckerberg đã góp phần cực kì hữu hiệu để Cánh Buồm “lướt” trên đại dương Internet. Nay đã có hơn 2000 Likes, mỗi lần có việc, hàng chục nghìn netizen bày tỏ sự quan tâm. Quả là một tín hiệu đáng mừng.

Ngoài ra, Cánh Buồm cũng thiết lập kênh riêng trên YouTube, tổ chức lại trang nhà theo hướng cung cấp các nội dung hữu ích cho cộng đồng, giúp cho việc tìm hiểu đường lối của Cánh Buồm được đầy đủ và chuyên sâu hơn.

Hội thảo nghe có vẻ như "thời sự" lắm, nhưng lại là  để ra mắt những thứ cổ điển.

Hội thảo nghe có vẻ như “thời sự” lắm, nhưng lại là để ra mắt những thứ cổ điển.

3. Cẩm nang sư phạm, chuỗi ngày Sư phạm Cánh Buồm và Câu lạc bộ Sư phạm

Hàng nghìn cuốn sách giáo khoa Cánh Buồm đã đến tay người dùng. Nhưng để hiểu và dùng thì lại vẫn còn nhiều thách thức.

Bên cạnh việc biên soạn Cẩm nang sư phạm, Cánh Buồm đã khởi động chuỗi Ngày Sư phạm Cánh Buồm tại 52 Hai Bà Trưng vào các chiều cuối tuần trong suốt sáu tháng cuối năm để cùng nhau tìm hiểu và trao đổi về giáo dục. Từ các các nhà trí thức, các nhà giáo dục, giới truyền thông cho tới các bậc phụ huynh và sinh viên đã cùng nhau tạo ra một diễn đàn thực sự hữu ích để chia sẻ về nỗi ưu tư với giáo dục nước nhà. Đi từ các chủ đề hết sức “Cánh Buồm” như “làm sao lại phải học tiếng Việt” hay “học Văn thế nào?” cho đến các vấn đề về cơ sở tâm lí học giáo dục hay thảo luận về triết lí giáo dục; dù chưa thể đáp ứng được hết nguyện vọng của người tham dự, đặc biệt các vị phụ huynh vốn mong muốn các giải pháp tức thì cho các vấn đề trong gia đình họ, nhưng rõ ràng các nỗ lực “đến với cộng đồng” này của Cánh Buồm cũng tạo ra được sự cộng hưởng không hề nhỏ, giúp cho cái không khí học thuật giáo dục ở Hà Nội bớt đi phần ảm đạm và nhàm chán.

Chợt nghĩ, Cánh Buồm vốn ưa thích chuyện sách vở và thực nghiệm, không khoái mấy chuyện chém gió lung tung, nhưng hình như ở Hà Nội nghìn năm văn hiến này, chẳng có đơn vị giáo dục chính quy bài bản nào có được một hoạt động “chém gió” dài hơi và chuyên sâu như thế về giáo dục. Nên vui hay nên buồn đây?

Những Ngày Sư phạm Cánh Buồm lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu thời gian để cho mọi người được nói, mới biết mọi người mong mỏi một diễn đàn như thế nào.

Những Ngày Sư phạm Cánh Buồm lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu thời gian để cho mọi người được nói, mới biết mọi người mong mỏi một diễn đàn như thế nào.

4. Olypmia đã cho một Trường thực hành

Chủ tịch trường liên cấp Olympia phát biểu thế này “Cánh Buồm thiện nguyện, bọn chị rất hâm mộ, đường lối giáo dục của chúng ta rất gần nhau, thế thì Cánh Buồm đến đây mà thực hành”. Sau một trường Nguyễn Văn Huyên đã đỡ đầu để bộ sách Cánh Buồm được ra đời và thực nghiệm, giờ có thêm một Olympia chấp nhận và góp thêm một bồ gió lớn để Cánh Buồm tiếp tục ra khơi. Thuyền trưởng Phờ Tờ đã chuyển cơ sở từ Hồ Tây thơ mộng về cổng Utopia, chắc chắn sẽ có nhiều việc làm hay nữa.

Bên cạnh việc tự tổ chức các lớp học ngắn hạn cho trẻ em, liệu Olympia liệu có phải là một “trận đánh nhớn” của Cánh Buồm trong mấy năm tới hay không? Hãy chờ xem!

a4

5. Tham gia ngày hội sách quốc gia ở Văn Miếu

Đây là một việc làm hơi khác lạ của Cánh Buồm: tự quảng bá hình ảnh của mình. Nhưng cuối cùng thì cũng dám làm. Cánh Buồm gần như thành ngôi sao của ngày hội sách năm nay: chiếm hẳn một sân khấu để tổ chức hoạt động cho trẻ em với cái banner to tổ bố nhưng cực kì hút mắt; gian sách cũng rất đông người đến thăm, ước chừng khoảng 4000 đôi tay đã trực tiếp sờ vào sách Cánh Buồm và tìm hiểu xem bọn này là bọn nào, sao lại có sách gì lạ thế? Khoảng 5000 cuốn sách Cánh Buồm đã theo chân Tủ sách Nông thôn đi đến các miền xa của đất nước, cũng chừng ấy sách điện tử đã được phát đi miễn phí trên mạng qua chương trình của Alezaa. Diễn giả Phờ Tờ cũng chiếm một chút đất diễn khi có một bài thuyết trình ngắn nhưng thật hay khiến cho một vị đại tá quân đội già không chỉ xin được gặp mà còn móc hầu bao mua ngay một bộ sách cho cháu. Cánh VTV với HanoiTV thì xúm lấy xin phỏng vấn lia lịa. Đứa cháu họ cùng làng của mình đang làm ở một công ty truyền thông và tổ chức sự kiện cho ngày hội sách thì phát ghen lên vì không hiểu Cánh Buồm là bọn nào mà lại hút khách thế, tổ chức chuyên nghiệp thế? Mình cứ bấm bụng cười, “mèo mù vớ cá rán thôi”; hiệu ứng tốt như thế nhưng hình như Cánh Buồm vẫn chưa rút ra được bài học về marketing cho mình.

Cả một sân Thái Học trong Văn Miếu như dành riêng cho Cánh Buồm

Cả một sân Thái Học trong Văn Miếu như dành riêng cho Cánh Buồm

Điều hay nhất là, trừ cái việc làm số 5 ra, tất cả các việc kia đều là “khởi đầu”. Tức là “hành trang” cho 2014 thật là “nhiều nhặn”. Vui.

15/01/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Sách, Tổ chức học tập

Điều gì thúc đẩy ta làm việc và học tập?

Image Title 3

Các nhà tâm lí học tiếp tục tìm hiểu xem điều gì thực sự thúc đẩy con người làm việc. Qua khoảng gần 100 năm, hiểu biết của các nhà tâm lí học về hành vi của con người đã gọi là “kha khá”, nhưng việc ứng dụng các hiểu biết đó vào cuộc sống thì lại hình như vẫn rất ít, và lạc hậu.

Cứ cuối năm, các công ty lại rộn rạo chuyện thưởng kinh doanh, thưởng quà. Mỗi mùa thi đấu thể thao, chúng ta lại thấy các vận động viên hay các đội bóng treo thưởng cao ngất nếu đạt huy chương này nọ. Hết năm này qua năm khác, các thế hệ học sinh của chúng ta hồn nhiên bị lùa vào các cuộc thi nóng bỏng hòng tìm kiếm bảng điểm tốt, vị trí tốt, phần thưởng tốt từ nhà trường và gia đình. Đấy là những biểu hiện của việc vận dụng kĩ thuật động viên dựa theo thuyết hành vi (behaviorism), hay còn gọi với cái tên “chiếc gậy và củ cà-rốt” – làm hay thì có thưởng, làm dở thì phạt. Cứ như là chuyện hiển nhiên như nó phải  thế vậy! 

Continue reading

26/12/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Hội phụ huynh 2.0

Dù mới được tí tuổi đầu, lần đi họp phụ huynh đầu tiên của tôi cũng đã quá 15 năm, gần đây lại càng họp phụ huynh nhiều hơn. Sau ngần ấy trải nghiệm, bụng cứ bảo dạ “sao người ta không bỏ quách cái việc này đi, vừa mất thì giờ lại làm khổ nhau”. Thời gian và trí tuệ để vào việc bàn bạc cách dạy con cái thì ít, mà bàn những thứ linh tinh vớ vẩn lại nhiều. Tôi xin phép không nói thêm vấn đề mà ai cũng biết. Nói ra lại sợ từ sau phải đội mũ bảo hiểm đi họp phụ huynh hehe.

Nhưng câu hỏi là thế này: thế nếu bỏ đi thì phụ huynh làm gì, hội phụ huynh làm gì? Xin các bác nhìn vào cái hình này:

Ngồi lại với nhau

Ngồi lại với nhau

Các bố các mẹ chụm đầu lại, cùng bàn về các vấn đề sát sườn của con em mình: “làm sao để con không mắc lỗi chính tả?”, “có võ nào để con chịu đọc và yêu đọc sách?”, “làm sao để giải nghĩa những từ ngữ/vấn đề khó cho con thỏa mãn sự tò mò?”, v.v. Trong số những cái đầu kia, gồm cả phụ huynh, giáo viên, nhà quản lí giáo dục. Kết quả của cái chụm đầu kia là những “giải pháp” có thể áp dụng ngay, cùng với một cái triển lãm và giới thiệu sách hay cho trẻ em. Cái photo thì xấu (tại paparazzi không có nghề), nhưng hình ảnh thì đẹp các bác nhỉ?

Thử tưởng tượng mội lối trồng người khác mà ở đó gia đình, xã hội và nhà trường THỰC SỰ chung tay, bỏ thì giờ và công sức, cùng cộng tác và chịu trách nhiệm thay vì khoán trắng cho nhà trường, hay đổ vấy mọi vấn nạn cho xã hội hay … chỗ nào đó ở trên cao. “Stakeholders collaboration over constant contracts”.

Ngay từ hình ảnh kia, tôi đã nghĩ đến “Hội phụ huynh 2.0” các bác ạ. Thật đấy 🙂

PS. Bonus thêm các bác vài gợi ý để trả lời cho mấy câu hỏi được nhắc tới ở phần trên. Ý tưởng do cả nhóm cung cấp, cùng sự thảo luận và góp ý của một “chuyên gia giáo dục” ngồi ở đó. Lời giải có từ chính chúng ta.

to

19/10/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Học bằng tất cả giác quan

Học thông qua làm thật vừa có ý nghĩa, vừa giàu trải nghiệm nhất, lại vừa mang lại hiệu quả học tập vào loại tốt nhất.

Thông qua tình huống thật, môi trường thật (hoặc ít nhất là giả như thật), ta mó tay vào làm việc thật; qua đó ta luyện kĩ năng, ta học thao tác mới, ta suy nghĩ, ta liên tưởng – kết nối, ta sờ vào cái sần sùi của vật liệu, ta ngửi được cái mùi hương của vật liệu, ta ngửi được mùi ngai ngái của giọt mồ hôi thấm ướt áo. Tri thức mới, kĩ năng mới được ngấm vào ta trong trạng thái tự nhiên nhất, trạng thái sống thực sự. “Giáo dục là cuộc sống” chính là đây. “Học qua trải nghiệm” chính là đây. “Học qua giải quyết vấn đề” chính là đây. “Học mà làm – làm mà học” chính là đây.

Từ này dịch ra tiếng Việt thế nào nhỉ: AUTHENTIC LEARNING?

Lập kế hoạch, có nhất thiết phải là ở trên trang giấy, trong bảng tính Excel hay MS Project?

Lập kế hoạch, có nhất thiết phải là ở trên trang giấy, trong bảng tính Excel hay MS Project?

Để sản xuất một sản phẩm (thuyền) cần những gì?  Trong rừng, có con sông chảy xiết, làm sao để băng qua? Một nhóm phải làm gì để làm ra chiếc thuyền chở khách trong vòng 60 phút?

Để sản xuất một sản phẩm (thuyền) cần những gì?
Trong rừng, có con sông chảy xiết, làm sao để băng qua?
Một nhóm phải làm gì để làm ra chiếc thuyền chở khách trong vòng 60 phút?

Làm sao để ghi bàn khi chân bị trói? Họ đang đá bóng hay học về chiến thuật cạnh tranh và tổ chức doanh nghiệp?

Làm sao để ghi bàn khi chân bị trói?
Họ đang đá bóng hay học về chiến thuật cạnh tranh và tổ chức doanh nghiệp?

Giống như sự đa dạng của chính con người, các loại hình học tập cũng phong phú không ngờ. Đừng chỉ bó buộc vào mấy trang sách  chỉ biết kéo nhau lên lớp nghe giảng và … ngủ gật!

PS. Dạo này mắc bệnh lười, tớ viết đến vậy thôi, bác nào không kiên nhẫn thì hỏi Google để ra các tài liệu “nghiêm chỉnh” để tìm hiểu thêm nhé.

07/10/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Giáo dục, Học cách học

Cao Xuân Hạo bàn về tự học

Đất Việt mình có nhiều người tự học mà thành tài, cũng có nhiều người viết rất hay về chuyện tự học. Một trong những bài tôi rất thích là bài “Bàn về tự học” của cụ Cao Xuân Hạo, một nhà khoa học trứ danh của nước ta, được đọc lần đầu trong cuốn “Tiếng việt, Văn Việt và người Việt” của cụ.

Nay dán vào đây để cùng bạn suy ngẫm, bài này được trích theo một nguồn trên Internet, lấy từ “Kiến thức ngày nay” năm 2001. Mời bạn cùng đọc.

Continue reading

15/05/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Một bài viết về giáo dục khai phóng hay trên báo Lao Động xuân con Rắn

Báo Tết hình như là một nét văn hóa hay của làng báo Việt Nam.

Nhưng, cũng giống ông bác làm GS ngành Văn,  “mấy năm rồi mình không đọc báo Tết” vì nó nhàn nhạt.

Cho tới khi có người quảng cáo báo Lao Động Tết năm Rắn có nhiều bài hay lắm. Mua về đọc thì đúng thế thật. Hay là do sự đồng cảm vì chủ đề xuyên suốt là Giáo dục – Khoa học – Hiền tài ? Chả biết! Nhưng xin để lại đây một trong số các bài như thế của nhà giáo Phạm Toàn – một con người khai phóng.

Mời bạn đọc một bài hay.

__________________________________________________

Sứ mệnh mở mang đầu óc con người

Nghĩ đến một sự nghiệp Giáo dục, tất phải nghĩ đến sứ mệnh mở mang đầu  óc con người – bây giờ còn quen gọi là “khai phóng” – theo tinh thần khai mở, như từng được xướng xuất từ Phan Châu Trinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Một nền giáo dục đúng nghĩa phải làm cho trí tuệ con em dân tộc mở mang, tự mình mở ra đón nhận tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Nền giáo dục mở mang đó giúp tâm hồn con em ngày càng phong phú, cái tâm hồn như một thứ năng lượng cháy nóng bên trong mỗi cá nhân, tự thúc đẩy mình không bao giờ được đứng yên, không khi nào được ngừng tự mở mang.

Không có nền giáo dục mở mang đó, mọi hệ thống nhà trường chỉ là những lò ấp nô lệ, từ nơi ấy nếu gặp may mắn thì chỉ một số rất nhỏ đủ sức tự đào thoát ra được, để thành những con người tự do.

Chìa khóa của vấn đề mở mang đó nằm ở đâu?

Giáo dục thời nào cũng đau đáu một chuyện học cái gì (nội dung giáo dục), chuyệnphân bố nội dung đó (chương trình học từng lớp, từng cấp, từng chuyên khoa) – song chỉ có nội dung và chương trình cũng chưa đủ, vì chúng có thể bị làm méo mó thiếu hụt vì cách thức chuyển tải. Nghĩa là còn phải có điều kiện vô cùng quan trọng nữa, đó là cách thức làm cho những nội dung đụng chạm tới tất cả mọi con người trở thành tài sản tinh thần của riêng mỗi con người.

Thời chuyển tải bằng … lời

Trong một thời gian dài, động lực từ người giáo viên được coi là chìa khóa của một nền Giáo dục khai phóng (thời kỳ lấy bục giảng làm trung tâm với lời rao giảng làm công cụ truyền tải và mở mang trí óc người học).

Thế rồi vào thời kỳ gần đây, chìa khóa đó đã được nhìn nhận lại, động lực từ bản thân người học được coi là chìa khóa mở cánh cửa Giáo dục khai phóng (thời kỳ lấy người học làm trung tâm).

Thời kỳ lấy bục giảng làm trung tâm không phải là không có những nét đẹp mê hồn. Chứng cứ rành rành còn trong Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội nơi 82 tấm bia đá lưu giữ tên tuổi 1307 vị tiến sĩ. Ngô Tất Tố từng mô tả con đường tạo ra vẻ đẹp ấy trong tiểu thuyết “Lều chõng”,

… “trong các lò “rèn đúc nhân tài” bấy giờ, trường của cụ bảng Tiên Kiều là lớn hơn hết. Trừ ra mươi cậu đồng sinh là những con cháu trong nhà, học trò cụ bảng chỉ có hai lớp đại tập và trung tập. Trung tập hàng ngày phải đến nghe sách, hàng tuần phải học làm văn. Còn đại tập thì mỗi tháng tập văn hai kỳ. Kể cả đại tập và trung tập, học trò trong trường có tới gần ba trăm người. Vân Hạc và Khắc Mẫn đi đến cửa trường thì các cậu học trò trung tập cũng vừa kéo đến…”

“Theo lệ hàng ngày, mỗi buổi đều đọc đủ ba thứ sách: kinh, truyện và sử.
Hôm nay bắt đầu đọc Kinh dịch, rồi đến sách Trung dung rồi đến cuốn Tống sử. Mỗi khi đọc hết bài cái, bài bàn của một chương nào trong sách, cả trường im lặng như tờ. Mấy trăm con.mắt đều chăm chỉ ngó vào cuốn sách của mình. Mấy trăm lỗ tai đều bình tĩnh đợi nghe lời giảng của thầy. Bằng cái giọng sang sảng như tiếng chuông đồng, cụ bảng giảng rất rành mạch từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa gần đến nghĩa xa, cụ chỉ rõ ràng lời bàn nào là phải, lời bàn nào là quấy. Cụ nói như rót vào tai học trò
…”

Nền học ấy tạo ra cái dân trí mở mang theo phương pháp học của một thời – ta cứ gọi cho vui đi, là phương pháp cụ bảng Tiên Kiều! Tính chất thiêng liêng của bảng vàng bia đá khiến cho phương pháp học đó được giữ gìn trân trọng rất lâu…

Thì đây, phương pháp năm bước lên lớp độc tôn với những quy phạm khá khôn ngoan: ổn (ổn định lớp), kiểm (kiểm tra bài cũ), giảng (giảng bài mới), củng (củng cố kiến thức mới học được) và dặn (dặn dò những điều về làm ở nhà hoặc những việc phải làm thêm…). Ổn, Kiểm, Giảng, Củng và Dặn – một cách nói … hơi khập khiễng về lô gich ngôn ngữ, vì bao gồm bốn yếu tố Hán Việt … rồi thêm vào một yếu tố Thuần Việt.

Sang thời hiện đại, chớ nghĩ rằng năm bước lên lớp có thể hết đất dụng võ. Sang thời hiện đại, con người nhại lại những lời lẽ sang trọng về “thay đổi” phương pháp, đồng thời vẫn khư khư bám lấy nền giáo dục rao giảng. Cái quy phạm gieo rắc thói thụ động của “năm bước lên lớp” hoàn toàn có thể nối dài trong những tiết học có dùng các thiết bị “hiện đại”.

Một máy chiếu overhead thực chất có khi cũng chỉ ngang bằng cái bảng cho giáo viên đỡ bẩn vì bụi phấn, để giáo viên càng thêm thì giờ thao thao bất tuyệt vì đỡ công đi lại xóa bảng và viết bảng.

Một máy chiếu dùng công cụ powerpoint để giảng bài bằng các slide soạn sẵn hoặc dùng những đoạn phim minh họa có khi càng làm cho học sinh hết cơ hội suy nghĩ. Đúng thế, vì kết luận nằm sẵn ở slide cuối cùng chắc hẳn cũng là kết luận định sẵn trong đầu người rao giảng – nhờ thiết bị dạy học hiện đại mà có được một sự áp đặt ngọt ngào, mềm mại như quả đấm thép bọc nhung.

Ta sẽ chẳng dại gì mà bỏ rơi các thiết bị hiện đại để dùng chúng đúng lúc và đúng cách vào công cuộc giáo dục, miễn là thấy rằng các thiết bị hấp dẫn này mang nguy cơ cao làm kéo dài những khuyết tật của lối dạy học rao giảng, kéo dài kiểu nhà trường lấy bục giảng làm trung tâm..

Hai loại tư duy

Ta cùng xem xét tiếp chuyện Giáo dục với bậc Tiểu học. Sao lại Tiểu học? Bởi vì, tuổi tiểu học là bước ngoặt để trẻ em từ trạng thái đã có sừng có mỏ trong kinh nghiệm tư duy cụ thể chuyển sang thời kỳ học lấy cách tư duy trừu tượng.

Tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng khác nhau vô cùng.  Nhà tâm lý học Pháp Gaston Bachelard phân biệt ở loài người một trình độ tư duy tiền khoa học (pré-scientifique) với một trình độ tư duy khoa học chính là để nói đến sự phân biệt giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.

Tư duy cụ thể tiền-khoa học được thể hiện qua các thao tác quan sát, sắp xếp, thống kê, phân loại, phân tích và ứng dụng những tri thức đã có (ở trình độ cụ thể). Tư duy cụ thể từng giúp cho con người sinh sống và kéo dài dòng giống. Nhưng tư duy trừu tượng sẽ đưa con người có được những bước tiến khổng lồ.

Học tiếng Việt ở lớp Một mà thuộc các chữ cái a, b, c … rồi biết ghép chúng với nhau là kết quả của tư duy cụ thể; còn hiểu rõ bản chất ngữ âm tiếng Việt rồi tự dùng các ký hiệu mà ghi các âm đó lại và tự đọc được chúng là một trình độ tư duy ngôn ngữ học trừu tượng.

Học Văn mà biết nhắc lại những vẻ đẹp của các hình tượng là tư duy cụ thể ở tầm “nhại lại” chính cái trình độ tư duy cụ thể của người dạy. Nhưng, nếu hiểu rõ bản chất tâm lý học của thao tác tưởng tượng và thao tác liên tưởng, rồi tự tạo ra và dùng các biểu tượng như một thành tố của ngữ pháp nghệ thuật thì đó đã là tư duy trừu tượng.

Ca ngợi hiện tượng “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, rồi khen ngợi tinh thần và tính cách “năng nhặt chặt bị”, là một trình độ tư duy cụ thể. Phản ứng lại bằng cách nghĩ và nói “cần cù bù thông minh” dù chưa là tư duy trừu tượng, nhưng đã là sự quan sát và phân tích của những đầu óc muốn tự mở mang sang một phương trời khác cho tư duy người.

Sự phân biệt này rất quan trọng đối với nhà giáo dục. Tổ chức một nền Giáo dục theo lối kéo dài kinh nghiệm của con trẻ, hấp dẫn chúng bằng những nhãn mác lòe loẹt hoành tráng, thì vừa làm lợi lại vừa làm hại các em. Một nền giáo dục trói buộc trong tư duy cụ thể tuy cũng giúp trẻ em có một trình độ trí khôn dù sao cũng đã hơn thuở hồng hoang – cái thưởbất kỳ biến cố nào cũng có thể xâm phạm vào cuộc sống vật chất hoặc tinh thần của nó – nhưng vẫn là kìm hãm con em trong vòng kim cô của kinh nghiệm cụ thể.

Cái tâm lý tạo ra nhu cầu học thêm (kéo theo nhu cầu dạy thêm) có nguồn gốc là tình trạng học và dạy học theo lối “kiến tha lâu”. Đó là tình trạng kiến thức được nhặt nhạnh và không thể biết khi nào thì “đầy tổ”. Dạy học theo lối “kiến tha lâu” thì phải dựa vào trí nhớ để áp đặt cho trí nhớ như cái kho chứa đồ và không thể thành cái cỗ máy sản xuất ra các loại đồ.

Có một nền Giáo dục khác để một em bé vào đời được mở mang khác hẳn với trình độ những con người thời hiện đại nhưng tư duy thì chẳng khác bao nhiêu so với thuở còn sống hoang dã. Có một nền Giáo dục khác để một em bé vào học lớp Một bắt đầu cuộc ra đời lần thứ hai của chính mình, một cuộc ra đời về tinh thần, một cuộc ra đời do chính em bé thực hiện với bàn tay tổ chức của nhà giáo.

Thời của lý thuyết hoạt động

Có thể có một nhà trường tiểu học ở đó sản phẩm của việc học của trẻ em lại do chính trẻ em làm ra. Đó là loại nhà trường của lý thuyết hoạt động. Đó là nhà trường của sự tự mở mang trí óc.

Bí quyết của sự tự mở mang nằm ở năng lực của nhà sư phạm tìm ra những thao tác của người đi trước khi họ tạo ra những thành tựu khoa học, nghệ thuật và đạo đức.

Những người đi trước tiêu biểu không chỉ để lại những sản phẩm, mà điều quan trọng là họ để lại những dấu vết là những thao tác tạo ra sản phẩm.

Những nhà ngôn ngữ học như A. de Rhodes, như Huỷnh Tịnh Của, như Trương Vĩnh Ký … cho đến Đào Duy Anh, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo … đều để lại không chỉ những công trình khoa học, mà còn để lại những thao tác nghiên cứu mà người đi sau có thể lặp lại để học và để sáng tạo tiếp.

Những nhà nghệ thuật như Nguyễn Du, Victor Hugo, Picasso, Rodin … như Điềm Phùng Thị, Văn Cao … đều để lại cả những tác phẩm và những thao tác làm ra tác phẩm. Một nhà trường của đầu óc bắt chước sẽ tạo ra những học sinh chỉ biết ngả mũ chào người xưa. Nhưng một nhà trường của tinh thần tự mở mang sẽ giúp học sinh tự làm ra cái Đẹp theo cách làm của người đi trước.

Những nhà tư tưởng như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Gandhi, Hồ Chí Minh … đều để lại những cách sống mà người đời sau có thể làm lại những yếu tố cốt lõi trong đạo đức lối sống của tất cả các vị đó.

Học thao tác nghệ thuật – thao tác tưởng tượng – sẽ đến với

Văn chương, chớ nên học những bài văn mẫu. 

Tổ chức cho trẻ em làm lại chính các thao tác từng tiến hành bởi người đi trước là bí quyết của nhà sư phạm của ngôi trường mang tinh thần tự mở mang.

Bí quyết còn nằm ở cách tổ chức các cấp học. Có thể thay đổi số năm học. Có thể thay đổi thời lượng trong từng cấp học. Có thể thay đổi thêm bớt môn học và chương trình học. Nhưng hình như mọi thay đổi đều nên trả lời mấy câu hỏi: Thay đổi nhằm mục đích gì? Việc học được thực hiện như thế nào?  Tức là giải đáp hai điều: mục tiêu và phương pháp thực hiện mục tiêu.

Thay đổi bao nhiêu thì cũng còn lại cái cốt lõi bất biến, mà cốt lõi của cốt lõi là tạo cho bậc tiểu học thành bậc học phương pháp học.  Ở bậc tiểu học, những vật liệu (kiến thức bộ môn) chỉ cần vừa đủ để phục vụ cho việc chiếm lĩnh  lấy phương pháp học – cái phương pháp gửi trong những thao tác làm ra những kiến thức nhân loại được gửi trong các bộ môn mang tính chất nhà trường.

Cái phương pháp học đó sẽ theo con em chúng ta suốt cuộc đời để các em tự mở mang trí tuệ, tự làm phong phú tâm hồn mình, tự thúc đẩy mình lao vào cuộc sống thực với vô vàn vẻ đẹp hơn nhiều so với sự thưởng thức thụ động những bộ phim rẻ tiền và những cuốn sách phá hoại nền văn hóa đọc vì có vô số hình vẽ suy tư hộ cho người đọc.

 

Đổi mới một công cuộc Giáo dục là vô cùng gian nan. Nhiều người bỏ cuộc chỉ biết cứu lấy con em mình bằng những cuộc đào tẩu du học ở nước ngoài, có khi du học từ lúc tuổi còn rất nhỏ – thậm chí có cả hình thức “du học trong nước”, cứu con em mình trước, cứu nước cứu nhà sau, mình không cứu đã có kẻ khác cứu.

Đổi mới để có một công cuộc giáo dục theo tinh thần tự mở mang lại càng khó, vì chỉ với tấm lòng muốn thay đổi vẫn không đủ, còn phải biết cách thay đổi.  

Những đóng góp cho công cuộc chấn hưng Giáo dục cần phải được huy động bằng sức lực và tâm trí của những cá nhân và những nhóm tác giả – đó là tự do hóa công cuộc chấn hưng.

Những đóng góp của các nhóm và các cá nhân đó lại cần được đối xử dân chủnghĩa là công bằng, không thiên vị.

Ngay cả khi có thể làm được như thế, cũng đừng trông đợi trong một đêm xây xong một kinh thành và trong một vài ngày cái cây sẽ lớn vọt và cho trái ngọt.  

Phạm Toàn

Những ngày cuối năm 2012

(Bài đăng Lao động số Xuân Quý Tỵ 2013)

03/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Giáo dục

Bác Obama muốn chi 1 tỉ cho cải cách giáo dục

“In Iowa today, Secretary of Education Arne Duncan unveiled the Obama administration’s new vocational education plan. The president proposes to revise the Carl D. Perkins Career and Technical Education Act by investing an additional $1 billion to increase partnerships between high schools, colleges and employers, with the goal of directing students toward high-need industries such as engineering and healthcare.”

Giá mà có một tỉ đồng cho việc kết nối nhà trường + các doanh nghiệp phần mềm thôi nhỉ, ra khối trò hay 🙂

Fulltext: The Future of Vocational Education

30/01/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 3123»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading