DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Giáo dục, Học cách học, Tổ chức học tập

Vấn đề năng lực: Muốn nhanh phải từ từ

Nghĩ về Mozart, chúng ta thường hay tưởng tượng ra một thiên tài có khuôn mặt trẻ thơ được trời phú năng lực chơi đàn piano đỉnh cao từ tấm bé. Tuy nhiên nhà tâm lý học Anders Ericsson ở Đại học bang Florida lại quan sát thấy một sự thật khác: vào lúc 6 tuổi khi Mozart có thể chơi piano thành thục, cậu bé đã tích lũy không ít hơn 3 500 giờ thực hành không ngừng nghỉ với sự kèm cặp của thầy giáo chính là người cha của mình. Ericsson chính là người dõng dạc tuyên bố: không có nhân tài tự nhiên sinh ra, họ đều được hình thành nên qua một quá trình luyện tập chuyên tâm với thời gian được tính bằng con số 10 nghìn giờ; điều đó đúng cho cả Mozart và những người được coi là thiên tài khác.

Continue reading

21/04/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Học cách học: Một bài học quan trọng bậc nhất đang bị bỏ quên

Nếu bạn gặp một bài toán khó, dù cố gắng nhiều mà giải mãi không xong, thì làm thế nào? Câu trả lời phổ biến nhất là cố gắng tìm ra chỗ sai trong lập luận rồi đi tiếp hoặc “làm lại từ đầu”. Cả hai phương án theo kinh nghiệm này không phù hợp với những lời khuyên của các chuyên gia về não bộ.

Continue reading

01/04/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Học cách học

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bài này chỉ dẫn bí quyết đọc sách dành cho những người bận rộn không có đủ thời gian để đọc đủ một cuốn sách dạy cách đọc sách. Những người nào đã đọc rồi, hoặc tự thấy mình đã thạo việc đọc sách rồi, hoặc thấy mình không phải kẻ thế mà đần thì không nên đọc 🙂
Bài hơi dài một tí, nhưng mà hơi bị hay, chỉ có kẻ “thế mà đần” mới đủ can đảm đọc từ đầu đến chữ cuối cùng.

Continue reading

03/03/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

CẮM ĐẦU CẮM CỔ LÀM VIỆC MÀ KHÔNG XONG THÌ PHẢI LÀM GÌ?

Gặp phải một vấn đề đau đầu, có mãi mà không giải quyết được, bạn sẽ làm gì?

1. Xem mình có bỏ sót gì không, rồi cố giải cho bằng được
2. Thử quay lại từ đầu, thật chậm rãi và từ từ với hy vọng sẽ giải quyết được
3. Bỏ đấy, đi chơi đã
4. Bỏ luôn 🙂

Nếu bạn chọn 1 hoặc 2, xin chân thành chia buồn với bạn! Bạn đang gặp phải thói quen xấu như rất nhiều người khác. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề hợp với hoạt động tự nhiên của não người.
Nếu bạn chọn 4, không còn gì phải bàn thêm hehe.
Nếu bạn chọn 3, và thấy rằng khi quay trở lại tự nhiên đầu óc mình sáng láng hơn hẳn, thì đừng ngạc nhiên. Bạn đang vận dụng đầu óc theo cách tự nhiên nhất. Một cách vô tình hoặc hữu ý, bạn đã đưa não từ trạng thái hoạt động dạng Hội tụ (Focused) sang dạng Khuếch tán (Diffuse). Khi não ở trạng thái Hội tụ, bạn không thể thoát ra khỏi lối nghĩ đã khiến bạn “sa lầy” vào vấn đề; càng cố gắng tập trung, bạn càng sa lầy thêm bởi vùng hoạt động của não rất tập trung và “cố định”. Khi bạn nghỉ ngơi, thư giản (đi chơi), não chuyển sang trạng thái Khuếch tán. Lúc này các tế bào thần kinh khác được huy động thay vì chỉ các tế bào ở vùng “tập trung” trước kia. Khi đó, cơ hội để giải quyết được vấn đề thường là cao hơn.
Trong hình minh họa trích ra từ khóa học “Learning how to learn” của trường Đại học California, San Diego, bạn thấy sự đối lập trong cách hoạt động của não bộ ở hai trạng thái Khuyếch tán và Hội tụ này.
2016-02-22 08.50.52

Lời khuyên của các chuyên gia là: Bạn đừng để đầu óc tập trung quá lâu, hãy chuyển qua chuyển lại giữa các trạng thái để đầu óc hoạt động hiệu quả hơn.

 

22/02/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

Chuyên mục mới: “Học cách học”

Để phục vụ cho việc học của bản thân và của bà con lối xóm, tôi quyết định dành ra năm con Khỉ để làm một việc nghịch ngợm ngoài giờ làm việc:

  1. Xây dựng Fanpage “Học cách học” thành một trang có lượng người dùng đông đảo, để đánh thức mọi người chú ý vào một kĩ năng tối quan trọng đối với đời người nhưng lại hay bỏ sót này.
  2. Trong quá trình đó, tôi sẽ gắng tự học để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động của não người, từ đó ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống. Các bài viết tôi sẽ lưu trong mục “Học cách học” trên blog này.

Nhân tiện, xin giới thiệu với bạn đọc một khóa học hữu ích vô cùng trên Coursera có cùng tên: “Learning how to learn”, một khóa học miễn phí đã có trên triệu người học tích lũy. Không có MOOC thật không thể lan truyền kiến thức với tốc độ khủng khiếp như vậy! Viva MOOC, viva tự học!

quote-Tony-Buzan-learning-how-to-learn-is-lifes-most-121283_26.png

 

19/02/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Cái cần câu con chữ

Bẵng đi mấy tuần kể từ ngày khai giảng, tôi mới có dịp ghé qua nhà hỏi han tình hình đứa em họ đang học một trường cao đẳng tạm gọi là khá ở Hà Nội. Căn phòng trọ mươi mét vuông điển hình của giới sinh viên nghèo, cấu hình đơn giản gồm một bàn học và cái giường ngủ chung; có khá hơn lứa sinh viên những năm đầu thập kỉ trước là cái tủ lạnh cũ do gia chủ cho mượn tạm và đường truyền Internet. Như nhiều sinh viên khác, cậu em không cần sắm cho mình một tủ sách vì “chẳng cần đọc sách, cũng chẳng thích đọc”, rất điển hình của thế hệ @, mọi việc cần cứ gọi Google là xong hết.

tuhoc

Hỏi han chuyện học hành, thấy cu cậu có vẻ khoái lắm. Háo hức làm bài, háo hức nộp bài và lo lắng chờ báo điểm. Có vẻ cậu đã hòa nhập nhanh với môi trường sau phổ thông. Lúc dẫn cu cậu vào trường, cái tôi lo nhất là cậu không thích học; giờ thì đỡ được khoản ấy. Nhưng hỏi kĩ lại đâm lo mối khác. Trong ba-lô in hình logo rất đẹp của trường, cậu để ở đấy phần lớn gia tài của mình gồm một chiếc bút, cái máy tính xách tay bố mới mua cho và ba quyển vở ô li còn thừa từ hồi học phổ thông chưa dùng hết. Sách giáo trình rất đẹp mua của trường thì bỏ chỏng chơ trên giường. Hỏi sao không đọc, cậu bảo “thông tin có hết trên slide”, sách chứa toàn cái biết rồi. Giật mình, tưởng cậu em giỏi quá, vào nhầm trường. Mở sách ra kiểm tra đôi chút hóa không phải, cậu chẳng thể phân biệt nổi mấy khái niệm cơ bản vừa học xong. Nhưng điều đó rõ ràng là không hệ trọng đối với cậu, vì mọi thông tin để làm bài quiz có hết trong slide rồi. Rõ là đọc slide ngắn hơn và dễ chịu hơn nhiều so với đọc sách. Mở vở ra thì thấy lơ thơ vài dòng chữ. Hỏi “còn ghi chép thêm gì lên máy không”, đáp “không, cần gì, mở slide ra là có hết rồi, chép lại làm gì”. Hóa ra cu cậu không biết cách ghi chép, không biết cách tổ chức thông tin, cũng không biết cách đọc, hay nói nôm na đại khái là: không biết cách học. Tôi bắt đầu lo, nhưng không chỉ cho riêng cậu em, mà lo cả cho trường cao đẳng mà tôi đã đặt niềm tin vào đấy.

Ở môi trường cao đẳng – đại học, chúng ta mặc nhiên thừa nhận “sinh viên phải tự học” như là cái hiển nhiên phải thế. Các thầy cô giáo cũng thường xuyên nhắc nhở sinh viên phải tự học. Lời nhắc nhở thì không sai, nhưng công tác giáo dục chỉ dừng ở chỗ ấy thì lại có vấn đề. Vì cách nghĩ ấy thừa nhận khả năng tự học ở sinh viên là đã có sẵn, đã “đủ dùng”, trong khi thực tế lại không được như vậy. Tự học là một quá trình, năng lực tự học phải do rèn luyện mà có chứ không tự nhiên thành. Khổ thân em tôi, chưa kịp học bơi mà đã bị nhà trường quẳng hẳn ra giữa dòng nước xiết!

Trong giáo dục hiện đại, vấn đề tự học được quan tâm không phải là ít. Tổ chức P21 (Partnership for 21st Century Skills[1]) thậm chí còn gom kĩ năng học tập và sáng tạo là một trong bốn nhóm kĩ năng cơ bản không thể thiếu của công dân thế kỉ 21. Còn các nhà sư phạm thì từ lâu đã nghiên cứu và ứng dụng khái niệm về siêu nhận thức (metacognition) – là những hiểu biết và kĩ năng để làm chủ việc học của chính mình, nói nôm na là biết cách học. Theo Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Hoa kì (2010), việc tích hợp các kĩ năng siêu nhận thức vào trong chương trình học là một việc quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của công tác giảng dạy[2]. Với việc sở hữu năng lực siêu nhận thức, sinh viên biết được năng lực của mình giới hạn đến đâu, nhiệm vụ học tập nào là phức tạp hay đơn giản, và có thể biết được năng lực của mình về vận dụng các chiến lược học tập khác nhau. Bên cạnh nỗ lực của chính sinh viên để tự mình phát triển năng lực này ở bản thân, tìm ra cho mình được cách học hiệu quả nhất, người thầy hoặc nhà trường phải đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trực tiếp có các chương trình đào tạo kĩ năng tự học, hoặc tích hợp các kĩ năng này vào trong từng môn học cụ thể với những biện pháp thực hành đặc thù. Được như vậy thì nhà trường có thể yêu cầu sinh viên tự học mà không khiến các em phải “bơi” quá sức mình, dễ “chết đuối” hoặc bỏ cuộc giữa chừng.

Chúng ta đã thống nhất giả sử lên đại học sinh viên phải tự học là chính. Thế thì, nếu ví tri thức như cá, tự học là cái cần câu, và người học là người đi câu, thì điều hết sức quan trọng không phải là tìm mọi cách hay dùng thật nhiều công nghệ tân tiến để nhồi tri thức vào đầu học sinh, mà phải trang bị cho sinh viên cái cần câu thật tốt. Người thầy và nhà trường cần dạy cho sinh viên học cách học trước đã.

Dương Trọng Tấn (Đăng Đa Diện 2014)

[1] www.p21.org

[2] Theo “How People Learn: Brain, Mind, Experience, and School”, 2010, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ

02/10/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Thời nào rồi mà còn giảng giải nhồi nhét?

Phần nhiều các lớp học ở nước ta hiện nay vẫn diễn ra theo trình tự thế này: cô giáo bước vào phòng, hỏi han lại bài cũ, sau đó bắt đầu giảng bài, đi từ chủ điểm nọ đến chủ điểm kia; nói đến khái niệm nào cô giáo cố gắng lấy ví dụ cho học trò dễ hiểu; thỉnh thoảng cô dừng lại hỏi han đôi chút xem học trò có hiểu không; rồi lại giảng hết cho xong bài. Phần được gọi là “lý thuyết” như thế chiếm phần lớn thời lượng học tập trên trường của học trò. Cách học này được mô tả là không-khác-gì-thế-kỉ-19.

Một lớp học đầu thế kỉ trước

Đầu thế kỉ 20, kể từ khi nhà cải cách giáo dục John Dewey “xúi” nước Mỹ tiến theo giáo dục cấp tiến (Progessive Education), người ta bắt đầu để ý chuyển dịch việc dạy sang nhiều kiểu khác. Bài học có thể bắt đầu từ vấn đề cần giải quyết, cô giáo hướng dẫn cho học trò sử dụng các khung kiến thức nhất định, xúm vào giải quyết vấn đề đó, qua đó tự lĩnh hội được các kiến thức và kĩ năng cần thiết. Lớp học có thể không bắt đầu bằng một bài học trong lớp học, mà ở trong phòng thí nghiệm, xưởng chế tạo, hoặc ngoài đồng. Giáo viên bắt đầu giờ học bằng việc giao một dự án (project) cho học trò bắt tay vào hoàn thành nó trong khuôn khổ thời gian và điều kiện cho phép. Những hướng đi mới (thực ra là cũ mèm, tính từ lần đầu chúng được nhắc tên) problem-based learning hay project-based learning (viết tắt: PBL) ấy hiện nay vẫn còn khá xa lạ với phần nhiều các lớp học ở Việt Nam.

Rồi khi Jean Piaget cùng những nhà tâm lí học giáo dục, nhà cải cách giáo dục khác như Lev Vygotsky, Jerome Bruner hay Maria Montessori tìm ra được cơ chế phát triển nhận thức, đề xướng và khuyến khích các phương pháp học tập kiến tạo (constructivism), người ta tiếp tục củng cố và phát triển thêm nhiều phương pháp có cái vẻ hao hao như các PBL kể trên. Chúng ta có thể bắt đầu không còn thấy những lớp im phăng phắc nghe cô giáo giảng bài nữa, thay vào đó là những lớp học với các nhóm thảo luận, các học trò đang chơi đóng vai, hoặc đang cãi nhau chí chóe. Những hoạt động học tập theo hướng hoạt động này giờ không còn là điều xa xỉ trong lớp học, nhiều giáo viên đã thực sự thay đổi bản chất việc học ở nhà trường. Người học đã có thể chủ động hơn trong việc xây dựng tri thức phù hợp với mình, theo cách của mình. Chính tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO[1] cũng đã thừa nhận tầm quan trọng to lớn của các phương pháp học tập kiến tạo, học tập qua trải nghiệm, học tập qua tình huống, học tập qua khám phá – những phương pháp học tập tích cực – trong việc mang lại quá trình giáo dục có chất lượng hơn cho thế kỉ 21.

Ở ngay nước ta thôi, nhà giáo Phạm Toàn, thủ lĩnh của nhóm cải cách giáo dục Cánh Buồm cũng đã nhiều lần khẳng định cần phải thôi ngay ảo tưởng “nuốt lời mà thành người”. Dựa trên những thành tựu của khoa học giáo dục và tâm lí học, ông chủ trương một cách học mới cho trẻ con bằng một câu thật giản dị: làm mà học, làm thì học. Học phải thông qua việc làm. Nhiệm vụ của thầy cô giáo chuyển từ vai trò giảng giải và nhồi nhét thông tin sang tổ chức việc tự học cho học sinh qua một chuỗi các việc làm được thiết kế cho mục đích giáo dục. Thông qua việc tự làm lấy công việc học tập, học sinh được trải nghiệm, được tham gia, được tự mình làm ra kiến thức. Đấy là một cách học có vẻ tự nhiên như ngàn đời, nói ra ai cũng gật đầu khen phải, nhưng lại rất khác biệt so với cách chúng ta đang vận hành giáo dục trong nhà trường hiện nay.

Một giờ học chủ động: Làm việc nhóm

Các nhà giáo dục như Dewey, Montessori, Phạm Toàn có thể sống trong các thời đại khác nhau, xã hội khác nhau, nhưng lại rất giống nhau trong việc dứt khoát từ chối lối dạy nhồi nhét thông tin, học tập nặng về ghi nhớ. Đối với họ, học phải qua việc làm, learning-by-doing. Khi tiếp cận đường lối của nhóm Cánh Buồm, bà Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen – từng nhận xét: “Đây chỉ là cách giáo dục bình thường của các nước trên thế giới. Chỉ vì ta không bình thường, cho nên mới như hiện nay. Do vậy, chúng ta phấn khích vì sự trở lại bình thường mà nhóm Cánh Buồm đã mang về”. Hóa ra bấy lâu nay chúng ta rất khác thường.

Những tư liệu, bài học thành công về các hình thức dạy học kiểu mới mà UNESCO khuyến khích này có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet. Mọi nhà giáo đều dễ dàng có thể có được thông tin để thay đổi không khí lớp học của mình. Những thay đổi nhỏ từ dưới lên kiểu này có thể mang lại giá trị to lớn hơn nhiều so với những hô hào rùm beng, hay những dự án cải cách trị giá nghìn tỉ. Khi nói điều này với nhiều giáo viên, tôi thấy họ gật gù khen hay và rất thích thú, thậm chí còn được nghe họ nói là đã thử cái nọ cái kia. Nhưng trong thực tế, phần nhiều lại đang làm theo lối cũ, và chấp nhận một kết quả mà chính họ cũng thừa nhận là “không thể hài lòng được”. Họ viện dẫn các quy định khắt khe về quy trình, về tiêu chuẩn, hay hàng tá các giới hạn khác để cuối cùng phải chấp nhận tình cảnh “vũ như cẫn”. Có điều gì đó không ổn ở đây chăng?

 Dương Trọng Tấn.

[1] Theo: http://www.unesco.org/new/en/education/themes/strengthening-education-systems/quality-framework/technical-notes/influential-theories-of-learning/

02/10/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Constructivism, Giáo dục, Học cách học

Liệu“Học tập Trải nghiệm”có hay bị hiểu sai?

Trước hết là do hiểu sai khái niệm giáo dục học “trải nghiệm”. Hay bị gán ghép với ý nghĩa thông tục của trải nghiệm, cho nên có chuyện “cho đi ra đồng trải nghiệm” – thực chất là cưỡi ngựa xem hoa.

Learning-by-doing là một chủ trương học tập, không phải một phương pháp, cũng không phải một phương pháp luận. Xuống đồng cuốc đất chưa chắc đã nắm được điều căn bản gì của nghề nông. Nhiều cách làm “học trải nghiệm” hiện nay không tiến xa được bởi có làm nhưng chưa có sự nghiệm lại. Thực tế, quy trình học tập trải nghiệm liên quan chặt chẽ với quy trình tiếp nhận thông tin từ các giác quan và xử lí nó, đưa thành nhận thức và lưu giữ trong não bộ. Học tập trải nghiệm, theo  Kolb, là một quá trình vận dụng các hiểu biết về tâm lí và cơ chế học tập của não bộ để việc học được tự nhiên cũng như đạt kết quả cao hơn. Nó rõ ràng không thể là hình thức đơn giản hóa “cho đi trải nghiệm” được.

Continue reading

11/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học, Tổ chức học tập

Một cái nút thắt, một điểm bùng phát?

Hiện nay nhiều sinh viên vẫn chưa biết đọc một cuốn sách giáo trình sao cho tốt, chưa biết tóm tắt ý chính một chương sách, chưa biết dùng Index của một giáo trình. Đọc mới có một cuốn đã không tiêu hết và kêu nặng, trong khi nhẽ ra phải xử lý gấp đôi gấp ba khối lượng đó. Rõ ràng đây là biểu hiện của một năng lực tự học yếu kém. Yếu ở năng lực cốt lõi bậc nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động trí óc: Đọc.

Continue reading

06/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Giáo dục, Học cách học

Cao Xuân Hạo bàn về tự học

Đất Việt mình có nhiều người tự học mà thành tài, cũng có nhiều người viết rất hay về chuyện tự học. Một trong những bài tôi rất thích là bài “Bàn về tự học” của cụ Cao Xuân Hạo, một nhà khoa học trứ danh của nước ta, được đọc lần đầu trong cuốn “Tiếng việt, Văn Việt và người Việt” của cụ.

Nay dán vào đây để cùng bạn suy ngẫm, bài này được trích theo một nguồn trên Internet, lấy từ “Kiến thức ngày nay” năm 2001. Mời bạn cùng đọc.

Continue reading

15/05/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 3 of 4«1234»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (148)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (182)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (7)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (43)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (14)
  • Xã hội tri thức (20)
    • Tổ chức học tập (20)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (16) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) giáo dục khai phóng (6) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading