DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Đọc, Học cách học, Quản trị mới

Đọc sâu và phản tư về nội dung cuốn sách

Không giống như mục tiêu lấy thông tin khi đọc lướt. Để đọc được thật sâu, ta phải đọc kĩ, đọc lại, suy nghĩ và đối chiếu với bên ngoài. Chí ít là sau khi bạn đã đọc lướt có kiểm soát, bạn đọc lại một lần nữa thì thông tin thu được cũng đã khác, ngay cả khi bạn không áp dụng kĩ thuật nâng cao nào. Một sự lãng phí lớn của rất nhiều người đọc sách đọc xong một cuốn sách xong cất đi luôn không bao giờ sờ lên nữa. Mỗi lần đọc lại, một lần ngộ thêm. Phàm phải sách nào hay, và quan trọng, hãy đọc đi đọc lại. Đấy là bí quyết đơn giản để hiểu cho thật kĩ.

Mortimer Adler hướng dẫn cách chúng ta đọc sâu thực sự cuốn sách bằng việc thực hành cấp độ đọc phân tích. Đọc phân tích là một cách đọc tích cực, bạn sẽ phải trả lời bốn câu hỏi cơ bản này sau khi đọc xong:

  1. Tổng quan cuốn sách này nói về điều gì? 
  2. Những gì được đề cập chi tiết và đề cập như thế nào? (Các ý tưởng chính là gì?)
  3. Cuốn sách có đúng không, đúng một phần hay toàn bộ? 
  4. Ý nghĩa của cuốn sách này là gì? 

Ở cấp độ này, bạn cần phải khôi phục lại được cấu trúc của cuốn sách, lập luận của tác giả, nắm bắt được các chi tiết, và thực hiện “trao đổi” với tác giả để thực sự nắm bắt được cuốn sách ở mức độ sâu sắc hơn.

Theo đó, bạn phải biết loại sách đang đọc là sách gì, tốt nhất là trước khi đọc cuốn đó. Đọc xong, bạn cần trình bày sự thống nhất của toàn bộ nội dung cuốn sách trong một câu đơn hoặc một đoạn văn ngắn. Trình bày những phần chính của cuốn, và cách sắp xếp các phần theo thứ tự thống nhất thành một chỉnh thể. Phát hiện ra những vấn đề của tác giả. Tìm các từ quan trọng và qua đó đi đến thống nhất thuật ngữ với tác giả. Đánh dấu những câu quan trọng nhất trong một cuốn sách và tìm ra các nhận định ẩn chứa trong đó. Tìm ra các lập luận cơ bản trong một cuốn sách dựa trên mối liên hệ giữa các ý tưởng. Tìm ra các hướng giải quyết của tác giả. Bạn cần nói chắc chắn rằng “tôi hiểu” trước khi nói “tôi tán thành” hoặc “tôi phản đối” hay “tôi tạm thời chưa đưa ra nhận xét”. Khi bạn phản đối, hãy phản đối một cách hợp lí. Tôn trọng sự khác nhau giữa kiến thức và quan điểm cá nhân bằng cách đưa ra những lí do giải thích cho đánh giá phê bình của bạn.

Đây là cấp độ đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết, do vậy sẽ tốn thời gian. Chỉ những cuốn sách thực sự quan trọng cho công việc hoặc cho sự tò mò của bạn thì mới cần đầu tư lớn như thế.

Khi thực hành đọc sâu, bạn nên sử dụng các công cụ ghi chú thật hữu hiệu để lưu lại các chi tiết. Phần sau chúng ta sẽ trả lời câu hỏi “Làm sao để không quên nội dung của cuốn sách?” để tìm hiểu một số hướng dẫn ghi chú khi đọc sách để bạn có thể tổ chức thông tin một cách hợp lí, lưu trữ trong một kho thông tin cá nhân gọn gàng và sử dụng lâu dài về sau.

Trong quá trình tương tác với cuốn sách, có thể bạn sẽ cần đặt ra những câu hỏi phản biện, hoặc liên kết với những kinh nghiệm mà bạn đã có sẵn trong người, hoặc liên hệ/đối chiếu với những nội dung từ các cuốn sách/bài báo khác. Hãy nêu rõ những chỗ đồng tình, chỗ phản đối, chỗ nghi vấn. Việc làm này kích hoạt quá trình phản tư (reflection) về nội dung của cuốn sách, giúp bạn củng cố hiểu biết của cuốn sách, và liên hệ với các thông tin khác, từ đó gia tăng hiểu biểu của cá nhân. Trong các lớp học về quản trị hiện đại dành cho các nhà quản lí (NeoManager.vn), tôi thường nhận thấy các nhà quản lí ghi nhận hoạt động đọc có phản tư thường là hoạt động giàu trải nghiệm, hỗ trợ rất nhiều cho việc tiếp thu kiến thức từ sách và mở rộng khả năng vận dụng vào thực tiễn. Nói như một anh bạn thân là một chủ doanh nghiệp cỡ vừa, đây là một hoạt động rất “ăn tiền”. Trong khung dưới đây là mẫu để bạn thực hiện thao tác phản tư này theo “quy trình”. Nếu mới làm, hãy tuân thủ nó, khi làm nhiều quen tay thì bạn có thể biến báo đi cho linh hoạt.

Mẫu phản tư về nội dung cuốn sách (một chương hoặc cả cuốn”
1. Những điểm chính yếu trong tài liệu (tập trung vào ý tưởng, khái niệm thay vì từng dữ liệu đơn lẻ) là gì?
 
2. Mọi thứ có rõ ràng với bạn không? Còn điều gì khiến bạn cảm thấy khó hiểu? Có điều gì cần phải làm gõ thêm hoặc phản biện?  

3. Điều gì là mới mẻ đối với bạn? Nó có khiến bạn thay đổi cách nghĩ về việc gì đó từ trước tới nay hay không?
 
4. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về điều gì sau khi đọc xong bài đọc này? Có điều gì bạn muốn tranh luận với tác giả không? Có điều gì còn nghi vấn về tính đúng đắn hay hợp lí?  
5. Mô tả ít nhất một mối liên hệ giữa những gì bạn đọc được và những gì bên ngoài:  

6. Mô tả một ví dụ về trải nghiệm của bạn liên quan đến chủ đề vừa đọc:    

Gợi ý cuối cùng, khi đọc sách bạn có thể cần phải đối chiếu ý hiểu của mình so với người khác bằng cách xem xét các bản tóm tắt và đánh giá sách hoặc nói chuyện với người cùng đọc cuốn sách đó. Làm như vậy, bạn có thể tránh được những chỗ hiểu còn sai sót hoặc nông cạn. Đó cũng là cách củng cố lại những hiểu biết quan trọng nhất mà bạn rút ra được từ một cuốn sách quan trọng. Sẽ là lãng phí cơ hội nếu như đọc xong một cuốn thật hay, bạn lại hiểu sai hoặc hiểu nó ở mức bề mặt.

<Trích nội dung ebook “Đọc sách Thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn”>

16/05/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Cảnh giác với bệnh ảo tưởng sức mạnh

Hôm nay tôi xin kể chuyện về một căn bệnh mà mình hay mắc phải, ngành tâm lí học của Tây gọi là “Illusion of competence”, còn ta dịch nôm ra là “ảo tưởng sức mạnh”.

Mới chỉ gần đây thôi, chừng hơn 4 năm gì đấy, tôi mới biết được là một cái guitar acoustic không phải là một cây guitar classic lắp dây kim loại (thay vì dây nilon). Thế mà tôi đã dám tưởng là mình “biết oánh đàn” trên 20 năm nay rồi. Cây guitar acoustic đầu tiên mà tôi sở hữu mới mua được hai năm, một cây Fender loại rẻ tiền dành cho dân nghiệp dư tập nhạc. Tôi cũng chỉ mới biết thế giới guitar tất nhiên không chỉ có mỗi hai loại ấy. Còn có guitar chỉ để chơi bass, lại có loại 5 dây phím lõm chơi nhạc tài tử và cả lương, lại có loại tận 12 dây mà Don Felder chơi Hotel California khiến dân tình say như điếu đổ, hay như loại guitar điện Strat tiêu chuẩn mà Mark Knopler khiến dân chúng phát rồ với bản Sultans of Swing trứ danh, còn bố Carlos Santana thì chơi hẳn một loại đàn có tên bắt đầu bằng Santana và theo sau là các loại suffix số hoặc tên nọ kia. Tất nhiên đó chưa phải là toàn bộ danh sách.
Đàn đóm rõ là món mà tôi thuộc dạng amateur chưa tích đủ 3000 giờ luyện tập có chủ đích (deliberate practices) để có thể dám phát biểu là tôi “biết chơi”. Có thứ khác tưởng tôi phải rất thạo, thế mà…

Đó là việc đọc sách.

Lần đầu tiên biết dùng index của tôi rơi vào năm 2007, tức quãng 10 năm trước. Lúc ấy tôi cũng đã đọc sách phải đến gần 20 năm và có lẽ đã đọc cả nghìn cuốn (gồm cả truyện tranh :D), làm thầy cũng đã vài năm. Ấy thế mà thời điểm tôi thực sự phân biệt được sách nào thuộc thể loại gì cũng mới chỉ gần đây thôi, chừng bảy tám năm gì đấy. Cũng là lúc tôi mò được cái How to read a book. Còn cái sự để ý đến “nghề đọc” cho nghiêm túc thì thực sự là mới chỉ được đâu đó 3-4 năm gì đó thôi.
Thân làm nghề dạy học, cũng từng học trường nọ trường kia, nhưng do cái phần phổ thông của mình nó tự do quá, cái phần Đại học nó lại ẩm ương và phóng túng quá, cho nên một số kĩ năng cơ bản bị lướt. Cái loại lướt lướt này khiến mình rơi vào “illusion of competence”, tức là cứ ngỡ mình đọc siêu, cứ ngỡ mình cũng không đến nỗi nào. Nhưng hoá ra mình nhầm to.
Mang tiếng là được 9 điểm triết học Mác Lê từ hồi năm 2000, nhưng hầu như cả đời đọc triết tính, sau khi trải qua cả hàng nghìn trang sách triết học, lại chưa đặt nổi một câu hỏi triết học nào. Tức là mình không hiểu gì về Triết cả. Thật là dốt không thể tưởng tượng được. Đọc như thế thật là phí sách, phí thì giờ. Điều này tôi mới thực sự biết được khi đọc chương sách “Cách đọc sách triết học” trong cuốn How to read a book của cụ Adler đã nhắc đến ở bên trên.
Kể ra tự học cũng có nỗi khổ riêng, chẳng ai chỉ cho mình sớm cái ngu dốt của mình. Đúng như nhà nghiên cứu gạo cội Cao Xuân Hạo từng viết về người tự học: kể cả khi nỗ lực bằng 10 lần, thì nguy cơ sai lầm vẫn còn lớn lắm.

Giữa bể tri thức mênh mông bể sở hiện nay và công cụ học tập đầy rẫy, cứ tưởng việc học dễ dàng lắm. Nhưng thực tế lại chẳng mấy khi màu hồng như vậy.

Tuy vậy, việc mắc bệnh ‘ảo tưởng sức mạnh’ có lẽ có tính quy luật. Nghiên cứu của Dunning-Kruger (còn gọi là Đường cong Tự tin Dunning-Kruger) mô tả diễn biến tâm lí của con người trước khả năng của mình: Lúc chưa biết gì thì cực kì tự tin (tôi biết rất chắc là như thế), lúc biết một tí thì lại mất hết cả tự tin (không biết là cái mình biết có đúng không, hay là sai), lúc biết rõ hơn mình biết cái gì và không biết cái gì thì mới dần dần tự tin trở lại với cái mình nói. Cho nên, chúng ta cũng không cần phải hoảng sợ nếu mình mắc bệnh “tự tin thái quá”.
Nhưng phàm là nhà đào tạo, hay là sếp, thì phải nắm được người học việc của mình đang ở trạng thái nào. Họ “ảo tưởng” là “đúng quy trình”, hay họ mắc bệnh nặng đã ngấm vào não nhiều năm. Điều đó rất quan trọng để thực hiện những biên pháp “can thiệp” đúng đắn.
Và trước nhất, cần tự đặt một cơ chế tự cảnh báo, để tự phát hiện khi nào mình có dấu hiệu “ảo tưởng sức mạnh” để không ảnh hưởng đến uy tín của mình hoặc gây hại đến người mình đang truyền thụ tri thức.

02/04/2019by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Hỏi nhà đào tạo: Năng lực gì?

Năng lực là gì?

Là khi bạn vận dụng được kiến thức hay kĩ năng để hoàn thành một công việc nào đó thật hiệu quả. Người có năng lực tức là phải làm tốt hơn người không có năng lực. Nôm na gọi competency là như thế.
Năng lực không tính đến chuyện tiềm năng. Người có kiến thức, hoặc thậm chí có kĩ năng vẫn chưa phải là có năng lực. Kiến thức chưa đem ra dùng thì chưa tạo ra khác biệt. Kĩ năng không có đất dụng võ thì cũng vẫn cứ nằm chết dí, chưa thể nói là có năng lực.
Qua thời gian, cả kiến thức lẫn kĩ năng có nguy cơ hao mòn. Một tháng không nhắc lại thì chữ bay chín phần mười, kĩ năng vài tháng không động đến thì đã lóng ngóng như kẻ bắt đầu.
Khi nói đến năng lực, tức là nói đến khả năng vận dụng. Thế thì nó có bối cảnh. Kĩ năng, kiến thức phải được vận dụng trong bối cảnh cho phép tạo ra kết quả vượt trội. Khi ấy năng lực mới nhìn thấy được. Khi ấy thì kiến thức mới sống động.

Giả sử tôi học Scrum từ năm ngoái, lấy được chứng chỉ CSM, xong rồi không làm ScrumMaster. Ai đánh giá được năng lực của tôi hiện nay ở mức nào không?

Tất nhiên năng lực không sinh ra từ chân không. Phải có kiến thức, kĩ năng, thái độ, và các thể loại phẩm chất khác.

Làm thế nào để học được kĩ năng?

Chúng ta thường bắt đầu bằng bắt chước. Tốt hơn là bắt chước một chuỗi việc làm mang tính phương pháp. Rồi ghi nhớ nó, bằng cả đầu óc lẫn tay chân. Rồi thực hiện chuỗi đó chính xác hơn, nhanh hơn. Càng nhanh càng chính xác càng mạnh, tức là càng thành thục. Thành thục đến mức phản xạ thì đạt được mức cao nhất. Dreyfus phân chia bằng những thuật ngữ Novice > Beginner> Competency > Proficent > Expert. Kĩ năng liên quan đến mức độ thành thục của một chuỗi hành động nào đó.
Bạn có thể nhớ một thủ tục nào đó có 6 bước, nhưng bạn chưa thực hành và bộc lộ sự thành thục ra đôi bàn tay (hoặc trong thao tác với khối óc), thì bạn chưa có kĩ năng. Cái bạn có mới chỉ là nhớ một loại tri thức thủ tục. Bạn có nhớ Vương Ngữ Yên trong truyện Anh hùng Xạ điêu không? Nàng ta nhớ hết chiêu thức, nhưng không thể đấm nổi một cú nào.

Kiến thức có được bằng cách nào?

Đủ kiểu. Học thuộc lòng. Đọc sách. Nghe giảng. Xem YouTube. Có khi kiến thức có được trong khi làm việc. Làm thì nó mới vỡ ra. Learning by doing tức là thông qua việc làm mà mình biết được sự thật, nắm được khái niệm. Nhưng mấu chốt của kiến thức vẫn là khung khái niệm. Khi có kiến thức thì bạn có thể tư duy mà không cần động chân tay. Tức là thao tác trên một tập hợp các khái niệm. Chúng ta nhớ Bloom từng nói nếu bạn chỉ nhớ được khái niệm thôi thì mới ở mức tư duy thấp nhất. Giải thích được sự việc thông qua khái niệm đó tức mới chỉ là mức “thông hiểu”, vẫn chưa phải là cao. Dùng khái niệm đó trong các tình huống khác nhau của đời sống mới bắt đầu chấp nhận được. Xa hơn phải thao tác ở mức phân tích, tổng hợp và đánh giá . Nhưng dù thông hiểu đến đâu khung lí thuyết, thì kiến thức vẫn chỉ nằm ở trong đầu. Nếu học thật kĩ, thật dài, bạn có thể có được trình độ cao nhất của lí thuyết, để thi lấy điểm tốt, rồi tiếp tục để học lên cao. Nếu không mang khái niệm ra khỏi khu vực thuần túy “học thuật”, nói chung kiến thức là vô dụng. Có một bồ chữ không đồng nghĩa với việc có năng lực.

Có nhiều vị tuyển dụng vẫn nhầm lẫn kiến thức với kĩ năng. Phỏng vấn ứng viên xong, thấy ứng viên nói hay quá, xong cho làm thấy lóng ngóng, thế là đánh giá cậu này “chỉ được lí thuyết xuông” rồi đánh trượt. Có thể công ty đã mất một người nắm vững cách làm (nhưng chưa có kĩ năng). Có người thì ngược lại, hỏi mấy câu cơ bản xong thấy ứng viên ấp úng không trả lời được, bèn thải loại kèm đánh giá “không biết cái gì”. Không khéo lại vừa mất đi một cậu rất thạo việc chân tay. Cả hai trường hợp này đều thể hiện một khiếm khuyết nào đó ở ứng viên (ttheo tiêu chuẩn của bài đánh giá), nhưng nhà tuyển dụng có thể đã nhầm lẫn trong đánh giá năng lực của ứng viên. Nhà đào tạo chuyên nghiệp ít khi nhầm lẫn như này.

Bây giờ, xin phép được đặt ra mấy câu hỏi.
Bạn có phải là nhà đào tạo có năng lực không?
Bạn có những năng lực gì?
Làm sao để bạn tự đánh giá được năng lực đó?

16/03/2019by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học, Tri thức và Nhận thức

10K, 5K, 3K, 20h, 20p

luyen tap

Mười nghìn giờ giờ là số giờ luyện tập có chủ đích (deliberate practices) để trở thành “kẻ xuất chúng” trong lĩnh vực của mình. Tác phẩm “Những kẻ xuất chúng” của Malcom Gladwell trích dẫn nghiên cứu của nhà tâm lí học Anders Ericsson về sự phát triển tài năng ở con người. Thực tế là hầu hết chúng ta sẽ không trở thành “kẻ xuất chúng” theo nghĩa “trên đỉnh thế giới”. Nhưng nếu ta tích luỹ đủ số giờ luyện tập có chủ đích thì ta sẽ ở cái đỉnh của riêng mình. Ở đây luyện tập  có chủ đích là luyện tập để nâng cao tay nghề, có mục đích, và có hệ thống chứ không phải là cứ làm việc gì đó bất kì thì được tính vào số giờ tích luỹ. 

Continue reading
20/12/2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

Dấu hiệu của một người đã biết tự học 

Các trường phổ thông đã dần đưa “kĩ năng tự học” thành một thứ cần  phải học cho học sinh. Ở đại học, phần lớn các giáo sư ngầm định rằng sinh viên phải tự học. Về cơ bản, sinh viên được thả nổi để tự học ở giai đoạn này.
Nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng cũng phát biểu tường minh đối với ứng viên rằng, chúng tôi cần người ham học hỏi, hoặc/và thêm điều kiện có thể học hỏi nhanh.
Nhưng làm thế nào để biết là một người có kĩ năng tự học tốt.

Continue reading

16/03/2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học, Tri thức và Nhận thức

Người lớn học thế nào

học để khác biệt

Người lớn học thế nào? Việc học của người lớn có giống cách học của trẻ con? Người lớn học tập từ đâu? Điều gì khiến việc học của người lớn trở nên hiệu quả?

Đó hẳn không phải là những câu dễ trả lời.
Động cơ học tập của người lớn có thể phức tạp hơn, đa dạng hơn nhưng những cơ chế để hình thành kiến thức thì có nhiều điểm tương đồng với việc học của trẻ con. Ngoại trừ các phương diện thực dụng, việc học bền vững và chủ động ở người lớn cũng vẫn đòi hỏi những tiền đề như là sự ham muốn học hỏi, cần sự trải nghiệm, và cần thời gian để xây dựng một hệ thống tri thức cho riêng mình.

Continue reading

20/06/2017by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Công nghệ, Giáo dục, Học cách học

Lại bàn về những điều cần biết đối với lập trình viên

Sáng nay tôi được mời tới nói chuyện với sinh viên Trường đào tạo lập trình FUNiX về những điều cần quan tâm ngoài việc lập trình. Đây quả là chủ đề rộng, tôi chỉ dám trình nhanh vài ý mình đã có tìm hiểu và chiêm nghiệm ít nghiều. Các ý chính được liệt kê dưới đây.

Continue reading

05/03/2017by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

[Slide] Luyện cách hỏi

Đây là slide nối dài cho bài viết “Hỏi” đã cũ trên trang này. Trong đó đặc biệt lưu tâm đến các câu hỏi Socrates và phương pháp giáo dục kiểu Socrates.

Luyện cách hỏi from DUONG Trong Tan
23/11/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

[Chúng ta] ‘Năng lực tự học là cốt lõi trong thời đại mới’ 

Buổi chuyên đề “Học cách học” với diễn giả Dương Trọng Tấn chiều ngày 24/5 mang đến cho sinh viên FPT Arena và nhiều bạn trẻ khác cái nhìn sâu sắc về việc học và nghệ thuật học. 

Anh Dương Trọng Tấn là cựu Giám đốc FPT Aptech, hiện giữ vai trò Giám đốc Học viện Agile. Đây là đơn vị cung cấp các giải pháp học tập và huấn luyện Agile tiên phong tại Việt Nam. Trong thời gian dài, diễn giả dành nhiều sự quan tâm đến cách học, cách con người học và cách giáo viên giảng dạy. Anh nhận ra “đôi khi mọi người học theo thói quen của người khác và theo kinh nghiệm là chủ yếu”. Anh Tấn cho rằng giáo viên cũng không ngoại lệ. Trừ kiến thức từ trường sư phạm, họ sẽ nhìn người đi trước dạy như thế nào và áp dụng, không để tâm đến cách bản thân mình và người khác học thế nào là hiệu quả. “Tôi cho đó là điều chúng ta bỏ quên và lãng phí bởi nếu hiểu hơn về cách não bộ hoạt động và cách tiếp cận kiến thức sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và việc học cũng rất hiệu quả”, anh bình luận.

Continue reading

27/05/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục, Học cách học

Tư duy thiết kế và sự nổi dậy của não phải

Mỗi chúng ta sở hữu một kilogram vật chất đặc biệt nằm trong hộp sọ. Cái bộ máy tự nhiên tối tân ấy cho đến nay vẫn là một thế giới đầy bí ẩn với hầu hết đại chúng, thậm chí với cả những nhà khoa học lừng danh. Cứ mỗi khi chúng ta “phát hiện” thêm một chút về nó, là khi chúng ta lại ồ lên, hoặc ngã ngửa ra vì bấy lâu nay có gì đó đã bị hiểu lầm nghiêm trọng. Một trong những lần như vậy là khi người ta “khám phá ” ra rằng chúng ta đã bỏ rơi phần bên phải của não bộ quá lâu.

Chúng ta đều biết não có hai nửa bán cầu khá là riêng biệt. Phần bên phải điều khiển các cơ quan bên trái, phần còn lại điều khiển các phần bên phải của cơ thể chúng ta. Nhưng chỉ mới gần đây thôi, chúng ta mới biết thêm rằng hai bán cầu não còn phân chia nhiệm vụ chức năng khác nhau khá là tường minh. Não trái chuyên trách phần “duy lý” gồm các hoạt động liên quan đến tư duy logic, phán đoán, kĩ năng ngôn ngữ, tính toán, viết lách. Còn não phải “chuyên trị” các thứ liên quan đến thẩm mĩ, sự khéo léo, năng lực đồng cảm, khả năng âm nhạc, nghệ thuật, tình cảm, lòng say mê và khả năng sáng tạo. Mặc dù có sự phân tách chuyên biệt như vậy, nhưng khi chúng ta hoạt động, hai nửa bán cầu có liên kết chặt chẽ với nhau thật nhịp nhàng chứ không hoàn toàn tách biệt về chức năng.

Continue reading

10/05/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 2 of 4«1234»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (148)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (182)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (7)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (43)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (14)
  • Xã hội tri thức (20)
    • Tổ chức học tập (20)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (16) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) giáo dục khai phóng (6) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading