Với cha đẻ quản trị hiện đại Peter Drucker, cảm giác của tôi là biết ơn, có thể đưa lên bàn thờ, kinh ngạc đến hãi hùng, và bực mình. Biết ơn: vì giúp mình phát triển tư duy quản trị không giới hạn. Đưa lên bàn thờ: vì là ông tổ cái lĩnh vực mình đang làm. Kinh ngạc: vì không có cái gì mình cần tìm hiểu mà ông ấy chưa viết cả. Hình như không có một guru quản trị nào lại không tôn Drucker lên làm guru cả. Mặc dù ông ấy rất ghét bị gọi là guru, nhưng cả thế giới tôn ông làm bậc thầy. Bực mình: vì nhiều khi đọc không biết tóm tắt kiểu gì. Đọc 1 chương sách, chỗ nào cũng hay kinh người, không biết bỏ cái gì đi. Rất là điên tiết.
Cuối cùng thì lớp học Tri Đạo phiên bản 2.0 cũng sẽ khai màn vào ngày 10-17 tháng 6 tới đây.
Từ Tri Đạo 1.0, và sau đó là chuyến đi xuyên Việt Tri Đạo Vòng vèo qua gần 20 đơn vị & tổ chức, tôi thấy khát khao học hỏi và vươn lên của đông đảo nhà quản lí khắp Việt Nam. Phiên bản 2.0 của Tri Đạo tiếp tục giữ vững lời hứa về việc mang tri thức đúng đắn để nhà lãnh đạo tư duy, dẫn dắt tổ chức thật hiệu quả trong thời đại của tri thức và trí tuệ nhân tạo.
Tri Đạo 2.0 sẽ tiếp tục đào sâu về bản chất của tri thức, xã hội tri thức, đổi mới (innovation) và cách thức để có được tri thức và đổi mới trong tổ chức; sao cho thật nhiều, thật bền, thật giá trị, và cả cách biến chúng thành vốn, thành lợi thế cạnh tranh bền vững, cách tạo ra tác động và giá trị lâu dài cho bản thân, tổ chức và xã hội. Tiếp tục là các chủ để sâu sắc về wise leadership (lãnh đạo hiền minh), wise company (công ty thông thái), wise management (quản trị hiền minh).
Sự khác biệt lớn ở lần này là việc chuyển trải nghiệm học từ online sang offline ở một không gian rất tốt cho trí não và tâm hồn: trung tâm Interconnection. Việc học tập và trải nghiệm sâu sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Tôi hy vọng Tri Đạo 2.0 sẽ tiếp tục được đón nhận trong cả học tập và vận dụng như đã từng diễn ra. Để kiến tạo thêm nhiều lãnh đạo hiền minh (wise leader), những công ty khôn ngoan (wise company) cho Việt Nam.
Lùi sâu vào khoảng mười ba mười lăm năm trước tôi bắt đầu tìm hiểu về quản trị tri thức để phục vụ những dự án đang làm, tôi dần tiếp cận với tri thức luận của giáo sư Ikujiro Nonaka – một người đối với tôi lúc đó đơn giản chỉ là “ông nội của Scrum” (còn cha đẻ là Jeff Sutherland và Ken Schwaber). Nhưng chính mô hình SECI của Nonaka dần dà lại trở thành một cái lỗ đen để tôi lún ngày càng sâu hơn vào việc tìm hiểu về tri thức, về lao động tri thức, xã hội tri thức, kinh tế tri thức, cách tân, sáng tạo, khởi nghiệp, và quản trị mới.
Tôi gọi nó là lớp học thêm, vì người ta sẽ tranh thủ mà tham gia, nhưng cả người dạy và người học sẽ đầu tư kĩ lưỡng cho tri thức đấy!
Trong hơn một thập kỉ qua, cứ xuân thu nhị kì, tôi lại có dịp làm một seminar, hoặc khởi động một dự án, hoặc thực hiện một bài giảng nào đó mà lí luận của Nonaka mang tính chỉ đường. Tôi đã mang nó đi theo những cùng những bước chân qua nhiều trạm dừng chân (thoáng qua hoặc lâu dài) Hanoi Scrum, FPT Aptech, FPT University, FPT Corporate University, NTQ Solution, Agile Conferences, TrueMoney, BIDV, MSB, Cánh Buồm, Học viện Agile, CodeGym, GrowMind…
Đường đi ấy để lại một số kết quả của quá trình đó là nhìn thấy được (như sách vở, khóa học, sản phẩm, công ty khởi nghiệp); nhưng kết quả lớn hơn là trong nhận thức của mình về một lí luận quan trọng dẫn dắt con người chủ động tiến vào xã hội tri thức.
Trong ảnh là một Dương Trọng Tấn trẻ đứng thuyết trình cho anh Trương Gia Bình và các lãnh đạo tập đoàn FPT về cách thức học tập và kiến tạo tri thức trong khuôn khổ TGB Seminar in Leadership.
Con đường ấy tôi gọi là Tri Đạo, đường đi của tri thức, được vạch ra với viễn kiến tài tình của Peter Drucker, lí luận về công ty tạo dụng tri thức của Nonaka, cùng nhiều học giả, người thực hành lỗi lạc đi sau. Con đường ấy ngày càng sáng rõ và tiềm năng mang lại thật to lớn cho cá nhân, tổ chức, và xã hội.
Tri Đạo chỉ đường dẫn lối cho tôi và nhiều cộng sự học tập, làm việc và sáng tạo. Nó cũng sẽ giúp mọi người được khai phóng tiềm năng bản thân và tổ chức.
Nay tôi mở lớp Tri Đạo để nối dài cái đường ấy, thông qua việc tìm hiểu sâu hơn về nó, đúc kết tích cực hơn, và truyền bá nó tích cực hơn chút nữa.
Việc mở lớp là lẽ đương nhiên phải làm. Tri Đạo được Viện Phát triển Giáo dục Khai phóng Libero và Trường Quản trị Hiếu Liêm (thuộc Học viện Agile) bảo trợ và thúc đẩy.
GrowMind- Một thành viên mới trong mạng lưới Agilead vừa ra đời dưới sự dẫn dắt của CEO Tô Hải Sơn; Nhiệm vụ tự giao là “đồng kiến tạo mạng lưới các công ty tiến bộ và hạnh phúc”. GrowMind đồng hành với doanh nghiệp trên con đường hiện đại hóa.
Trước mắt GrowMind tập trung phục vụ các doanh nghiệp nhơ nhỡ và vừa, đang có sức bật, nhu cầu cần có một hệ thống quản trị tốt, đủ tốt để đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh và vững trong tương lai. Đây là khu vực mà đội ngũ có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Những việc cụ thể GrowMind bắt đầu thực hiện từ cuối 2020, đầu 2021:
Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp
Tư vấn Chiến lược phát triển nguồn lực thông qua xây dựng Tổ chức học tập
Tư vấn Chuyển đổi Agile
Tư vấn – Huấn luyện – Triển khai OKR
Một số doanh nghiệp đã tin cậy vào đội ngũ GrowMind và thực hiện những dự án từ vài tháng cho đến vài năm để chuyển đổi tổ chức theo hướng tiến bộ và hạnh phúc. Danh sách doanh nghiệp ngày càng dày lên: HBLAB, Amela, Relipa, Michiisoft …
Ra đời trong bối cảnh Covid, chính GrowMind đang thực hành việc kiến tạo bản thân mình như là một tổ chức kiểu mới, năng động, tiến bộ, hấp dẫn, tinh gọn và linh hoạt.
Hai công ty cùng điểm xuất phát, sau ba năm tăng trưởng lên cả trăm người. Nhưng sau đó mỗi công ty lại chọn một cách đi khác nhau khi doanh nghiệp mở rộng.
Trường học nào cũng có một cái gọi là thư viện, nhưng nhiều thư viện như lại rỗng sách. Có nơi rất nhiều sách nhưng lại đóng cửa không cho ai vào. Có chỗ nhiều sách, nhưng lại toàn sách không ai đọc được. Đấy đều là thư viện chết.Tôi có dịp ghé qua vài nơi như thế, và cảm nhận nói chung là rất đau lòng.
Không rõ lấy dữ liệu từ đâu, nhưng nhiều ý kiến cho rằng các dự án triển khai hệ thống quản trị tri thức tại doanh nghiệp có tỉ lệ thất bại rất lớn. Có nơi cho là 75%, có người nói lên đến 80%.
Cuốn sách “Linh hoạt và tinh gọn – Nghĩ và làm kiểu hơi hơi khác” này là một thể nghiệm với phương thức xuất bản mới. Thay vì làm một cuốn sách kiểu truyền thống qua rất nhiều khâu bản thảo, biên tập, dàn trang, phê duyệt và in ấn mất hằng tháng trời, kiểu xuất bản số trên LeanPub này có thể rút ngắn thời gian xuống còn một nửa và hơn nữa. LeanPub, nơi mà cuốn sách này được chọn làm nơi xuất phát để đến với bạn đọc, có phương châm rất thú vị ảnh hưởng từ triết lí tinh gọn: xuất bản nhanh hơn, thường xuyên hơn. Đó cũng là tinh thần mà cả cuốn sách này muốn bàn đến: Sự linh hoạt và tinh gọn trong hoạt động của con người.
“Tốc độ học hỏi của tổ chức và cá nhân trong tổ chức có thể trở thành năng lực cạnh tranh bền vững duy nhất”. Tôi đã dẫn lời Ray Stata, chủ tịch của Analog Devices để bắt đầu cho bài thuyết trình tại hội thảo Agile Vietnam Conference 2016 tại Hà Nội.
Nghĩ về Mozart, chúng ta thường hay tưởng tượng ra một thiên tài có khuôn mặt trẻ thơ được trời phú năng lực chơi đàn piano đỉnh cao từ tấm bé. Tuy nhiên nhà tâm lý học Anders Ericsson ở Đại học bang Florida lại quan sát thấy một sự thật khác: vào lúc 6 tuổi khi Mozart có thể chơi piano thành thục, cậu bé đã tích lũy không ít hơn 3 500 giờ thực hành không ngừng nghỉ với sự kèm cặp của thầy giáo chính là người cha của mình. Ericsson chính là người dõng dạc tuyên bố: không có nhân tài tự nhiên sinh ra, họ đều được hình thành nên qua một quá trình luyện tập chuyên tâm với thời gian được tính bằng con số 10 nghìn giờ; điều đó đúng cho cả Mozart và những người được coi là thiên tài khác.