Thời nay là thời của sáng tạo, của ý tưởng gốc, của thứ chưa từng có, của những thứ mới mẻ, hoặc trông như có vẻ mới mẻ. Hay là ta gọi luôn là thời của sự cả thèm chóng chán. Thỏa mãn nhu cầu này, người dùng sẽ đòi hỏi nhu cầu mới phức tạp hơn. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với người sáng tạo.

Mấu chốt là người ta phải trở thành người sáng tạo, phải là người tạo ra được những ý tưởng gốc, và có cái gen “nguyên bản”. Những quy tắc đã biết về năng suất (lượng) có thể mất thiêng trong địa hạt sáng tạo (chất). Kể cả khi người ta nói hai cái đó có quan hệ biện chứng.

Adam Grant có cuốn sách gối đầu giường về chủ đề này, tên gọi “Originals” (Nguyên bản).
Dưới đây là tóm tắt của phần tóm tắt (take away) cuối sách, nhằm giúp cho mọi người trở nên “nguyên bản” hơn.

Dành cho mọi người:

A. Tạo ra và công nhận các ý tưởng gốc

1. Nghi vấn những điều mặc định.

2. Tăng gấp ba số lượng ý tưởng bạn tạo ra.

3. Đắm mình trong một lĩnh vực mới.

4. Trì hoãn một cách chiến lược.

5. Tìm kiếm thêm phản hồi từ các bên.

B. Lên tiếng và nêu ý tưởng gốc

6. Cân bằng danh mục rủi ro của bạn

7. Nêu lên những lý do không ủng hộ ý tưởng của bạn.

8. Làm cho ý tưởng của bạn trở nên quen thuộc hơn.

9. Nói chuyện với một kiểu người khác.

10. Hãy là một người cấp tiến bình tĩnh. Nếu ý tưởng của bạn rất cực đoan, hãy gói nó trong một mục tiêu thật ‘tiêu chuẩn’.

C. Quản lý cảm xúc

11. Tạo động lực cho bản thân theo cách khác khi bạn cam kết với điều không chắc chắn.

12. Đừng cố gắng bình tĩnh. Chuyển hóa sự lo lắng thành mối quan tâm và đồng cảm.

13. Tập trung vào nạn nhân, không phải thủ phạm.

14. Nhận ra rằng bạn không đơn độc.

15. Hãy nhớ rằng nếu bạn không chủ động hành động thì hiện trạng sẽ còn nguyên.

Dành cho người Lãnh đạo:

A. Làm dấy lên những ý tưởng gốc

1. Mở một cuộc thi đổi mới

2. Hình dung bản thân như là kẻ thù. Tìm ra nguy cơ lớn nhất, và tìm cơ hội lật ngược tình thế.

3. Mời nhân viên từ các chức năng và cấp độ khác nhau phát biểu về các ý tưởng của họ.

4. Tổ chức một ngày “ngược đời”. Cùng nhau trả lời câu hỏi “Khi nào thì điều ngược đời này đúng?”

5. Cấm những từ như thích, yêu, và ghét.

B. Xây dựng văn hóa nguyên bản

6. Tuyển người không phải vì phù hợp với văn hóa, mà vì đóng góp văn hóa.

7. Chuyển từ phỏng vấn ngày nghỉ việc sang phỏng vấn ngày nhận việc.

8. Hỏi về vấn đề, không phải giải pháp.

9. Ngừng chỉ định những người đối-lập-theo-vai (devil’s advocate) và bắt đầu khai quật những ý kiến thiểu số.

10. Hoan nghênh những lời phê bình.

Dành cho Phụ huynh và Giáo viên:

1. Hỏi trẻ về những gì mà thần tượng của chúng sẽ làm.

2. Liên kết những hành vi tốt với tư cách đạo đức.

3. Giải thích những hành vi xấu có hậu quả như thế nào đối với người khác.

4. Nhấn mạnh các giá trị hơn các quy tắc.

5. Tạo ra những góc mới lạ để trẻ em theo đuổi