DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục, Học cách học, Tổ chức học tập

Người lớn học tập như thế nào?

Malcom Knowles: người lớn học tập (khoa nghiên cứu lĩnh vực này gọi là andragogy, đối lập với “sư phạm”- pedagogy tức là daỵ cho trẻ con) theo những nguyên lí quan trọng nhất sau đây:

  1. Người lớn cần phải được can dự vào quá trình lập kế hoạch  và đánh giá kết quả học tập (self-concept).
  2. Trải nghiệm (Experience – gồm cả những sai sót) cung cấp nền tảng cho các hoạt động học tập.
  3. Người lớn quan tâm đến những nội dung học tập có liên hệ trực tiếp tới công việc hoặc trong đời tư của họ.
  4. Người lớn học theo kiểu lấy vấn đề làm trung tâm (problem-centered) hơn là hướng đến nội dung (content-oriented).

Continue reading

20/03/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Học cách học

[Retrospective] Vòng tròn Suy tưởng

Đây là một kĩ thuật dùng cho cá nhân phản tư (reflection) hoặc nhóm Scrum dùng cho phiên họp rà soát – cải tiến (retrospective). Vừa kết thúc một dự án, vừa xong một Sprint, vừa trải qua một hội thảo hay khóa học, ta đều có thể sử dụng để thực hiện suy tưởng-cải tiến.

Cách làm:

1. Vẽ lên tờ giấy khổ lớn (A2) ba vòng tròn đồng tâm

2. Dùng tờ giấy ghi chú (post-it notes) màu vàng viết về những điều vừa quan sát được, vừa trải nghiệm (nghe thấy, đọc thấy, nhìn thấy, trải qua …). Dán vào khu vực ngoài cùng.

3. Dùng giấy xanh viết ra những điều thể hiện rõ tâm trạng, cảm xúc của bạn về những điều trên (“tôi thấy rất thích|bực|ghét|phấn khích … bởi vì…”). Trong cùng thời gian, hãy nghĩ sâu hơn về những thứ trong danh mục các tờ dán màu vàng. Không nhất thiết phải viết ra tất cả. Hãy tuân thủ khung thời gian (khoảng 5-10 phút tùy bạn đặt). Nếu làm trong nhóm, hãy chia sẻ với nhau những cảm xúc này.

4. Dùng giấy xanh lá cây (hoặc màu khác mà bạn có), viết ra những điều mới mẻ bạn nhận ra, những điều bạn ngộ nhận, những điều có thể làm tốt hơn. Nếu làm việc trong nhóm, hãy thảo luận về những điều này. Nhớ tuân thủ khung thời gian (khoảng gấp đôi thời gian của bên trên).

5. Dùng giấy dán màu đỏ viết ra những điều bạn định làm trong tuần tới (hoặc Sprint tới) căn cứ trên những điều đã học được, nhằm mục đích cải tiến, hoặc đổi mới. Chú ý tới tính khả thi của hành động, các tiêu chuẩn để kết thúc công việc (khi nào thì xong, ai review, …). Trong khung thời gian tương đương bước 4.

Như bạn đã thấy, bằng kĩ thuật này, ta tự do nhìn sâu vào những trải nghiệm vừa qua; càng vào vòng trong, ta càng tiệm cận các giải pháp, cải tiến. Đây là một kĩ thuật reflection dễ làm, dễ dùng và hiệu quả rất cao, đặc biệt trong các nhóm học tập (theo nghĩa rộng nhất có thể).

03/12/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

Hướng dẫn reflection

Viết tặng đội ICS

Version: 0.9.4

Như đề cập ở bài giới thiệu về Chu trình học tập Kolb và bài “Mỗi Sprint như là một chu trình Kolb“, reflection (suy tưởng, suy tư, phản tư, phản tỉnh) được nhắc đến với  vai trò rất quan trọng trong việc học tập và làm việc của người trưởng thành (adult learning). Tuy vậy, việc thành thục kĩ năng reflection, cũng như ứng dụng reflection trong học và dạy học lại không phải là việc dễ dàng. Dưới đây tôi xin liệt kê mấy gợi ý cho việc thực hiện reflection để giúp người mới làm quen với phương pháp này đỡ bỡ ngỡ và thu được kết quả từ một phương pháp học tập thú vị và chất lượng.

Continue reading

28/05/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Giáo dục, Học cách học, Tổ chức học tập

Shu-Ha-Ri: phương pháp thực hành học tập và sáng tạo trong doanh nghiệp

Việc làm chủ một công nghệ không thể nào diễn ra trong một sớm một chiều. Nghịch lý là trong thời đại ngày nay, doanh nghiệp lại thường không có đủ thời gian để tham gia các chương trình đào tạo đầy đủ trong thời gian dài.
Người Nhật đã có một giải pháp hiệu quả để giải quyết cái nghịch lý đó. Phương án này có tên Shu-Ha-Ri.

Shu tức là giai đoạn ta tiếp thu theo hướng tuân thủ và sao chép để nắm bắt được nguyên gốc kĩ thuật. Khi học kĩ năng, về cơ bản Shu tức là bắt chước. So với khung hình thành kĩ năng của Dreyfus, thì Shu giúp chúng ta bước qua Novice đến với Advanced Beginner.

Ha là giai đoạn khi ta thuộc bài đôi chút, có thể sửa đi cho phù hợp với bối cảnh. Ta có thể gọi là “tùy chỉnh cho tối ưu”. Nhưng về cơ bản ta vẫn giữ những khung kĩ thuật cũ. Đối chiếu với Dreyfus, Ha giúp ta bước qua từ Begineer đến với Competent (được việc).

Ri là khi chúng ta đã thuần thục, mọi thứ trở thành “da thịt”, hành động nhạy bén, tự nhiên. Là lúc ta có quyền quên đi các hướng dẫn ban đầu để hành động như thế “tự nhiên”, “trực giác”. Đối chiếu với khung của Dreyfus, đây là lúc chúng ta đạt được “Proficient” và “Expert”. Lúc chúng ta thực sự tinh thông.

Từ Shu qua Ha đến Ri, đối với một kĩ năng nhỏ cần vài chục giờ đồng hồ luyện tập chú tâm; đối với những bộ kĩ năng nghề nghiệp, chúng ta có thể phải mất hàng năm trời.

Trong đào tạo tại doanh nghiệp. Khâu đào tạo cơ bản trong thời gian đầu sẽ khởi động quá trình lĩnh hội kiến thức; huấn luyện tiếp theo (coaching) trong công việc sẽ giúp lý thuyết được ‘nhúng’ vào thực tiễn, tạo ra đời sống của mình; tư vấn (mentoring, consulting) thời gian sau đó sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ, làm chủ thực sự công nghệ đó.

20/02/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Hỏi

Trong tiếng Việt, không ngẫu nhiên mà từ học có đi kèm với hai từ quan trọng khác tạo thành “học hỏi” -và “học hành”. Từ ấu thơ cho tới trưởng thành, chúng ta liên tục đặt ra các câu hỏi, và tri thức lớn dần từ đấy. Có thể nói không ngoa rằng, khởi nguồn tri thức chính là các câu hỏi. Vì thế, mấu chốt của cả việc học lẫn việc dạy chính là đặt câu hỏi. Không có câu hỏi, không có tư duy. Hơn thế nữa, trong thời đại của sự thừa mứa thông tin, Internet phủ khắp và các công cụ tìm kiếm lúc nào cũng sẵn sàng, việc ghi nhớ càng mất dần ý nghĩa. Các câu hỏi lúc này trở thành yếu tố quan trọng số một để một người bắt đầu với việc học. Trong khi đó, nền giáo dục Việt Nam có truyền thống “thầy đọc – trò chép” hằng nghìn năm, vì thế người dạy không có thói quen khuyến khích câu hỏi, người học thụ động ít khi đặt câu hỏi. Đây là đặc điểm hơi bất bình thường của một nền giáo dục lành mạnh. Và chính điều đó gây ra cản trở lớn cho cả việc dạy lẫn việc học. Để khơi dậy lại cái trí tò mò ham hiểu biết của người học, để việc học thực sự trở nên “tự thân”, nhà giáo sẽ phải dụng công hơn nhiều trong việc chuẩn bị cho các chiến lược hỏi-đáp để vượt qua cho kì được cái quán tính đó. Và trong tiến trình đó, rõ ràng là cả người thầy và học trò đều phải rèn luyện khả năng hỏi-đáp của mình. Và trên hết, cả hai đối tượng đó phải thành thục tư duy phản biện (critical thinking) vốn có nội hàm quan trọng chính là các câu hỏi.

Continue reading

26/12/2011by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 4 of 4«1234

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (148)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (182)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (7)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (43)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (14)
  • Xã hội tri thức (20)
    • Tổ chức học tập (20)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (16) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) giáo dục khai phóng (6) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading