DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục, Linh tinh xòe

Cho em xin sờ-lai

Có một hiện tượng lặp đi lặp lại khá nhiều mà tôi được được nghe ở Hà Nội (ở SG thì tôi sống chưa đủ nhiều để thấy sự lặp đi lặp lại ấy, nhưng thú thật là chưa thấy — chỉ dám ghi lại chỗ nào mình biết thôi). Ấy là cứ mỗi khi rủ rê ai đó đi học hay tham dự hội thảo, nhiều người thoái thác kiểu “anh bận lắm, rất muốn đi nhưng đành chịu, chú đi rồi cho anh xin sờ lai (slides) nhá”.

Ô hay? Đến hội thảo mà lại chỉ trực chờ sờ lai thôi thì có nghĩa lí gì?

Chả phải cụ Einstein đã nói thế này về tài liệu ư:

“Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”.

Gán vào trường hợp hội thảo cũng không thấy khác mấy.

Có ai đi hội thảo chỉ để lấy tài liệu không? Hình như chỉ có cánh nhà [lều] báo, đến mỗi event chỉ để xin cái phong bì và ít tài liệu giới thiệu rồi lượn chứ chả có mấy người bám sát để đưa tin, phỏng vấn …

Còn ra thì hội thảo [công nghệ, chuyên môn] bên cạnh cái cớ về chuyên môn, về khoa học & công nghệ mới,  là để gặp gỡ bạn hữu cùng ngành, để networking , tìm kiếm và chia sẻ ý tưởng mới, để làm bạn, để refresh đầu óc vốn bị bốn bức tường công sở và bức tường thông tin cao vút đầu tuôn ra từ cái computer diện kiến hằng ngày nó đè bẹp, để đi chơi, để …. vô vàn các thứ “để” hay ho khác. Chứ đâu có mỗi cái chuyện tài liệu với lại sờ lai, nhỉ?

Làm quen, trò chuyện và gợi cảm hứng ..

Làm quen, trò chuyện và gợi cảm hứng ..

Đến đây tôi chợt nhớ tới hồi còn sinh viên và mới ra trường. Bọn túng tiền chúng tôi thường rất chú ý tới các ì-ven lớn của các đại gia MS, Oracle, Sun v.v. và kiếm cách đi cho bằng được. Lí do khá là tế nhị, cũng chẳng phải vì tri thức hay networking gì ráo; mà là chúng thường được tổ chức ở những nơi sang trọng (Sheraton, Melia ..) và có .. bữa trưa miễn phí, lại thường rất thịnh soạn 😀

Dù gì đi chăng nữa, tôi vẫn nghĩ rằng hội thảo là một cái trường học vĩ đại, sinh động và hiện đại. Chỉ thật đáng tiếc, cái trường học vĩ đại không phát triển mấy ở Hà Nội, thủ đô yêu dấu của tôi và chúng ta. Cũng có dấu hiệu ì ạch chả kém so vói hàng loạt các trường học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

03/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Học cách học

[Retrospective] Vòng tròn Suy tưởng

Đây là một kĩ thuật dùng cho cá nhân phản tư (reflection) hoặc nhóm Scrum dùng cho phiên họp rà soát – cải tiến (retrospective). Vừa kết thúc một dự án, vừa xong một Sprint, vừa trải qua một hội thảo hay khóa học, ta đều có thể sử dụng để thực hiện suy tưởng-cải tiến.

Cách làm:

1. Vẽ lên tờ giấy khổ lớn (A2) ba vòng tròn đồng tâm

2. Dùng tờ giấy ghi chú (post-it notes) màu vàng viết về những điều vừa quan sát được, vừa trải nghiệm (nghe thấy, đọc thấy, nhìn thấy, trải qua …). Dán vào khu vực ngoài cùng.

3. Dùng giấy xanh viết ra những điều thể hiện rõ tâm trạng, cảm xúc của bạn về những điều trên (“tôi thấy rất thích|bực|ghét|phấn khích … bởi vì…”). Trong cùng thời gian, hãy nghĩ sâu hơn về những thứ trong danh mục các tờ dán màu vàng. Không nhất thiết phải viết ra tất cả. Hãy tuân thủ khung thời gian (khoảng 5-10 phút tùy bạn đặt). Nếu làm trong nhóm, hãy chia sẻ với nhau những cảm xúc này.

4. Dùng giấy xanh lá cây (hoặc màu khác mà bạn có), viết ra những điều mới mẻ bạn nhận ra, những điều bạn ngộ nhận, những điều có thể làm tốt hơn. Nếu làm việc trong nhóm, hãy thảo luận về những điều này. Nhớ tuân thủ khung thời gian (khoảng gấp đôi thời gian của bên trên).

5. Dùng giấy dán màu đỏ viết ra những điều bạn định làm trong tuần tới (hoặc Sprint tới) căn cứ trên những điều đã học được, nhằm mục đích cải tiến, hoặc đổi mới. Chú ý tới tính khả thi của hành động, các tiêu chuẩn để kết thúc công việc (khi nào thì xong, ai review, …). Trong khung thời gian tương đương bước 4.

Như bạn đã thấy, bằng kĩ thuật này, ta tự do nhìn sâu vào những trải nghiệm vừa qua; càng vào vòng trong, ta càng tiệm cận các giải pháp, cải tiến. Đây là một kĩ thuật reflection dễ làm, dễ dùng và hiệu quả rất cao, đặc biệt trong các nhóm học tập (theo nghĩa rộng nhất có thể).

03/12/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Giáo dục, Sách

How people learn?

Dạo này cứ ngẩn ngơ vì tiếc một cuốn sách hay bị một người bạn làm mất, cuốn “How People Learn”. Định mua lại nhưng tiếc tiền nên chưa dám nhấn nút. Nhân chuyện đọc một tác phẩm quan trọng khác, cuốn “How learning works”, mình có rút ra đây vài điểm mấu chốt để so sánh và review:

***

Cuốn thứ nhất
Dựa trên các nghiên cứu về não bộ, tư duy & tâm lý, sách có đưa ra các nguyên lý để từ đó các nhà giáo dục vận dụng vào việc tổ chức dạy và học.
Các key findings là:
1. Sinh viên đến lớp học với hiểu biết trước đó về thế giới. Nếu kiến thức đó không được quan tâm đúng mức trong tiến trình học, họ có thể thất bại trong việc thu nhận các khái niệm mới hoặc có thể họ sẽ học để đỗ trong kì thi và quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi ra khỏi lớp học.
2. Để phát triển năng lực, sinh viên phải:
a) có được kiến thức nền sâu sắc
b) hiểu biết về các dữ liệu thực tế và các ý tưởng trong ngữ cảnh của một khung khái niệm (conceptual framework)
c) tổ chức kiến thức hữu hiệu để có thể mang ra áp dụng
3. Một cách tiếp cận giảng dạy “siêu nhận thức” (metacognitive) có thể giúp đỡ sinh viên học tập và theo dõi quá trình học tập của họ thông qua việc xác định các mục tiêu học tập, kiểm soát tiến trình hướng đến mục tiêu đó.

Thông qua các nhận định trên, các tác giả có đưa ra các khuyến cáo cho nhà giáo:
1. Nhà giáo phải nắm được và  “xử lí” hữu hiệu với các dữ liệu về hiểu biết của người học trước khi họ đến lớp
2. Nhà giáo phải giảng dạy thật kĩ lưỡng, cung cấp nhiều ví dụ thực tiễn về cùng một khái niệm và cung cấp nền tảng vững chắc về kiến thức thực tế tới người học.
3. Việc truyền dạy các kĩ năng “siêu nhận thức” nên được tích hợp vào trong chương trình, phù hợp với từng lĩnh vực.

Cuốn sách là một công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc chỉ ra các dữ liệu khoa học thực nghiệm quan trọng về việc học. Hơn thế, nó còn cung cấp nhiều chỉ dẫn hữu ích cho người thực hành giáo dục. Tuy nhiên, sách hơi “khô”, mặc dù có rất nhiều thông tin hữu ích về quy luật tâm lí, cách phân biệt Novice-Expert, v.v. nhưng các kết luận hơi bị giàn trải. Các nhược điểm này dường như được bổ khuyết trong một công trình quan trọng khác, cuốn “How learning works”.

 ***

Cuốn thứ hai

Cuốn sách có cách tiếp cận có phần mainstream hơn, dễ theo dõi hơn: thông qua việc đặt câu hỏi, và trả lời các câu hỏi đó. Và, lời chỉ dẫn cũng có phần cụ thể, tiện cho việc thực hành hơn. Điều lí thú là, đây cũng là kết luận của một công trình khảo cứu thực nghiệm chứ không phải một cuốn cẩm nang (manual) với các chỉ dẫn “từ trên trời rơi xuống”.
Theo cách đó tác giả đưa ra một khung khái niệm trừu tượng không phụ thuộc ngành nghề, kinh nghiệm hay văn hóa, với bảy nguyên lí để trả lời câu hỏi “How learning works?”, bao gồm:

  1. Kiến thức trước khi người học tới lớp có thể trợ giúp hoặc cản trở việc học tập.
  2. Cách thức người học tổ chức kiến thức sẽ ảnh hưởng đến cách họ tìm hiểu và ápdụng những gì họ biết.
  3. Động lực của người học sẽ quy định, định hướng, và duy trì những hành động học tập.
  4. Để phát triển sự thông thạo, người  học phải có kỹ năng thành phần (component skills), thực hành tích hợp chúng,và biết khi nào để áp dụng những gì họ đã học được.
  5. Các biện pháp thực hành hướng mục tiêu cùng với các thông tin phản hồi có mục đích sẽ nâng cao chất lượng học tập của người học.
  6. Môi trường xã hội, xúc cảm,và trí tuệ có thể ảnh hưởng đến cấp độ phát triển của người học.
  7. Để trở thành người học tự định hướng, người học phải học để theo dõi và điều chỉnh phương pháp tiếp cận học tập.

****

Các quan điểm của cuốn HLW có vẻ trùng hợp nhiều với tác phẩm của Ken Bain, cuốn “What the Best College Teachers Do” mà tôi đã có dịp trích dẫn.
Cả ba cuốn đều lấy sinh viên làm trung tâm cho cách hoạt động giáo dục, lấy việc học làm chủ đạo trong các thiết kế – triển khai của người làm giáo dục. Họ không tiếp cận kiểu “hai tốt”, dường như họ muốn nói giáo dục tức là chỉ một việc thôi “học tốt”, các việc khác đều là hỗ trợ cả.

26/04/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Sơ bộ về các lý thuyết của Bloom, Dreyfus và Kolb (P. cuối)

Tiếp theo  Phần 1, Phần 2

David Kolb đã giới thiệu một mô hình học tập dựa trên trải nghiệm (experiential learning, thường được biết đến với cái tên Chu trình học tập Kolb) nhằm “quy trình hóa” việc học với các giai đoạn và thao tác được định nghĩa rõ ràng. Thông qua chu trình này, cả người học lẫn người dạy đều có thể cải tiến liên tục chất lượng cũng như trình độ của việc học. Đây là một trong số các mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong việc thiết kế chương trình học, thiết kế bài giảng, trong việc huấn luyện cũng như trong các hướng dẫn  học tập cho các khóa học sau phổ thông.

Chu trình học tập Kolb gồm bốn bước được mô tả như hình dưới đây:

Chu trình học tập Kolb

Chu trình học tập Kolb

Trong đó, Kolb khuyến cáo trình tự của việc học theo mô hình học tập thực nghiệm cần tuân thủ trình tự của Chu trình, nhưng không nhất thiết phải khởi đầu từ bước nào trong Chu trình. Tuy nhiên Kolb dựa trên giả định quan trọng về việc học: tri thức khởi nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo (hoặc tái tạo) chứ không phải là ghi nhớ những gì đã có. Cần vận dụng đúng Chu trình Kolb để có thể phát huy hiệu quả.

Kolb và các nhà nghiên cứu khác đã đi xa hơn khi nhận thấy rằng, với sự lựa chọn điểm khởi đầu và thiên lệch sự tập trung vào một giai đoạn nào đó sẽ cho thấy phong cách học tập của từng người (hoặc từng môn học).

Quan điểm cơ bản trong mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm này là người học cần thiết phải phản tỉnh (reflect, từ khác: chiêm nghiệm) trên các kinh nghiệm của mình để từ đó khái quát hóa và công thức hóa các khái niệm để có thể áp dụng cho các tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng-sai, hữu dụng-vô ích,v.v. ; từ đó lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.

Chu trình này yêu cầu người học có một kỉ luật trong việc học thông qua việc lên kế hoạch, hành động, phản tỉnh và liên hệ ngược trở lại các lý thuyết.

Dưới đây là mô tả chi tiết hơn về các bước trong Chu trình Kolb:

Kinh nghiệm Rời rạc (Concrete Experience)

Người học có thể đã đọc một số tài liệu, tham dự bài giảng, xem một số video trên Internet về chủ đề đang học tập, hoặc đã thử làm thử theo hướng dẫn của một số bài giới thiệu nhập môn (tutorial) về chủ đề cần học, hoặc tự mình mò mẫm trong giây lát với máy móc trong phòng lab v.v. Tất các các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học. Và chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập. Tuy vậy, kinh nghiệm quan trọng nhất là những kinh nghiệm mà các giác quan của con người có thể cảm nhận rõ ràng được (sensory experience).

Thông thường, người học dạng “hời hợt” (surface learning) thường chỉ dừng lại ở các kinh nghiệm đó, ghi chép lại và chờ cho tới kì thi và kết thúc việc học. Theo gợi ý của Chu trình Kolb, đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Quan sát có suy tưởng (Reflective Observation)

Người học cần có các phân tích, đánh giá các sự kiện và các kinh nghiệm đã có. Sự đánh giá này cần mang yếu tố “phản tỉnh”, tức là tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem mình cảm thấy thế nào, có hiểu được hay không, có thấy nó hợp lý hay không, có thấy nó đúng hay cảm thấy nó “có gì đó không ổn”, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua hay không, v.v. Đối với việc học, việc suy tưởng hàm ý sâu sắc rằng ta phải luôn tự hỏi và tự trả lời “việc học có tiến triển tốt đẹp hay không?”, và thuần túy sử dụng trực giác để trả lời câu hỏi đó. Trong quá trình suy ngẫm, và xa hơn nữa là ghi lại các suy tưởng ấy theo một cách tự nhiên và tự thân, ta sẽ rút ra được các bài học cũng như định hướng mới cho chặng đường học tập tiếp theo thú vị và hiệu quả hơn. Đối với việc dạy, nhà giáo sử dụng kĩ thuật tương tự áp dụng cho việc dạy của mình, và cho việc học của học trò để có được các phương án và hành động hiệu quả hơn. Một số hình thức suy tưởng (reflection) vận dụng sâu hơn các hình thức tra cứu, phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn, đưa ra các đánh giá về kinh nghiệm vừa trải qua. Khi suy tưởng, chúng ta sẽ “tham gia” sâu hơn vào quá trình, bản thân điều đó cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho việc học tập. Với việc suy tưởng có chất lượng, ta sẽ có được các cải tiến, nâng cấp, điều chỉnh cho tiến trình phát triển của việc học tập.

Khái niệm hóa (Conceptualization)

Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc, người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được. Từ kinh nghiệm, ta có các khái niệm, “lí thuyết mới”. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”, hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lại trong não bộ. Không có bước này, các kinh nghiệm sẽ không thể được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là các trải nghiệm vụn vặt nhặt được trong tiến trình học tập hay thực hành.

Giai đoạn khái niệm hóa kết thúc bằng việc ta lập một kế hoạch cho cách hành động tiếp theo trong thời gian tới. Thông thường giai đoạn này được tiếp nối giai đoạn trước (Quan sát có suy tưởng) một cách tự nhiên bằng việc trả lời cho các câu hỏi quan trọng trong quá trình quan sát và suy tưởng – có thể coi như kết luận của toàn bộ quá trình suy tưởng, và giai đoạn tiếp theo sẽ là giai đoạn kiểm chứng kết luận đó có đúng hay không.

Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation)

Ở giai đoạn trước, người học đã có một bản “kết luận” được đúc rút từ thực tiễn với các luận cứ và suy tư được liên kết chặt chẽ. Bản kết luận đó có thể coi như một giả thuyết, và ta phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Việc này hết sức quan trọng trong việc hình thành nên tri thức thực sự. Theo Kolb và những người theo đường lối tạo dựng (hay “kiến tạo” – constructivism), chân lí cần được lĩnh hội, hoặc kiểm chứng được. Đây là bước cuối cùng để chúng ta xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm từ bước trước.

Đối với việc học lập trình, ta có thể có một ví dụ cho việc thực thi Chu trình Kolb như sau:

Mục tiêu: làm chủ  kĩ thuật lập trình theo cặp (Pair-programming)

  • Bước 1: Sau khi đọc đọc tài liệu về pair-programming, thử làm cặp với một người bạn, người học đã có những trải nghiệm ban đầu về pair-programing.
  • Bước 2: Thảo luận với bạn học về cảm giác, quy trình và phối hợp khi lập trình theo cặp. Có chỗ nào không ổn. Ghi lại các cảm nhận quan trọng, đọc lại giáo trình để xem mình làm có đúng không. Khi gặp chỗ không ổn thử lên mạng tìm kiếm cách cải thiện, tham khảo các thảo luận khác về lập trình theo cặp để rút ra kết luận. Ghi lại các suy tưởng đó vào một trang blog cá nhân hoặc một cuốn nhật kí học tập của riêng mình.
  • Bước 3: Phác thảo Best Practices khi thực hiện pair-programming, ghi lại thành “Quy trình lập trình theo cặp”
  • Bước 4: Thực hiện theo quy trình đã đề xuất, và lặp lại Bước 1.

Notes: Các nghiên cứu gần đây phê bình mô hình Kolb, vốn ra đời từ 1984, là quá đơn giản, hoặc quá lí tưởng, hoặc có khi không khớp với thực tế học tập của sinh viên và có phần thiếu hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Một số tác giả cho rằng việc học không nhất thiết phải tuân thủ kiểu tuyến tính như Kolb mô tả. Tuy vậy Kolb vẫn là một trong các hướng dẫn quan trọng cho người học, đặc biệt trong lĩnh vực “thực hành”. Đối với nhà giáo, ta có thể tiếp nhận Kolb với quan điểm phát triển và phê phán. Theo đó, tự mình phải suy tưởng về Kolb và đưa ra các gợi ý thích hợp cho môn học của mình; có thể nghĩ tới Chu trình Kolb như là một “gợi ý” hoặc một “mô típ học tập” hơn là một phương pháp thực hành cứng nhắc. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các mô hình khác như các chu trình của Juch, Kelly hay của Pleiffer & Jones để so sánh với Kolb.

04/01/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading