Xu hướng sử dụng ngày càng nhiều phương pháp học qua vấn đề (problem-based learning) và học qua dự án (project-based learning) cho thấy những chuyển dịch lớn từ việc học từng kĩ năng riêng lẻ sang học tích hợp, từ việc tiếp thu thông tin sang tiêu hóa kiến thức và tái kiến tạo tri thức.
Tiếp theo bài “Bẻ nhỏ mục tiêu”.
Như bài trước tôi có biện luận là mục tiêu phải rõ ràng mạch lạc đo đếm được. Danh sách cái gọi là mục tiêu giáo dục (mốt bây giờ gọi là chuẩn đầu ra, tôi không khoái cái cụm từ này lắm vì nó dính cái từ “chuẩn” nghe hơi bị phản cnb cảm) phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được chứ không phải chuyện đùa.
Bài này giới thiệumột số lược đồ tối giản mô tả các cách thức phân phối các mục tiêu giáo dục đó vào các khóa học (course – có thể được tổ chức dạng môn học, đồ án, chủ điểm, seminar, worshop…).
Tiếp bài “Thế nào là một chương trình tốt?”
Bây giờ ta bàn chuyện mục tiêu. Cái này nó hệ trọng tới phần lớn các hoạt động khác, như Peter Drucker từng nhấn mạnh. Có mục tiêu tốt tức là rõ cái cần làm, cũng rõ cái cần kiểm soát trong quá trình thực thi, và rõ cần đánh giá khi kết thúc. Lúc này một chương trình hiệu quả sẽ được đo bằng mức độ đạt được và vượt được những mục tiêu do chương trình đề ra. Nhiệm vụ của cả nhà trường là tổ chức các hoạt động để đạt được mục tiêu đó, kiểm soát tiến trình đạt được mục tiêu, và can thiệp kịp thời để thúc đẩy tiến trình đạt được mục tiêu, ở cả mức độ vi mô lẫn vĩ mô. Công nghệ, xét ở mức cao, không có gì hơn là tối ưu hóa và tự động hóa cái quá trình này.
Dưới đây là một dự án học tập đã viết thành sách. Trên trang của Viện giáo dục Buck, có hàng tá dự án kiểu này, với đầy đủ đề cương, thiết kế, tương thích chuẩn đầu ra (learning outcomes/standards), và kết quả đạt được của học sinh, kèm theo (đôi khi) là phân tích của giáo viên để rút kinh nghiệm sau khi dự án kết thúc. Bạn đọc vui lòng truy cập: http://bie.org/project để biết thêm chi tiết. Xin đừng ngất vì ngợp 🙂
Đây là dự án trong khuôn khổ môn Lịch sử Hoa Kì được tổ chức theo dạng PBL có thời lượng tương đương 20 giờ học trên lớp ở trường Trung học Công nghệ mới Napa. Thầy giáo[1] nêu vấn đề cho học trò: “Những hình tượng (archetypes) nổi bật trong lịch sử nước Mỹ (như hình tượng cao bồi, người Mỹ bản xứ Indian, nô lệ, các tín đồ,..) vẫn thể hiện giá trị của chúng ta hiện nay?”. Học sinh được đưa vào tình huống để trở thành những nhóm chuyên viên tiếp thị cho những tập đoàn thực phẩm lớn, xem xét lựa chọn một nhân vật tượng trưng để thúc đẩy các nỗ lực quảng cáo và bán hàng. Học sinh sẽ phải nghiên cứu các đặc điểm lịch sử của các hình tượng, sau đó xác định những đặc điểm của hình tượng phù hợp với nước Mỹ hiện đại và hấp dẫn người tiêu dùng. Mỗi nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của mình và đưa ra những kiến nghị. Kết thúc dự án, học sinh sẽ phải báo cáo quá trình nghiên cứu tài liệu, báo cáo khảo sát khách hàng tại siêu thị; thuyết trình trước lớp và giáo viên về kết quả của dự án. Đây chính là cách giáo viên đưa các kiến thức về lịch sử trở lên sống động và có ý nghĩa đối với đời sống hiện nay . Bên cạnh đó, các kiến thức cơ bản về môn học (Lịch sử Hoa Kỳ), và kĩ năng cần thiết (tìm kiếm, đánh giá tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học) cũng được học sinh rèn luyện trong quá trình thực hiện dự án nhỏ này. Ngoài ra, học sinh sẽ phải rèn luyện các kĩ năng mềm khác về thuyết trình, làm việc nhóm, sử dụng PowerPoint và các công cụ xử lí ảnh đơn giản để làm các tài liệu marketing. Nếu học sinh nào đi xa hơn, có thể am hiểu chút ít nữa về sự vận hành của một chiến dịch marketing.

Hóa ra cái vỏ bao thuốc lá cũng có thể thành một đề tài nghiên cứu cho học sinh được! (Ảnh: chôm chôm trên mạng)
—-
[1] Theo “PBL Starter Kit”, BIE xuất bản năm 2009.
Ngành quản trị hiện đại được cho là bắt đầu với Peter Drucker, người vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong mọi ngõ ngách thực hành cũng như nghiên cứu về khoa học quản trị. Chỗ nào cũng có ý kiến của ông, và cái nào cũng như thành nguyên tắc cả.Trong đó có cái mà nó ăn ra cả những lĩnh vực khác là giáo dục. Ở đây xin kể một chuyện có vẻ tương đồng.
Truyền thông đang đưa tin các cuộc bàn luận rất kinh về chuyện tích hợp. Và đỉnh điểm là từ chuyện tích hợp mà lan sang chuyện bỏ môn sử, từ đó lại lan sang ruồng bỏ nguồn gốc, từ đó lan phỏng đoán sang chuyện tương lai đất nước sẽ đi về đâu.
Nhưng không ai hỏi tích hợp là gì? Không định nghĩa thì sao thảo luận được? Và đặt câu hỏi là người ta sẽ thiết kế chương trình tích hợp như thế nào? Hướng đến mục tiêu cụ thể gì (không phải là nồng nàn yêu nước, yêu lịch sử dân tộc…), và “chuẩn bị như thế nào để các thầy cô dạy tích hợp?”, và nữa, “thay đổi như thế tốn bao nhiêu tiền? liệu có đến mấy nghìn tỉ không?”. Vân vân và vê vê.
Thực ra chuyện này đúng là bé xé ra to, cái tiểu tiết phá hỏng cái đại cục. Nhưng thôi, ta sẽ tán chuyện cho nó vui cái xó bếp Tấn’s Notes đang héo úa và khô cằn này.
Xin bắt đầu từ chuyện nấu cơm. Phải nói là mẹ tôi rất giỏi dạy nấu cơm, nên từ 5 tuổi tôi đã có thể nhóm lửa đốt rơm nấu cơm cho ba mẹ con no bụng mỗi buổi trưa mẹ đi làm đồng về (mở ngoặc là thỉnh thoảng cũng làm thủng một hai cái nồi nhôm Hải Phòng có đít mỏng dính hehe). Cho nên, phải nói là chuyện này tôi có nắm được tí chút.

Ngày xưa tui nấu cơm như rứa. Cơ mà cái nồi không hoành tráng bằng. (Ảnh: chôm chôm trên mạng)
Để nấu được cơm thì cần phải có gạo có lửa có nước có nồi. Nếu dạy nấu cơm kiểu phân môn (ở đây mình dùng từ Phân môn thay vì Phân hóa, vì hiện nay truyền thông đang làm méo mó cái ý nghĩa Phân hóa vốn đã được quen dùng để ám chỉ Differentiate Learning- tức dạy phù hợp với người học về trình độ, đặc điểm, tốc độ và kì vọng – chứ không phải là để chỉ cách dạy theo lối truyền thống là dạy theo môn – Subject) thì sẽ có một môn Lửa học [Có thể thay thế môn Điện học, nếu nấu bằng nồi cơm điện hehe] nghiên cứu lửa có từ bao giờ, do ai làm ra, thành phần thế nào, công dụng của lửa; rồi có thêm một môn nữa là môn Nước học nghiên cứu nước từ đâu mà đến, nước khác lửa thế nào, trong nước có các thành phần hóa học gì, nước có các loại nào, nước dùng để làm gì; rồi lại thêm một môn Gạo học nữa, với ngần ấy nội dung học tập; cuối cùng là môn Nồi học cũng với format tương tự. Nếu dạy không khéo, học ngần ấy các môn nhưng người học vẫn không biết nấu cơm. Nhưng nếu gặp ông giáo tốt bụng thì ở môn Lửa học sẽ học dùng lửa nấu cơm thế nào, đến môn Nước học thì cũng sẽ dạy dùng nước nấu cơm ra sao, nhưng có khi vãn không vận dụng được. Có trường hợp, cả ông giáo Lửa học, lẫn bà giáo Gạo học, và cô giáo Nước học đều sốt ruột với lí thuyết mà vượt rào dạy người học cách nấu cơm. Cuối cùng thì cũng nấu được cơm, nhưng hơi bị mất thì giờ và lại còn mang tiếng là nổi loạn.
Thế dạy nấu cơm kiểu tích hợp là thế nào?
Đơn giản là như này: muốn học cách nấu cơm , thì xắn tay vào nấu cơm luôn. Công thức hóa ra, với ngần này người ăn thì bao nhiêu gạo, bao nhiêu nước, lửa đun to nhỏ thế nào, ủ bao lâu, thế nào là đạt. Không dài dòng lê thê gì cả. Sau này nhớn tự tìm hiểu các khoa học Lửa, Nước, với Gạo và Nồi. Học như thế gọi là học cách giải quyết vấn đề (làm sao để nấu được cơm), học qua làm việc (learning-by-doing), và rất thực dụng (pragmatic), hướng mục tiêu (outcome-based learning, ở đây là hướng đến “kĩ năng nấu cơm”). Trực tiếp, giản tiện, và đỡ mất thì giờ.

Mối quan hệ giữa dạy học phân môn, dạy học theo vấn đề/dự án/chủ đề và sự tích hợp. Môn học dạy các kiến thức chuyên ngành, kĩ năng thì phải triển xuyên môn, còn PBLs thì hướng vào các vấn đề của cuộc sống, cũng đòi hỏi tích hợp và phát triển kĩ năng hữu ích.
“Ý tưởng chính của sáng kiến CDIO rất dễ hiểu: các kĩ sư cần năng lực gì để làm việc, thì nhà trường giúp sinh viên đạt những cái đó trước khi ra trường; cả cái cần phải học tới cách học đều phải tương xứng. Chương trình giáo dục kĩ thuật dựa trên triết lí CDIO sẽ cho phép các kĩ sư tương lai trải nghiệm đầy đủ và sâu sắc các công việc chủ đạo mà họ sắp phải thực hiện, từ việc khởi phát ý tưởng (Conceive), thiết kế sản phẩm (Design), Chế tạo (Implement) và vận hành sản phẩm (Operate). Thông qua cái khung C-D-I-O đó, sinh viên kĩ thuật sẽ lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng chuyên ngành, cũng như rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng liên cá nhân và các phẩm chất quan trọng mà một người kĩ sư thế kỉ 21 cần phải có.”
Trích bài đăng trên Tia Sáng tháng 4.
Mời bạn đọc tiếp: http://www.dadien.net/dai-hoc-doanh-nghiep-duy-tri-khoang-cach-ngan-duong-trong-tan/
Phần “cơm thêm”: “12 TIÊU CHUẨN CDIO”
1 – BỐI CẢNH
Việc phát triển và triển khai vòng đời của sản phẩm, quy trình và hệ thống – Hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Hiện thực hóa, và Vận hành – là bối cảnh của giáo dục kỹ thuật
2 – CHUẨN ĐẦU RA
Những chuẩn đầu ra (learning outcomes) chi tiết, cụ thể đối với những kỹ năng cá nhân, giao tiếp, và những kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, cũng như các kiến thức chuyên môn, phải nhất quán với các mục tiêu của chương trình, và được phê chuẩn bởi các bên liên quan của chương trình
3 – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÍCH HỢP
Chương trình đào tạo được thiết kế với các khóa học kiến thức chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau, có một kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống
4 – NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT
Một môn nhập môn mang lại khung chương trình cho thực hành kỹ thuật trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống; giới thiệu các kỹ năng cá nhân và giao tiếp thiết yếu.
5 – CÁC TRẢI NGHIỆM THIẾT KẾ – TRIỂN KHAI
Một chương trình đào tạo gồm ít nhất hai trải nghiệm thiết kế – triển khai, bao gồm một ở trình độ cơ bản và một ở trình độ nâng cao.
6 – KHÔNG GIAN LÀM VIỆC KỸ THUẬT
Không gian làm việc kỹ thuật và các phòng thí nghiệm hỗ trợ và khuyến khích học tập thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống; kiến thức chuyên ngành; và học tập xã hội.
7 – CÁC TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP TÍCH HỢP
Các trải nghiệm học tập tích hợp đưa đến sự tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống.
8 – HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG GIÀU TRẢI NGHIỆM
Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học tập chủ động giàu trải nghiệm, không khuyến khích việc thụ động tiếp thu thông tin, mà tập trung vào các hoạt động chủ động phân tích, ứng dụng kiến thức, và đánh giá các ý tưởng.
9 – NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ KỸ NĂNG CỦA GIẢNG VIÊN
Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống.
10 – NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong việc cung cấp các trải nghiệm học tập tích hợp, trong việc sử dụng các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động, và trong việc đánh giá học tập của sinh viên.
11 – ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP
Đánh giá sinh viên về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, cũng như kiến thức chuyên ngành.
12 – KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH
Một hệ thống kiểm định các chương trình theo 12 tiêu chuẩn này, và cung cấp phản hồi đến sinh viên, giảng viên, và các bên liên quan khác cho mục đích cải tiến liên tục.
Theo CDIO.org.
Có quan điểm “giáo dục phải lấy người học làm trung tâm”. Nhất trí!
Có người hỏi “như thế nghĩa là thế nào?”. Bắt đầu bí.
Hỏi thêm “[thiết kế]bài giảng như thế nào thì là lấy người học làm trung tâm?”. Lần này thì bắt đầu rối tung lên.
Trong “Cách ta nghĩ”, Dewey chỉ rõ người lớn có mối quan tâm chuyên biệt hơn trẻ nhỏ, việc học bị chi phối rất nhiều bởi các kinh nghiệm và bối cảnh (địa vị xã hội, mục đích đi học, mục đích nghề nghiệp …) trước đó. Vì thế nếu biết được các kinh nghiệm trước đó, cùng với “mối quan tâm chuyên biệt” ấy là gì, ta có thể động viên được người học. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất về việc học (xem thêm “How people learn”).
Tìm kiếm
Bài viết mới
Đang được chú ý
Chuyên mục
- Agile Mindset (148)
- Chuyện đời (24)
- Công nghệ (14)
- Đọc (72)
- Sách (46)
- Giáo dục (194)
- Constructivism (5)
- Học cách học (35)
- Khai phóng Giáo dục (18)
- Tu thân (3)
- Khác (16)
- Lean Startup (15)
- Linh tinh xòe (55)
- Lan man (26)
- Quản trị mới (52)
- COVID19 (9)
- Tài nguyên (2)
- Tri thức và Nhận thức (16)
- Xã hội tri thức (23)
- Tổ chức học tập (20)