Người có giáo dục được dạy cho biết đọc biết viết, biết tự học, biết làm người công dân, biết chung sống, biết tự chủ, biết làm lụng và phát triển. Nhưng biết rồi thì có còn học nữa không?
Cuộc sống của con người đương đại yêu cầu sự học diễn biến liên tục. Vấn đề là: học gì đây? Giáo dục khai phóng có một gợi ý: Những ý niệm lớn. Đó là những thứ đã được làm quen một vài lần khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường; và cũng là những thứ mà cần cả đời người ta theo đuổi để hiểu thấu. Nó cũng được toàn nhân loại không ngừng tìm hiểu và bồi đắp cho đến tận bây giờ và về sau.
Hãy liệt kê một số:
- Chân
- Thiện
- Mỹ
- Tự do
- Bình đẳng
- Công lý
- Con người
- Tự nhiên
- Xã hội
- Tưởng tượng
- Linh hồn
- Tâm trí
- Chiến tranh
- Dân chủ
- Lãnh đạo
- Quản trị
- Chính trị
- Quyển lực
- Yêu thương
- Trí tuệ
- Hiểu biết
- Tri thức
- Khai sáng
- Lý luận
- Cảm giác
- Tâm trí
- Thời gian
- Không gian
- Thế giới
- Vũ trụ…
Những ý niệm lớn cũng là những thứ cơ bản, có khi là thiết yếu, vì ta sẽ gặp nó hằng ngày, đối diện với nó hết lần này đến lần khác. Sự hiểu biết vì thế sẽ sâu sắc thêm qua thời gian khi ta duy trì sự học hỏi. Trong một số lĩnh vực, chúng ta chỉ sáng tạo được khi nắm bắt chúng ở một mức độ tinh tế nhất định.