DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Agile Mindset, Khai phóng Giáo dục, Quản trị mới, Tổ chức học tập, Tri thức và Nhận thức, Xã hội tri thức

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Lùi sâu vào khoảng mười ba mười lăm năm trước tôi bắt đầu tìm hiểu về quản trị tri thức để phục vụ những dự án đang làm, tôi dần tiếp cận với tri thức luận của giáo sư Ikujiro Nonaka – một người đối với tôi lúc đó đơn giản chỉ là “ông nội của Scrum” (còn cha đẻ là Jeff Sutherland và Ken Schwaber). Nhưng chính mô hình SECI của Nonaka dần dà lại trở thành một cái lỗ đen để tôi lún ngày càng sâu hơn vào việc tìm hiểu về tri thức, về lao động tri thức, xã hội tri thức, kinh tế tri thức, cách tân, sáng tạo, khởi nghiệp, và quản trị mới.

Tôi gọi nó là lớp học thêm, vì người ta sẽ tranh thủ mà tham gia, nhưng cả người dạy và người học sẽ đầu tư kĩ lưỡng cho tri thức đấy!

Trong hơn một thập kỉ qua, cứ xuân thu nhị kì, tôi lại có dịp làm một seminar, hoặc khởi động một dự án, hoặc thực hiện một bài giảng nào đó mà lí luận của Nonaka mang tính chỉ đường. Tôi đã mang nó đi theo những cùng những bước chân qua nhiều trạm dừng chân (thoáng qua hoặc lâu dài) Hanoi Scrum, FPT Aptech, FPT University, FPT Corporate University, NTQ Solution, Agile Conferences, TrueMoney, BIDV, MSB, Cánh Buồm, Học viện Agile, CodeGym, GrowMind…

Đường đi ấy để lại một số kết quả của quá trình đó là nhìn thấy được (như sách vở, khóa học, sản phẩm, công ty khởi nghiệp); nhưng kết quả lớn hơn là trong nhận thức của mình về một lí luận quan trọng dẫn dắt con người chủ động tiến vào xã hội tri thức.

Trong ảnh là một Dương Trọng Tấn trẻ đứng thuyết trình cho anh Trương Gia Bình và các lãnh đạo tập đoàn FPT về cách thức học tập và kiến tạo tri thức trong khuôn khổ TGB Seminar in Leadership.

Con đường ấy tôi gọi là Tri Đạo, đường đi của tri thức, được vạch ra với viễn kiến tài tình của Peter Drucker, lí luận về công ty tạo dụng tri thức của Nonaka, cùng nhiều học giả, người thực hành lỗi lạc đi sau. Con đường ấy ngày càng sáng rõ và tiềm năng mang lại thật to lớn cho cá nhân, tổ chức, và xã hội.

Tri Đạo chỉ đường dẫn lối cho tôi và nhiều cộng sự học tập, làm việc và sáng tạo. Nó cũng sẽ giúp mọi người được khai phóng tiềm năng bản thân và tổ chức.

Nay tôi mở lớp Tri Đạo để nối dài cái đường ấy, thông qua việc tìm hiểu sâu hơn về nó, đúc kết tích cực hơn, và truyền bá nó tích cực hơn chút nữa.

Việc mở lớp là lẽ đương nhiên phải làm. Tri Đạo được Viện Phát triển Giáo dục Khai phóng Libero và Trường Quản trị Hiếu Liêm (thuộc Học viện Agile) bảo trợ và thúc đẩy.

Tôi nhiệt thành rủ rê bạn cùng đi con đường này!

Thông tin ở đây: https://libero.school/course/tridao/

17/03/2023by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Học qua vấn đề và dự án – Cũ mà mới

Xu hướng sử dụng ngày càng nhiều phương pháp học qua vấn đề (problem-based learning) và học qua dự án (project-based learning) cho thấy những chuyển dịch lớn từ việc học từng kĩ năng riêng lẻ sang học tích hợp, từ việc tiếp thu thông tin sang tiêu hóa kiến thức và tái kiến tạo tri thức.

Continue reading

30/11/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Constructivism, Giáo dục, Học cách học

Liệu“Học tập Trải nghiệm”có hay bị hiểu sai?

Trước hết là do hiểu sai khái niệm giáo dục học “trải nghiệm”. Hay bị gán ghép với ý nghĩa thông tục của trải nghiệm, cho nên có chuyện “cho đi ra đồng trải nghiệm” – thực chất là cưỡi ngựa xem hoa.

Learning-by-doing là một chủ trương học tập, không phải một phương pháp, cũng không phải một phương pháp luận. Xuống đồng cuốc đất chưa chắc đã nắm được điều căn bản gì của nghề nông. Nhiều cách làm “học trải nghiệm” hiện nay không tiến xa được bởi có làm nhưng chưa có sự nghiệm lại. Thực tế, quy trình học tập trải nghiệm liên quan chặt chẽ với quy trình tiếp nhận thông tin từ các giác quan và xử lí nó, đưa thành nhận thức và lưu giữ trong não bộ. Học tập trải nghiệm, theo  Kolb, là một quá trình vận dụng các hiểu biết về tâm lí và cơ chế học tập của não bộ để việc học được tự nhiên cũng như đạt kết quả cao hơn. Nó rõ ràng không thể là hình thức đơn giản hóa “cho đi trải nghiệm” được.

Continue reading

11/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

[36 kế dạy học thụ động] #4: Chơi tẹt ga đi

[Vệt bài “36 kế dạy học thụ động” này chủ yếu để phục vụ trí tưởng tượng của giáo viên.]

Trở lại với thầy Kim. Thỉnh thoảng các doanh nghiệp sản xuất phần mềm có mời thầy Kim sang huấn luyện ngắn ngày cho các quản lí cấp trung để cải tiến quy trình và nâng cao hiệu suất hoạt động. Thầy rất muốn truyền được tư tưởng Kaizen cho các cấp quản lí, nhưng dở nỗi ông nào cũng biết cả rồi, thậm chí nhiều người đã đụng tay đụng chân mà kaizen chẳng mang lại hiệu quả gì. Do vậy, giảng giảng là thất sách, chi bằng cho họ chơi. Bét nhất thì họ cũng có một ngày giải trí.
Vậy là chơi.
Thầy chia lớp học thành các nhóm lớn (khoảng trên 10 người mỗi nhóm), cấp cho mỗi nhóm một quả bóng tennis rồi yêu cầu các nhóm phải chuyền tay nhau từ người đầu tiên cho tới người cuối, bóng rơi sẽ phải chơi lại từ đầu. Trọng tài sẽ tính điểm khi bóng rời tay người cuối cùng mà không phạm luật. Kết thúc lượt chơi, thầy lại đưa ra thử thách mới: làm thế nào để giảm một nửa thời gian chuyền bóng? Hầu như các nhóm đều xôn xao, “làm sao mà làm được?”, nhưng rồi mọi người bắt đầu bàn bạc và thử nghiệm cách làm mới. Hầu như hiệu suất chuyền bóng đều có cải thiện vượt bậc, có nhóm đạt chỉ tiêu, có nhóm thì gần đạt. Thầy Kim lại để các nhóm bàn với nhau, rồi đưa ra phương án mới. Các nhóm lại thử, rồi lại tiếp tục với những thử thách mới. Người học dần dần thấy ngạc nhiên với những kết quả do chính làm được, cười tươi như hoa, vui như trẻ nhỏ được quà.
Khi kết quả đã đạt mức “bão hòa”, thầy dừng cuộc chơi và yêu cầu mọi người đưa ra nhận xét. Mọi người đều nói thật rành rọt tại sao cải tiến liên tục lại quan trọng, và làm nó bằng cách nào. Thầy còn yêu cầu người học thử vận dụng vào tình huống của cá nhân xem việc gì có thể cải tiến được, và cách làm như thế nào. Cuối cùng thầy lại cho mọi người chơi trò KaizenBuddy:  yêu cầu mọi người viết Kế hoạch Hành động, nhờ một người bạn kiểm tra kết quả giúp. Kế hoạch đó sẽ được gửi tới người bạn (hoặc sếp), với sự đồng ý của họ để sẽ theo dõi xem việc áp dụng kiến thức có đạt được kết quả như mong muốn không. Trò chơi này kéo dài trải nghiệm học tập và chuyển kiến thức vào cuộc sống làm việc của mọi người.
Thỉnh thoảng, để tạo thêm sự gay cấn, thầy Kim tách hai nhóm ra hai phòng lớn khác nhau, giao “chỉ tiêu” thật thử thách cho một nhóm trong thời gian ngắn, còn nhóm kia bỏ lửng. Nhóm bỏ lửng sẽ vận dụng Kaizen để chơi bóng như trên, còn nhóm kia thì cho họ bàn kĩ, rồi làm thử. Thầy cũng treo thưởng (thường là sách về quản lí, đặc biệt là kaizen) để không khí cạnh tranh hơn, vui vẻ hơn. Kết thúc các nhóm so sánh với nhau, kết quả thường nghiêng về nhóm kaizen, như là một lời khẳng định độc lập về giá trị của kiến thức thầy mới dạy.
2844705277_677075656b
Thầy Kim luôn giắt túi vài chục serious games như vậy, tùy lớp tùy nội dung mà móc ra “chơi”. Thầy biết, hơn thập kỉ nay người ta vận dụng các chiến thuật của chơi game vào thiết kế bài giảng (cả online lẫn offline) và đặt cho cái tên thật mĩ miều, rồi ủn nó thành cả một trào lưu: Gamification. Nhưng với thầy Kim thì mọi chuyện thật đơn giản: có đống game này giắt túi, thầy dễ sống hơn khi phải đối mặt với toàn những “hổ báo cáo chồn” là những những người học tập đầy kiến thức, đầy trải nghiệm và khó tính vốn đang giữ các vị trí quan trọng trong các công ty. Thầy đi dạy doanh nghiệp nhiều năm nay, chưa thấy lớp nào có phản hồi xấu với cách học thú vị này dù chỗ nào cũng có vài vị “cao niên” nhận xét là “hơi trẻ con, nhưng vui”.

_______________

Xem phần trước: 

1. Cho sinh viên làm thầy

2. Giả vờ như thật

3. Kí hợp đồng cho chắc

27/04/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

[36 kế dạy học thụ động] #3: Kí hợp đồng cho chắc

[Vệt bài “36 kế dạy học thụ động” này chủ yếu để phục vụ trí tưởng tượng của giáo viên.]

Vẫn là cô giáo Thảo của môn OB đã đề cập ở bài trước.
Lần này, bên cạnh giao việc các nhóm làm việc, cô còn có yêu cầu riêng với mỗi cá nhân:
1. Mỗi bạn có một hợp đồng học tập (Learning Contracts – LC) tự soạn, ghi rõ mục tiêu học tập chuyên sâu một chủ để ưa thích, có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó với sự góp ý và được phê duyệt của cô. Kế hoạch của hầu hết các bạn đều chi tiết đến mức có milestones kiểm soát tiến độ, cách thức thực hiện việc học tập, và sản phẩm cần bàn giao.
Bạn Nguyên chọn “Tạo động lực cho nhân viên nữ trong công ty IT”, bạn Vân chọn “Phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong thời kì tái cấu trúc”, bạn Hằng chọn “Tìm hiểu các loại hình lương thưởng và tác động lên hiệu suất của công ty”, còn bạn Khoa thì tìm hiểu “Văn hóa công ty ảnh hưởng cộng tác nhóm như thế nào”… Mỗi người một kiểu.
Cô trò đều phải kí vào hợp đồng để thể hiện quyết tâm sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ học tập.
2. Mỗi bạn có một nhật kí học tập (Learning Journal) ghi lại các cảm xúc, suy nghĩ riêng tư về các nội dung học tập trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, cái này không nhất thiết phải nộp, nhưng cô sẵn sàng tư vấn sử dụng sao cho hữu ích nhất.
3. Mỗi bạn phải hoàn thiện một báo cáo cuối khóa về những quá trình tìm hiểu chủ đề đã lựa chọn trong LC, cũng như các kết luận chính. Thông thường, các bạn sẽ phải thực hiện các literature review, thực hiện các khảo sát, nghiên cứu riêng trước khi rút ra được các kết luận chính yếu, cùng với các reflection hết sức cá nhân về chủ đề.

Cô Thảo đứng cạnh làm cố vấn học tập và nghiên cứu, giúp các bạn vượt qua các trở ngại chuyên môn. Cũng rất may, trước đó các bạn trong lớp đều đã được trải qua workshop về research và phương pháp học tập nên không ai còn lạ lẫm với việc thực hiện các project như đã kí Learning Contract với cô Thảo.
Contract ready for signature
Môn học không có thi cuối kì, các nhóm tự chấm bài thuyết trình cho nhau, còn cô Thảo thì chấm báo cáo cuối kì của từng sinh viên cùng với thống kê về sự tham gia (participation) trong các hoạt động của các bạn. Kết thúc, cũng có người điếm thấp, chỉ đủ qua, nhưng các bạn đều thấy mình trưởng thành hơn nhiều và biết rất rõ môn OB này dạy cái gì, có bao nhiêu vấn đề liên quan đến công ty phải quan tâm, và còn bao nhiêu điều mình còn chưa biết hết. Các bạn biết rõ mình sẽ còn phải nghiên cứu kĩ hơn các phương diện con người trong công ty trong môn học về nhân sự, sẽ phải học thêm môn leadership, sẽ phải tìm hiểu kĩ hơn chuyện quản trị dự án, hay hầm bà lằng các kiến thức khác trong các môn học về sau.

_______________

Xem phần trước: 

1. Cho sinh viên làm thầy

2. Giả vờ như thật

27/04/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

[36 kế dạy học thụ động] #2: Giả vờ như thật

[Vệt bài “36 kế dạy học thụ động” này chủ yếu để phục vụ trí tưởng tượng của giáo viên.]

Cô giáo Thảo bước vào lớp, mặt rất nghiêm trọng: “Chúng ta học môn hành vi tổ chức (organization behaviors), cách tốt nhất là trải nghiệm cách vận hành một tổ chức, thay vì nghe cô giảng, các em sẽ bắt tay vào làm việc ngay ngày hôm nay”. Rồi cô phát cho cả lớp sơ đồ học tập của David Kolb, cùng với một bài báo ngắn của Malcomes Knowles – ông tổ của môn andragogy (thuyết học tập ở người lớn). Hỏi các bạn hiểu và cảm thấy thế nào về sơ đồ đó. Cô nói: “Cả môn học này sẽ chỉ xoay quanh cái sơ đồ này, các em có thể mang về và dán trước bàn làm việc của mình”.

Xong xuôi cô vẽ lên bảng sơ đồ Công ty OB gồm 5 bộ phận:
1. Bộ phận lãnh đạo (ML)
2. Bộ phận hậu cần (Admin)
3. Bộ phận phát triển nhân lực (SD-Staff development)
4. Bộ phân truyền thông (COM)
Cô chia lớp thành bốn nhóm, xoay vòng mỗi tuần cho từng nhóm đảm nhiệm vai trò của một bộ phận.
Nhóm ML sẽ phải tổ chức để các nhóm lập kế hoạch làm việc cho một tuần, điều hành giờ làm việc (chính là giờ học trên lớp) của cả công ty.  Nhóm Admin chuẩn bị in ấn, báo cáo, meeting minutes; nhóm SD thực hiện việc đào tạo (slide đã có sẵn, bài tập và case study tương ứng với Syllabus và giáo trình cũng đã được cô Thảo chuẩn bị trước,  nhóm có thể chỉnh sửa để thể hiện ý kiến cá nhân của mình cho phù hợp); nhóm truyền thông sẽ cập nhật thông tin, quan sát, lịch biểu, kế hoạch và tiến độ, hoặc các hoạt động ngoài lề cho cả công ty.
Contract ready for signature
Cứ thế, lần lượt trong 14 tuần, các nhóm tự vận hành công ty, với sự cố vấn của cô Thảo.

Trong giờ làm việc trên lớp, cô Thảo ngồi ở góc quan sát, thỉnh thoảng đưa ra vài câu hỏi và định hướng cho hoạt động của các “phòng ban”. Ngoài giờ, cô để thời gian tiếp riêng những người, nhóm có nhu cầu trao đổi thêm về kế hoạch, nội dung hoặc cách thức làm việc.

Cuối kì, các nhóm phải có một báo cáo dưới dạng một Portforlio chứa các bài thu hoạch của từng cá nhân, cùng với các kết quả làm việc được tài liệu hóa, cùng với bài thuyết trình nhóm vui vẻ trước cả lớp.

Mặc dù mỗi mùa dạy học cô Thảo đều điều chỉnh đôi chút tình huống, thay đổi đôi chút vai trò nhiệm vụ của phòng ban, thêm bớt các yêu cầu cho hoạt động trên lớp, nhưng nói chung cô vẫn rất yên tâm với việc giả lập các tình huống như thật(simulation) của mình. Cô biết mình đã giúp sinh viên có những trải nghiệm học tập sâu sắc và đa dạng thông qua việc thực hành những kĩ năng và thảo luận đa chiều về các khái niệm cốt lõi của môn học; trong khi bản thân mình thì không phải giảng giải gì mấy, rất chi là đỡ tốn nước bọt.

_____________________________

Xem phần 1: Cho sinh viên làm thầy.

27/04/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Vệt bài “36 kế dạy học thụ động” này chủ yếu để phục vụ trí tưởng tượng của giáo viên.

Thầy Kim vốn là người lười nhác, khi đi dạy, thầy không muốn nói nhiều, vừa mệt, lại khiến sinh viên buồn ngủ. Thầy bèn nghĩ ra kế để cho sinh viên đứng lên giảng bài, vừa đỡ phải hoạt động, lớp học vui hơn, mà kết quả thì lại khả quan chả  kém lúc trước giảng bài hùng hục.

Bắt đầu với môn học, thầy chỉ ra kì vọng của mình: tôi không chấp nhận kết quả học tập kém, và các bạn thì thừa sức đạt Distinction (giỏi) – dễ như bỡn.
Rồi thầy  trưng ra thống kê của nhà nghiên cứu giáo dục Edgar Dale cho thấy:

  • cách học dở ẹc nhất là nghe giảng
  • dở ẹc thứ nhì là cắm đầu vào đọc sách
  • tốt hơn là đọc sách rồi đem ra cãi nhau
  • tốt nữa là bắt tay giải quyết bài toán chính mình vướng phải
  • tốt nhất là dạy nhau cái mình biết.

Thầy bảo: “Tôi sẽ để các bạn học kiểu tốt nhất”. Cả lớp cứ há hốc mồm.
Rồi thầy thuyết trình bài đầu tiên. Hai mươi đứa thì hai mốt đứa mắt trợn ngược không hiểu gì. Lòng bảo dạ: phen này phải tự lao đầu vào học không thì toi cái tám trăm đồng Mĩ kim (phí cho một môn học).
Thế là theo kế hoạch của thầy, cả lớp phân làm bốn nhóm, mỗi nhóm đọc trước một chương, giảng lại cho các nhóm khác, thiết kế bài tập cho các nhóm khác làm, chấm bài và gửi lại cho thầy đánh giá. Tất nhiên là cả bài tập lẫn nội dung slide đều phải qua tay thầy duyệt và comment trước. Cứ thế xoay vòng cho hết cái chương trình của môn học.

Trong máy của thầy thấy có cả đống slide và bài tập đều do bọn sinh viên chuẩn bị giảng lại cho nhau. Cái nào cái nấy chất lượng đều ngon lành cành đào cả, vì phần lớn đều đã được thầy điều chỉnh đôi ba lần cho nuột.

Ảnh: JHU.edu

Ảnh: JHU.edu

Trong đề cương của thầy mỗi nhóm phải hoàn thành một dự án. Đầu giờ học, các nhóm có 15 phút để kiểm tra tiến độ và các khó khăn của mỗi dự án. Rồi comment lẫn nhau. Không khí rất sôi nổi, và hiếm khi thấy sự chểnh mảng trong các nhóm vì project có khối lượng công việc không nhỏ, không làm liên tục thì cuối kì tha hồ mà hộc hơi làm bài thi bù.

Sau mỗi buổi học khoảng một tiếng, thầy đưa bài quiz nhanh, khoảng 10 phút. Đứa nào không làm được 8/10 (đủ để được điểm distinction) câu thì phải làm bài tập lớn bổ sung. Sợ vất vả, đứa nào đứa nấy phải mài đũng quần ở thư viện, đọc kĩ giáo trình, làm bài tập sơ cua trước khi đến lớp. Trong lớp chỉ có một tiếng nên đứa nào cũng chăm chú, tham gia tích cực vào bài giảng và các hoạt động trên lớp. Do bạn mình giảng bài nên đứa nào đứa nấy mạnh dạn hỏi han, comment tùm lum lên. Kết quả là hôm nào cũng chỉ hai ba đứa phải làm bài tập làm thêm (gọi là Student Learning Assignment – vừa phải làm, vừa phải chấm cho nhau, nếu chấm điểm thấp thì phải ghi rõ vì sao thấp, cách để nâng điểm).

Kết quả thi cuối kì môn ấy, tổng hợp lại các điểm quiz, điểm project và điểm thi cuối kì, toàn điểm  DI (Distinction – Giỏi) và HD (High Distinction – Xuất sắc) cả. Tuyệt nhiên không đứa nào trượt. Hoàn toàn thỏa mãn.

Còn thầy Kim thì mãn nguyện, vì vừa nhàn sức, học sinh lại cho điểm GPA cao.

27/04/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Tổ chức học tập

Tổ chức học tập và sáng tạo tri thức

 Học tập là chìa khóa để con người trở nên khác biệt, có bản sắc và mở rộng khả năng sáng tạo và cống hiến. Đó cũng là chìa khóa để một doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh về năng lực, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao và tài sản tri thức (knowledge assets) là nguồn lực quan trọng bậc nhất tạo nên sức cạnh tranh của cá nhân và tổ chức. Thậm chí có người, như chủ tịch của Analog Devices Strata, từng nhận định “Tốc độ học hỏi có thể là lợi thế cạnh canh bền vững duy nhất.

Tạo dựng một tổ chức học tập chính là một bước đi chiến lược trong việc thúc đẩy luôn luôn mở rộng đường biên tri thức và năng lực của tổ chức hướng đến các tầm nhìn của tổ chức. Hơn thế, việc hướng tổ chức thành “tổ chức sáng tạo tri thức” sẽ giúp tổ chức không ngừng gia tăng tài sản tri thức, đóng góp vào sự đổi mới và sáng tạo vượt bậc một cách bền vững. Đây là một ý tưởng lớn đáng chú ý. Trung tâm của ý tưởng này nằm ở câu nói của nhà thông thái quản trị Peter Drucker “Cần một học thuyết  đặt tri thức vào trung tâm của sự  thịnh vượng”.

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua bốn mức độ cơ bản của một tổ chức học tập: cá nhân học tập, nhóm học tập, tổ chức học tập, tổ chức sáng tạo tri thức.

Continue reading

31/01/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Constructivism, Giáo dục

Kiến tạo: Em định cái nghĩa

Bác Tổng: Constructivism là gì?

Tấn:  là lí thuyết về việc học, hay là lí thuyết về cách học

Có nhiều lí thuyết về việc học không?

Có nhiều, behaviorism, construcitivsm, đủ các kiểu ism luôn.

Thế học tập qua trải nghiệm có phải là cách học không?

Có là cách học.

Nó có phải là constructivism không?

Có.

Thế vậy Constructivism là lí thuyết về cách học hay là cách học?

Nó là lí thuyết về cách học, còn có nhiều cách học cụ thể đi theo lí thuyết đó. Nó là instance của một thứ abstract.

Thế định nghĩa của constructivism là gì?

Định nghĩa của em là “học tập là sự tự kiến tạo tri thức thông qua sự trải nghiệm và tương tác giữa kinh nghiệm với các ý tưởng bên trong và bên ngoài của cá nhân”?

Có định nghĩa khác không?

Có rất nhiều.

Nó như thế nào? 

Em có thể tra Google, ra một đống. Nhưng em đang nói cái constructivism của em. Cái này cũng cần trải nghiệm.

Sao ông không nói trắng ra luôn?

Bạn bác Tổng: ông có slide định nghĩa không?

Không, em không chơi kiểu đó. Em đi tìm nghĩa, không trích định nghĩa.

OK, fine. 

03/10/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Smart Instruction

Constructivist Instruction và Direct Instruction là hai mẫu hình (paradigm) tư duy giáo dục. Dĩ nhiên là DI ra đời trước, tồn tại hàng nghìn năm. CI ra đời sau không phải để phủ nhận, đập bỏ, mà là bổ khuyết cho phần DI đã tỏ ra yếu kém trong giải quyết các vấn đề giáo dục.

Trong chừng mực các phương pháp, kĩ thuật giảng dạy, CI cung cấp các công cụ mới để nâng cao chất lượng giảng dạy, “năng suất” học tập – những cái mà DI chưa có vì điều kiện khoa học giáo dục chưa cho phép.

Đứng riêng ở cả hai mẫu hình, đòi hỏi người làm giáo dục phải làm tới nơi tới chốn, không được nửa vời thì mới mong có được kết quả. Một người không có năng lực cao khi sử dụng công cụ thuộc CI không đảm bảo sẽ có hiệu quả tốt hơn việc sử dụng các công cụ “cổ truyền”. Câu chuyện giống như chuyện so sánh bắn súng và bắn cung: rõ là ở hai thế hệ kĩ thuật khác nhau, nhưng vẫn cứ phải là người bắn thạo thì mới trúng đích được.

Nhảy ra khỏi sự cuồng nhiệt đến mức rồ dại khi đề cao CI hoặc DI như là chân lí tuyệt đối, ta thấy truyền thống và tân thời có thể đứng cạnh nhau mà không triệt tiêu nhau. Thay vì cứ phải chọn lấy một, ta chọn cả hai thì sao? Khi ấy ta có Smart Instruction https://dk-apotek.com. Mọi học thuyết và kĩ thuật trong giáo dục, chẳng qua là công cụ để đi đến một mục tiêu nào đó. Không cứ nhất thiết phải cực đoan.

zo

26/09/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 212»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Tri Đạo – Đường đi của tri thức

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Suy nghĩ vụn từ việc luyện nghĩ ở Libero

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

Quản trị như là chức năng xã hội và biệt nghệ khai phóng

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (148)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (182)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (7)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (43)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (14)
  • Xã hội tri thức (20)
    • Tổ chức học tập (20)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (16) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) giáo dục khai phóng (6) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading