Tôi về làng ăn cưới, lại được chứng kiến 2 việc rất đáng suy ngẫm liên quan đến mấy chiếc cọc. Việc 1: chiếc xe 45 chỗ chở anh em cùng cơ quan của chú rế từ Hà Nội về ăn cưới va vào cọc chắn ở đầu làng, vỡ hết cả chiếc chắn bùn. Biết không thể vượt qua đành phải thả khách xuống ở đầu làng giữa cái nóng chang chang giữa chiều hè. Khách đi ăn cưới thì áo quần xúng xính, lội nắng đi vào, thật hơi vất vả. Việc 2: chiều hôm sau, do sơ suất của trẻ nhỏ, một xưởng mộc bị cháy dữ dội. Xe cứu hỏa được điều đến kịp thời, nhưng bị tắc ở hai cái cọc chắn vì xe to quá. Phải mất mười lăm phút sau mới đến được hiện trường. Chừng ấy phút đủ để lửa xơi tái cả cái xưởng, suýt chút nữa thì xơi luôn cả nhà hàng xóm, ngay cả khi trước đó cả xóm đã huy động hết xô chậu, vòi nước để dập lửa. Nguyên cớ của sự tồn tại của mấy chiếc cọc kia là như thế này: Chẳng là dân làng hò nhau đóng tiền (chứ không phải tiền nhà nước) để làm đường, đẹp từ trong ngõ ra đến đường lớn. Nhưng xe pháo thấy đường đẹp cứ hò nhau đi qua mà không thèm “đóng một tí phí” nào; xe lại to, chẳng mấy chốc mà đường hỏng, dân làng lại phải làm lại. Thế là hò nhau cấm, cách dễ nhất là đầu mỗi đường xây hai cái cọc bê tông cao năm chục phân, cách nhau hơn hai mét, chỉ đủ xe nhỏ đi qua. Giờ thì mấy chiếc cọc đổ đốn sinh ra phản chủ.
Nhiều lúc để tăng thêm trọng lượng cho một luận điểm, ta không đủ sức tự nói, mà viện dẫn ý của người khác, thường là một tên tuổi lớn nào đấy. Như vậy không có vấn đề gì.
Nhưng có lúc ta lại hơi râu ông nọ cắm cằm bà kia một tí. Kiểu sang chơi với lũ nhà văn thì lại trích dẫn quan điểm triết học nhân sinh của những nhà toán học, còn chơi với lũ toán học thì lại viện dẫn quan điểm giáo dục của mấy ông nhà văn. Vì toàn tên tuổi lớn nên người vội nghi ngờ ngay, nhất là khi luận điểm ấy hình như nó có vẻ đúng.
Đáng tiếc là không phải lúc nào thuận buồm xuôi gió. Một ông tiến sĩ (thứ thiệt chứ không dỏm) toán học có thể mù tịt về giáo dục tiểu học, nhưng lại rất thích phát biểu về dạy văn lớp 1. Ông cứ phát biểu hoài, khiến người ta có cảm giác ông là tiến sĩ giáo dục học. Rồi người ta mặc nhiên là ông có quan tâm và rất am hiểu. Vậy là, khi người ta cần viện dẫn một trích dẫn cho vừa ý mình, thì cứ lôi ông toán học ấy ra, mà quên mất rằng tên tuổi lớn ấy không có chuyên môn về cái ông ấy đang nói.
Bởi vì mỗi khi chúng ta định nói, là lúc ta đã tính chuyện lừa phỉnh chính mình về cái định nói ra, nhất định nó phải đúng. Khi ấy thì thật là may nếu vớ được ông này ông nọ nói y chang như mình. Thế là cứ bảo “nhà bác học đã nói….”, rất tiện.
PS. Nói đến đây, chắc là lần sau mình sẽ bập bập khi trích dẫn những gì Einstein nói về giáo dục 🙂
Trên đường đi Hòa Lạc, than vãn với anh Duẩn: “chúng mình lạc hậu quá rồi anh ạ. Ai đời giờ này vẫn nhập môn lập trình bằng C; ai đời dạy lập trình mà cần đến tận 2 năm? Ngoài kia người ta chỉ cần có 12-14 tháng là biến một sinh viên thành lập trình viên, làm ra sản phẩm khoe với đời rồi. Người ta dạy lập trình từ lớp Hai, lớp 10 đã dạy Agile Dev với lại Android/iOS rồi. Lớp 10 đã có App cho lên chợ rồi. Phải như thế thì đến 18-20 mới trở thành Mác miếc, Bin biếc chứ. Tổng thống nhà người ta thì dám can đảm viết đến tận …2 dòng lệnh để khuyến khích cả quốc gia chú ý đến computer science. Vậy mà giờ này ở trường ĐH tầm cỡ tóp của VN vẫn còn kêu Agile khó với lại trình độ SV có giới hạn. Lạc hậu quá rồi bác ạ”.
Đây kì thực là một cái xét lại của một vụ xét lại. Cái xét lại trước là việc hai anh em tham gia vào một nhóm “review” chương trình đào tạo kĩ sư phần mềm. Dưới trướng của anh Thành Nam, cả nhóm chuyên gia đã cho ra được một cái Curriculum mang mã số SE2015, được mọi người khen là “rất” tốt. Nhưng hai anh em biết thừa, rằng thì là còn lâu cái đó mới khiến chính bọn mình, những người làm chương trình, thanh thản.
Cánh Buồm nhận giải văn hóa Phan Chu Trinh, hạng mục “Vì sự nghiệp văn hóa giáo dục”.
Nhưng CB chưa thành công, vì trẻ con nghèo vẫn chưa được học chương trình CB.
Có 2 trường tiểu học (sang chảnh) đã chấp nhận sách Cánh Buồm. Cần 98 trường nữa, 980 trường nữa mới gỡ được phần nào cái mớ bòng bong giáo dục hiện nay.
Nhóm CB và bạn bè chụp ảnh nhân dịp nhận giải PCT.
Các cụ nhà ta dạy “dĩ hòa vi quý”. Cần vận dụng đúng chỗ. Tôi cho là cần hạn chế dùng nơi làm việc. Công việc chỉ tiến lên khi biết vượt qua trở ngại, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, chứ không phải làm xong rồi khen nhau để “cả nhà đều vui”.
Lời khen rất ru tai, vì thế ai cũng thích cả. Lời chê thường nghịch nhĩ, có mấy người nghe được đâu? Cho nên cái việc nghe phê bình cần phải luyện.
Luyện bằng cách nào? Tạo thói quen.
Văn hóa Lean có dạy: tin xấu nói trước. Có nghĩa là mỗi khi báo cáo, phải chỉ ra tin xấu trước, để nhận định thật rõ vấn đề, từ đó có phương án đối phó và phòng ngừa.
Phương pháp làm việc Scrum xếp phê bình vào quy trình. Trong phiên họp định kì Rà soát-Cải tiến (Retrospective), nhóm làm việc hỏi nhau: Việc nào có cách làm chưa tốt? Cải tiến thế nào?
Bằng cách tạo lập thói quen nghe tin xấu, phản ứng một cách có hệ thống với tin xấu, thì cũng sẽ dễ tiếp thu những phê bình, để tự chỉnh mình cho mỗi ngày một tốt lên.
Nếu làm việc cùng nhau, mà chỉ có khen nhau hết ngày này qua tháng khác, chắc là đồng nghiệp “đểu”. Một nhà văn nổi tiếng từng có câu trứ danh: “Nó thích khen, tao khen cho nó chết”.
Cần hết sức cẩn thận với môi trường chỉ rặt những lời khen.
Hôm qua, cô nhà báo xinh đẹp và tốt tính của tờ báo nội bộ thuộc loại thâm niên nhất bị mình gọi là “nhà báo lão thành” đã nhảy dựng lên đòi cam kết từ giờ không được dùng từ “lão”, nếu không từ đây đừng có chơi bời gì nữa. Cũng biết cô ấy đang sợ cái từ nhạy cảm ấy cỡ nào, nên thôi chả đùa thêm nữa, đành phải hứa chứ biết làm sao. 🙂
Dạo mới tập tọe làm quản lí, mình hay áp đặt tiêu chuẩn cao lên công việc của đồng nghiệp. Mình nghĩ mình làm được thì mọi người cũng phải làm được. Quả là hết sức ngu ngốc.
Ngoài kia một cặp đôi đang hối hả trở lại thủ đô sau chuyến về quê cuối tuần. Cô gái gà gật cố ôm thật chặt chàng trai phía trước. Bàn tay như thể lúc nào cũng trực bật ra và rơi thõng xuống. Chợt nhớ những ngày em cũng gà gật như thế sau chiếc GN125 bà già của anh. Có dạo hình như mình phải dùng áo buộc lưng hai đứa lại, giống như chiếc đai chúng mình mua cho Sun vài năm trước. Hai mẹ con thật giống nhau ở cái nết ngồi xe: chỉ rình rình là ngủ gật.
Xen giữa dòng người vội vã trở lại thủ đô, có ông bố trẻ chừng như tất bật hơn cả trên chiếc AirBlade đỏ. Bận chiếc quần soóc, anh chở chiếc giỏ chứa cả đống đồ sơ sinh kẹp chặt trên đùi. Hình như ông bố trẻ đang phi vào viện. Chợt mỉm cười khi thoáng tưởng tượng mình ngồi trên chiếc xe ấy; và trong viện, bạn Moon đang oe oe đòi bú 🙂
Chân cầu Thăng Long, các chú áo vàng rất bận rộn với việc bắt lỗi người vi phạm. Sao hôm nay đông thế? Bốn năm anh làm liên chân liên mồm mà không hết việc. Kể cũng lạ, sao biết chỗ ấy nhiều công an mà các bác nhà ta cứ hồn nhiên không đội mũ, hồn nhiên đi nhầm. Sao lại để những cái hồn nhiên ấy nuôi dưỡng đàn đàn lớp lớp những kẻ đứng đường cơ hội?
Tìm kiếm
Bài viết mới
Đang được chú ý
Chuyên mục
- Agile Mindset (148)
- Chuyện đời (23)
- Công nghệ (14)
- Đọc (72)
- Sách (46)
- Giáo dục (185)
- Constructivism (5)
- Học cách học (35)
- Khai phóng Giáo dục (10)
- Tu thân (1)
- Khác (16)
- Không phân nhóm (1)
- Lean Startup (15)
- Linh tinh xòe (55)
- Lan man (26)
- Quản trị mới (47)
- COVID19 (9)
- Tài nguyên (2)
- Tri thức và Nhận thức (15)
- Xã hội tri thức (22)
- Tổ chức học tập (20)