DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Agile Mindset, Khác

Rất nhiều vấn đề ở các doanh nghiệp nhỏ

Đến với các doanh nghiệp nhỏ, tôi thấy họ gặp quá nhiều vấn đề về quản lí, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng và tầm nhìn trong tương lai.
Các lãnh đạo cả trẻ cả già không thiếu khát vọng, cũng không thiếu nỗ lực nhưng không có thời gian để tìm hiểu những know-how cần thiết.
Nhân viên thì quay cuồng với các deadline, có muốn học hành thêm tí để nâng cao nghiệp vụ cũng chịu chết!

Continue reading

26/12/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Khác

Quản trị theo mục tiêu, outcome-based learning và cái nhãn tích hợp vớ va vớ vẩn

Ngành quản trị hiện đại được cho là bắt đầu với Peter Drucker, người vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong mọi ngõ ngách thực hành cũng như nghiên cứu về khoa học quản trị. Chỗ nào cũng có ý kiến của ông, và cái nào cũng như thành nguyên tắc cả.Trong đó có cái mà nó ăn ra cả những lĩnh vực khác là giáo dục. Ở đây xin kể một chuyện có vẻ tương đồng.

Continue reading

24/11/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

Hãy coi “năng lực tự học suốt đời” là cốt lõi nhất của mọi người trong thế giới ngày nay – Phỏng vấn Dương Trọng Tấn

Bài phỏng vấn do anh Hồ Sỹ Hùng của Vinacode.net thực hiện. Chủ yếu là trao đổi về kinh nghiệm đào tạo lập trình viên.

04/05/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

Nhớ bục giảng

Học xong môn Ethics, nói với thầy Will: em tính sẽ đi dạy Ethics thầy ạ. Thầy dứ dứ cốc bia rồi tợp phát sung sướng.

Học xong môn Marketing Management, mệt muốn chết nhưng trong đầu vẫn nghĩ: làm sao để xin thầy Trí cho một chân dạy Ethics, kể cả phải cạnh tranh với bác Nam già indipill.com.

Hôm nay, chém gió về MOOCs, về viễn cảnh ngày tận của University, lại muốn làm thầy.

Và lại là Ethics. Ham quá rồi.

ethics-and-compliance

24/04/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

GoAgile: tránh đầu voi đuôi chuột

Nhiều người hỏi tôi về cách thức bắt đầu với Agile. Tôi nói hãy bắt đầu bằng việc đọc một chút (tối thiểu là Scrum Primer) sau đó bắt đầu nhỏ thôi. Đến giờ vẫn thấy lời khuyên này vẫn hữu ích.

Thực tế lại có nhiều người bắt đầu rất hoành tráng: đọc cả đống sách Agile (giờ rất nhiều, lại còn trống đánh xuôi kèn thổi ngược, như lạc vào ma trận), hỏi han tứ tung một cách rất thận trọng rồi mới làm, nhưng làm rồi lại rất thích hoành tráng: kéo người về đào tạo tư vấn cho chuyên nghiệp, rồi hô hào ầm ĩ, thậm chí đổ thật nhiều tiền, nhưng vài ba tháng sau thì bắt đầu xa dần lí thuyết vì thấy mọi chuyện “không như mình tính”. Kì thực đó là cách làm chứa nhiều rủi ro.

Một cách khởi đầu tốt nên thận trọng, nhưng không phải là hoài nghi thái quá. Ta có thể test khái niệm “luồng” công việc, bằng cách vẽ lên cái kanban đơn giản nhất, rồi đảm bảo nó lúc nào cũng được cập nhật. Như vậy đã có thể giúp nhóm bạn “minh bạch” hơn một tí (trước kia hình như không như thế).

Rồi tiếp theo ta test tiếp daily standup, rồi đến retrosective và short iterations … cứ thế ta tiến dần lên Agile. Scrum là một framework để nhóm bạn trở nên linh hoạt, thế thì cứ bồi đắp cái khung đó mỗi ngày một tí, dần bạn sẽ có một “cơ thể” đầy đủ và khỏe mạnh. Làm như vậy nó vừa tự nhiên vừa dễ dàng, không mất sức, ít rủi ro.

Cần hết sức tránh đầu voi đuôi chuột.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa <không nhất thiết liên quan đến nội dung bài viết>

10/07/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

3 gợi ý để đọc được nhiều sách

1. Trước hết là phải có thật nhiều sách

Không nhất thiết bạn phải có thật nhiều tiền thì mới có thật nhiều sách. Các hiệu sách cũ vẫn đầy rẫy những kinh điển đang được bán với giá như cho. Còn các hiệu sách giảm giá thì cũng không thiếu, mua sách mới in với chiết khấu 30%-50% giá bìa. Các hội sách diễn ra một năm vài lần với quy mô lớn nhỏ, có sách hay bán với giá rất rẻ. Đừng nghĩ rằng mua về là phải đọc hết ngay. Cứ mua để đấy đã, miễn nó đúng là cái mình quan tâm, cái mình thích là được.

Đấy là nói về sách giấy.

Còn nói về sách điện tử thì ê hề khỏi phải nói. Nếu bạn chịu khó sắm lấy một cái ebook reader (như iPad, Kindle Fire hay các máy tính bảng giá rẻ khác…) thì kho sách bạn chứa hàng nghìn cuốn dễ như bỡn.

Nếu hầu bao rủng rỉnh, ta có thể cân nhắc mua những gì quan tâm trên Alezaa hoặc Amazon, sách gì cũng có, mới cũ có tuốt. Nếu không rủng rình thì chịu khó bỏ thời gian lướt trên mạng, có thể bạn sẽ tìm thấy cuốn sách mình quan tâm đang “lang thang” ở đâu đó, nhặt nó về.

Bằng cách đó ta sẽ có một thư viện cá nhân đủ cho việc nghiến ngấu mọi lúc mọi nơi. Đối với việc lựa chọn và quản lí sách vở, có thể những trang web chuyên về sách như SachHay.com, SachHiem…; website của các nhà xuất bản, hoặc cộng đồng/tool đọc sách như Goodreads sẽ giúp ích rất nhiều – chúng không chỉ giúp ta biết sách nào hay cần đọc, sách nào mới ra mà còn giúp ta đánh dấu và quản lí những cuốn sách chưa có trong tủ sách của riêng mình.

2. Sau đó là đọc mọi lúc mọi nơi

Ở nhà lúc nấu cơm, ở công sở lúc nghỉ trưa, ở bệnh viện lúc chờ khám thai … nói chung là cứ có khoảng 20 phút rảnh là có thể đọc được. Bỏ thời gian lướt facebook và web đi là ta sẽ có khối thời gian để đọc sách.

Điều quan trọng là lúc nào cũng phải có sách bên mình. Nếu bạn thích sách giấy thì lúc nào cũng nên có một hai cuốn sách mỏng và nhẹ trong ba lô (không cấm sách dày nếu bạn đủ khỏe), còn nếu sở hữu một cái phablet hoặc table thì nên thực hiện chính sách người ở đâu thiết bị ở đấy.

3. Ghi chú những điều liên quan, và thực hành được thì làm ngay

Cái này trước hết đòi hỏi bạn phải lựa chọn sách “có liên quan” một chút. Không thích hoặc không có ích thì việc đọc sách sẽ là một công việc rất lãng phí. Hãy can đảm từ bỏ ngay nếu thấy cuốn sách mình đọc không có “liên quan” gì tới mình, kể cả khi nó là cuốn được khen ầm ĩ hay bét seo lơ gì đó.

Vậy nên hãy chuẩn bị sẵn sàng bút viết sổ tay, hoặc dùng điện thoại với Evernote hay hàng tá các công cụ ghi chú khác để lưu lại những điều bổ ích. Khi sách giúp ta trong đời sống hằng ngày, nó sẽ thành bạn quý rất khó rời bỏ. Từ đó mà việc đọc sách nhẹ nhàng và trở nên hữu ích, cũng là cách dung dưỡng văn hóa đọc.

Đọc sách ở mọi nơi Ảnh: Google chỉ cho.

Đọc sách ở mọi nơi
Ảnh: Google chỉ cho.

———-

Bài liên quan:

  • Đọc có chủ đích
  • 3000 cuốn sách

 

29/06/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

Cực ngắn ngày đầu xuân

Tết rồi đến nhà ông chú lấy bà cô gọi ông nội mình bằng bố ruột có nghe được câu chuyện chả đến nỗi giật mình nhưng cũng khiến đầu óc phải vướng bận. Chú kể: “Chú đang tính gọi thằng B từ Hà Nội về đây làm ăn, mỗi năm một cái ao bét ra cũng cho được bốn năm mươi triệu tiền lãi chứ cứ lang thang mãi ở dưới đó làm ăn gì không biết, chả giữ được đồng nào, khổ quá!”
07/02/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

Theo dòng “Sử kí” #5

8. Nghề sang trọng

Nghe đồn nghề giáo là nghề sang trọng. Chả thế mà nhiều người đặt cho những cái tên nghe kêu leng keng xủng xẻng “kĩ sư tâm hồn”, “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, …

Ở FAT hình như điều đó đúng. Sự “thượng lưu” ấy được thể hiện bằng những bậc lương cao hơn hẳn so với phần nhân viên không đi dạy, được cung phụng nhất trong số tất cả những nhân viên. Ngày mới vào làm giáo viên, mình mới chỉ là một tay mặt búng ra sữa mà vẫn được một chị U50 phục vụ trà nước báo chí không thiếu ngày nào, khi photo thì có chị xúm vào làm hộ, khi “phê bình” thì giáo vụ nói ngọt như nịnh sợ giáo sư phật lòng …

Ấy vậy mà giáo viên ở đây thì lại cứ nghĩ mình khổ nhất thiên hạ, lương trả rất bèo, làm nghề giáo ở trường CNTT hàng đầu VN hóa ra lại không có thu nhập tốt bằng đủ thứ những công việc nghe không có tí sang trọng nào, ví như nghề … tua gai (tour guide). 

Quy trình ISO cho phép IsoMan kiểm soát mỗi phòng ban một lần trong tháng. Như thế đã khiến nhiều anh chị “nhột” lắm rồi. Ấy vậy mà giáo viên thì bị săm soi hằng ngày, hằng giờ lên lớp, trong suốt môn học. Lúc nào cũng chịu áp lực để “làm cho học trò sướng học”. Sinh viên phàn nàn thì cứ tha hồ mà giải trình, lơ mơ là dừng dạy ngay lập tức. Áp lực như thế vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bên cạnh việc dạy cho sinh viên học tốt, phải dạy đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra; giáo viên còn chịu áp lực cập nhật kiến thức công nghệ liên tục để phấn đấu thành chuyên gia của cái gì đó, người thì thành MCT, người thành Agile expert, người thành chuyên gia Java …. Công nghệ IT thì cứ xoay tít. Vài tháng lại có cái mới ra đời, chưa được hai năm thì kiến thức cũ đã lạc hậu, không điên cuồng cập nhật thì chỉ có tụt lùi, chứ chẳng bao giờ có chuyện dậm chân tại chỗ. Chưa đủ, một “giáo sư đầy đủ” không chỉ giỏi một miếng võ mà còn phải có khả năng bao quát nhiều sân công nghệ, một GS có nền Java có thể phải chuyển sang dạy RDBMS; một GS là chuyên gia .NET có thể phải chuyển sang dạy C trong vòng 6 tháng. 

Sự quay cuồng như thế cộng với hàng tá tình huống liên quan trực tiếp tới sinh viên, phụ huynh sinh viên, khiến cho giáo sư ở đây có cảm giác như là cu li chứ chẳng phải nhàn nhã như ai đó vẫn tưởng.

Chả thế mà nàng coder bỏ nghề  lương cao để sang đây đi dạy với hy vọng nó đỡ “trâu bò hơn”, phù hợp với nữ nhi đã có chồng hơn, nhưng rất sớm vỡ mộng. Lúc chung chiêng toan bỏ chạy thoát thân thì chợt nhận ra mình đã yêu mất cái nghề “sang trọng” này nên lại ngậm ngùi ở lại. Hay bởi vì cái nghề giáo khi khai ra nghe nó “sang mồm”? 😀

22/06/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

Hai lời khuyên khi Thực hành Có Chủ Ý

Một bài viết ngắn gọn về quy tắc 10.000 giờ (được đề xuất bởi Malcom Gladwell trong Outliers), ý nghĩa thực sự phía sau con số ấy.
Để “chín” được trong bất kì nghề nào, cần nỗ lực không ngừng nghỉ, liên tục và đúng cách.

04/04/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 212»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading