DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Học cách học

Học nhiều là tốt, nhưng đừng biết suông

Học nhiều và biết nhiều là tốt. Vì nó giúp ta có thể học thêm những thứ khó hơn nữa, đào sâu thêm nữa. Học nhiều cỡ nào cũng không thừa. Có nhiều thông tin và trải nghiệm, ta có nguyên liệu để trộn, để móc nối, và tạo ra ý nghĩa mới. Học ít thì hiểu biết ít, lúc cần hỏi Google không biết hỏi hắn cái gì.

Continue reading
17/08/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học, Quản trị mới

Làm việc theo nguyên lí

Nguyên lí là một từ  được dùng rộng rãi, có lẽ do nhiều người thấy nó quan trọng.  Nhẽ ra nguyên lí phải có tính khách quan (tức là cái gốc, không thể bỏ được), nhưng  hầu hết các thứ được gọi là nguyên lí lại có tính tương đối, không đầy đủ và có tính bối cảnh. Vì thế có thể gọi chúng là hệ “tiên đề” hay các “giả định” của ai đó. Khi đã gọi nguyên lí theo nghĩa giả định (assumptions) thì tức là niềm tin cơ bản, miễn phán xét đúng sai. Ta sẽ làm theo nó, chấp nhận nó, và tự nguyện để nó điều khiển mình. Và do đó, nó rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của ta. Số lượng nguyên tắc thường không nhiều. Nhưng nó “cứng”, vượt thời gian. Cho nên, nếu có một danh sách nguyên lí đủ tốt, nó giúp ta làm việc linh hoạt trong bối cảnh. Nó giúp ta “lấy cái bất biến để ứng phó với cái biến động đa dạng”.

Nhiều người thông thái đã cất công đúc rút và kiểm nghiệm ra các bộ nguyên lí của riêng mình. Một số được đẽo gọt và kiểm chứng qua thời gian với nhiều bối cảnh đa dạng, một số thì không. Một số được viết ra, một số chỉ được truyền miệng. 
Ví dụ, đời làm việc năng động của Inamori Kazuo giúp ông đưa ra được một “triết lí” ngắn gọn và hữu hiệu để làm nền tảng cho một lối sống tích cực (Xem bản tóm tắt ở đây) . Nó được viết ra, lưu truyền rộng rãi và có cơ hội tốt để kiểm chứng tính hữu hiệu. Thử xem những gợi ý của ông để có một cuộc đời viên mãn và làm việc cho tốt: 

  1. Thành quả là do tích số của tư duy, nhiệt tình và năng lực
  2. Tư duy thế nào, cuộc đời ra thế ấy
  3. Luôn nuôi những giấc mơ đầy tham vọng, và bỏ toàn tâm toàn ý sống với giấc mơ ấy.
  4. Luôn xác định rõ mục đích sống. Phải mài rũa tâm trí, mở rộng tâm hồn.
  5. Hãy sống đúng đắn với tư cách của một con người. Đừng quên những bài học được dạy từ tiểu học: không nói dối, trung trực, không lừa gạt người khác, không tham lam.
  6. Phục vụ những điều tốt đẹp hơn của nhân loại và thế giới với tâm thức vị tha.
  7. Sống phản tỉnh mỗi ngày, để xem xét từng hành vi, sửa lỗi và cải thiện.
  8. Sống nghiêm túc từng giây phút mỗi ngày.
  9. Sống với động cơ không ích kỉ, và đức hạnh.
  10. Sống với một trái tim thuần khiết và nồng ấm.
  11. Luôn yêu công việc của bạn, không kể đó là việc gì. 
  12. Không nề hà những việc tẻ nhạt
  13. Luôn sáng tạo trong công việc
  14. Hãy là “trung tâm của cơn lốc” với sáng kiến và cam kết hết mình.
  15. Ra quyết định đúng đắn, không ích kỉ
  16. Bám sát hiện địa, hiện vật để giải quyết vấn đề
  17. Làm hết sức mình vì đồng nghiệp
  18. Không ngừng vươn tới sự hoàn hảo
  19. Chỉ mua những gì chúng ta thật cần, đúng lúc
  20. Nắm bắt vấn đề thật đơn giản, ngay cả khi đối mặt với những thứ phức tạp

Nhìn quanh, tôi nhận ra phần lớn người đọc bộ “nguyên lí” này thấy nó gần gũi và dễ đồng tình. Nhưng cũng có vài người có thể không đồng ý với một trong các điểm kể trên. Họ có thể thấy phần còn lại hữu dụng thì có thể bỏ đi vài chỗ, hoặc sửa đi cho vừa với lối nghĩ của bản thân. Nếu ai đó bỏ gần hết thì tức là hệ tư duy của người đó rất khác so với Inamori. Lúc đó, họ sẽ đi tìm những bộ “bí kíp” khác. 

Nhìn rộng ra, bộ nguyên lí trên đây có thể coi là một tập hợp các giả định để gây dựng nên một tập hợp người có nền tảng nguyên tắc giống nhau về lối nghĩ lối sống. Nó tạo ra một cộng đồng văn hóa chung niềm tin, chung hệ giá trị, chung quy ước. Sẽ rất có ích khi một cộng đồng được gắn kết xoay quanh những yếu tố văn hóa chia sẻ như thế này. 

Trên đường học hỏi của mình, ta sẽ bắt gặp nhiều “guru”, những “cao thủ”, những “danh nhân”, với nhiều bộ “nguyên lí khác”. Họ sẽ có những lời khuyên, trong số đó là các “nguyên lí”. Câu hỏi được đặt ra là có nên theo hay không, theo cái gì và không theo cái gì? Từ quan điểm hành dụng (pragmatic), chúng ta xem xét nó có hữu ích không bằng cách đặt câu hỏi: nếu tin và làm theo thì thế nào? Giả sử nếu tuân thủ nguyên tắc “sống với trái tim thuần khiết và nồng ấm” thì thế nào? Cuộc sống ta có tốt đẹp lên không, thế giới quanh ta có tốt đẹp lên không? Nếu tuân thủ “phục vụ những điều tốt đẹp hơn với tâm thức vị tha”, thì thế nào? Nó có mang lại cuộc sống hạnh phúc viên mãn không? Cân nhắc xong, ta có thể có một danh sách “nguyên lí” của riêng mình. Thời gian tiếp theo là dành cho chứng nghiệm. Bạn sẽ phải sống với những nguyên lí này, và quan sát tác dụng của chúng. 

Bới cát tìm sò

Tôi cũng thử phác thảo về bộ nguyên lí tối giản của mình “Để làm việc cho tốt”, nó sẽ hao hao như thế này:

  1. Luôn yêu công việc của bạn, dù đó là việc gì.
  2. Có thái độ tốt, công việc sẽ tốt, kể cả những việc rất tẻ nhạt.
  3. Cách bắt đầu một công việc tốt là tìm cách giải quyết vấn đề của chính mình.
  4. Đặt được bài toán hay, sẽ có lời giải hay. 
  5. Làm cho vấn đề thật đơn giản, ngay cả khi nó rất phức tạp
  6. Là “chủ sở hữu” của sáng kiến và cam kết hết mình, và sống ở thể chủ động (proactive). 
  7. Bám sát thực tiễn để ra quyết định hiệu quả.
  8. Ra quyết định đúng đắn, không ích kỉ
  9. Sáng tạo không ngừng
  10. Cải tiến liên tục, vươn tới sự hoàn hảo
  11. Nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém bận rộn.
  12. Khi đã mất hứng với một công việc, nghĩa vụ cuối cùng là bàn giao lại cho người có nhiệt tình và khả năng.

Nguyên tắc của bạn để làm việc cho tốt gồm những gì?

31/07/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học, Quản trị mới

Ngoài vùng thoải mái thì là gì?

Sự học hỏi đỉnh cao không thể gồm toàn sự thoải mái hạnh phúc. Ta sẽ phải học những khái niệm khó hiểu, phải luyện những kĩ năng tay chân đòi hỏi sự căng cơ đau nhức mướt mồ hôi. Ta sẽ phải đối mặt với chuyện ngán đến tận cổ không muốn tập thêm. 

Cái gọi là ra ngoài “vùng thoải mái” (comfort zone) chính là như thế. Không ra khỏi vùng thoải mái, thì không thể lên đẳng cấp mới được. 

Trông người nghệ sĩ lúc luyện thanh hoặc tập đàn, rất vất vả và trần  trụi. Khác xa lúc  biểu diễn dưới ánh đèn sân khấu. Những đứa trẻ tập múa phải oằn lưng xoạc với giãn cơ, xương kêu răng rắc, chứ không thướt tha uyển chuyên như trên phim. 

Các vận động viên thể thao cũng vậy. Những nhà khoa học, hay nhà quản lí cũng thế thôi. Không có ngoại lệ. 

Đó là quy luật nghiệt ngã của luyện tập có chủ đích. Để vươn lên đến sự tinh thông, ta cần phải được đặt dưới một kỉ luật rèn luyện thực sự gian nan. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có quyết tâm lớn trong thời gian đủ dài. Trong chặng đường đó, chúng ta thường cần người đồng hành, có thể là một “bà mẹ Việt Nam anh hùng”, có thể là một ông thầy tâm huyết, có thể là đám bạn cùng tiến, và cần cả một môi trường cho việc luyện tập nữa. 

23/07/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học, Tri thức và Nhận thức

Người lớn học thế nào

học để khác biệt

Người lớn học thế nào? Việc học của người lớn có giống cách học của trẻ con? Người lớn học tập từ đâu? Điều gì khiến việc học của người lớn trở nên hiệu quả?

Đó hẳn không phải là những câu dễ trả lời.
Động cơ học tập của người lớn có thể phức tạp hơn, đa dạng hơn nhưng những cơ chế để hình thành kiến thức thì có nhiều điểm tương đồng với việc học của trẻ con. Ngoại trừ các phương diện thực dụng, việc học bền vững và chủ động ở người lớn cũng vẫn đòi hỏi những tiền đề như là sự ham muốn học hỏi, cần sự trải nghiệm, và cần thời gian để xây dựng một hệ thống tri thức cho riêng mình.

Continue reading

20/06/2017by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

[Chúng ta] ‘Năng lực tự học là cốt lõi trong thời đại mới’ 

Buổi chuyên đề “Học cách học” với diễn giả Dương Trọng Tấn chiều ngày 24/5 mang đến cho sinh viên FPT Arena và nhiều bạn trẻ khác cái nhìn sâu sắc về việc học và nghệ thuật học. 

Anh Dương Trọng Tấn là cựu Giám đốc FPT Aptech, hiện giữ vai trò Giám đốc Học viện Agile. Đây là đơn vị cung cấp các giải pháp học tập và huấn luyện Agile tiên phong tại Việt Nam. Trong thời gian dài, diễn giả dành nhiều sự quan tâm đến cách học, cách con người học và cách giáo viên giảng dạy. Anh nhận ra “đôi khi mọi người học theo thói quen của người khác và theo kinh nghiệm là chủ yếu”. Anh Tấn cho rằng giáo viên cũng không ngoại lệ. Trừ kiến thức từ trường sư phạm, họ sẽ nhìn người đi trước dạy như thế nào và áp dụng, không để tâm đến cách bản thân mình và người khác học thế nào là hiệu quả. “Tôi cho đó là điều chúng ta bỏ quên và lãng phí bởi nếu hiểu hơn về cách não bộ hoạt động và cách tiếp cận kiến thức sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và việc học cũng rất hiệu quả”, anh bình luận.

Continue reading

27/05/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Học cách học: Một bài học quan trọng bậc nhất đang bị bỏ quên

Nếu bạn gặp một bài toán khó, dù cố gắng nhiều mà giải mãi không xong, thì làm thế nào? Câu trả lời phổ biến nhất là cố gắng tìm ra chỗ sai trong lập luận rồi đi tiếp hoặc “làm lại từ đầu”. Cả hai phương án theo kinh nghiệm này không phù hợp với những lời khuyên của các chuyên gia về não bộ.

Continue reading

01/04/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Học cách học

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bài này chỉ dẫn bí quyết đọc sách dành cho những người bận rộn không có đủ thời gian để đọc đủ một cuốn sách dạy cách đọc sách. Những người nào đã đọc rồi, hoặc tự thấy mình đã thạo việc đọc sách rồi, hoặc thấy mình không phải kẻ thế mà đần thì không nên đọc 🙂
Bài hơi dài một tí, nhưng mà hơi bị hay, chỉ có kẻ “thế mà đần” mới đủ can đảm đọc từ đầu đến chữ cuối cùng.

Continue reading

03/03/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học, Tổ chức học tập

Một cái nút thắt, một điểm bùng phát?

Hiện nay nhiều sinh viên vẫn chưa biết đọc một cuốn sách giáo trình sao cho tốt, chưa biết tóm tắt ý chính một chương sách, chưa biết dùng Index của một giáo trình. Đọc mới có một cuốn đã không tiêu hết và kêu nặng, trong khi nhẽ ra phải xử lý gấp đôi gấp ba khối lượng đó. Rõ ràng đây là biểu hiện của một năng lực tự học yếu kém. Yếu ở năng lực cốt lõi bậc nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động trí óc: Đọc.

Continue reading

06/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Hỏi

Trong tiếng Việt, không ngẫu nhiên mà từ học có đi kèm với hai từ quan trọng khác tạo thành “học hỏi” -và “học hành”. Từ ấu thơ cho tới trưởng thành, chúng ta liên tục đặt ra các câu hỏi, và tri thức lớn dần từ đấy. Có thể nói không ngoa rằng, khởi nguồn tri thức chính là các câu hỏi. Vì thế, mấu chốt của cả việc học lẫn việc dạy chính là đặt câu hỏi. Không có câu hỏi, không có tư duy. Hơn thế nữa, trong thời đại của sự thừa mứa thông tin, Internet phủ khắp và các công cụ tìm kiếm lúc nào cũng sẵn sàng, việc ghi nhớ càng mất dần ý nghĩa. Các câu hỏi lúc này trở thành yếu tố quan trọng số một để một người bắt đầu với việc học. Trong khi đó, nền giáo dục Việt Nam có truyền thống “thầy đọc – trò chép” hằng nghìn năm, vì thế người dạy không có thói quen khuyến khích câu hỏi, người học thụ động ít khi đặt câu hỏi. Đây là đặc điểm hơi bất bình thường của một nền giáo dục lành mạnh. Và chính điều đó gây ra cản trở lớn cho cả việc dạy lẫn việc học. Để khơi dậy lại cái trí tò mò ham hiểu biết của người học, để việc học thực sự trở nên “tự thân”, nhà giáo sẽ phải dụng công hơn nhiều trong việc chuẩn bị cho các chiến lược hỏi-đáp để vượt qua cho kì được cái quán tính đó. Và trong tiến trình đó, rõ ràng là cả người thầy và học trò đều phải rèn luyện khả năng hỏi-đáp của mình. Và trên hết, cả hai đối tượng đó phải thành thục tư duy phản biện (critical thinking) vốn có nội hàm quan trọng chính là các câu hỏi.

Continue reading

26/12/2011by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading