DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Lan man

Theo dòng sử kí #8

11. Những ngày “Dân chủ” sôi nổi

Cafe 8X, Làng Sinh viên. Một bọn dở dở trẻ không ra trẻ già chẳng phải già, mỗi đứa trên tay một cuốn “Dân chủ và giáo dục” tiến nhanh vào quán, đập phịch cuốn sách lên bàn, giở bút giở vở thật nhanh rồi gọi đồ uống: “em ơi cho bảy nâu đá pha sẵn”. Thật nhanh chóng.

Một người đen nhất xấu nhất trong bọn bắt đầu lên tiếng hỏi vặn từng người đã đọc bài cũ trả lời câu hỏi cũ đến đâu. Xong đâu vào đấy hắn chỉ định một người lên tiếng thuyết trình. Cả bọn lắng nghe rồi hỏi đáp cãi cọ ào ào cười nói toe toét. Quán cà phê vốn tĩnh lặng, hoặc vờ tĩnh lặng cho các đôi uyên ương công sở buôn dưa lê buổi trưa nay đột nhiên trở nên ồn ào hiếm thấy. Cả chục cặp mắt đổ dồn vào cái bọn ẩm ương kia. Thật kì dị quá thể!

Một tiếng sau, cả bọn dừng nói, đồng loạt cầm cốc cà phê lắc đều, hô to “dô” rồi ực một phát trăm phần trăm. Một cô mông to nhất bọn đứng dậy trả tiền. Xong rồi cả lũ rút lẹ. Trưa thứ Tư nào cũng thế, suốt hai tháng nay.

***

Giang HH:

“Mình đang hớn hở phóng vù vù thì anh áo vàng chạy phịch ra huýt còi ép mình vào lề đường. Chưa kịp tĩnh tâm thì anh áo vàng bảo ‘chị vừa vượt đèn đỏ’. Giật hết cả mình. Lúc ấy thú thật vội đi đón con nên cũng chẳng để ý đèn đóm gì, hình như mình cũng phóng hơi húng thật. Chẳng thèm cự nự gì, mình bảo đồng chí lập biên bản đi để tôi đi đón con rồi nộp tiền phạt theo quy định. Đồng chí cũng vui vẻ làm theo. Lúc mở cốp ra lấy giấy tờ thì để lộ quyển ‘Dân chủ và Giáo dục’, thế là đồng chí hỏi: ‘chị làm về giáo dục à?’. Được thể mình chém một hồi về Dewey, về cải cách giáo dục. Như đúng rồi luôn. Đồng chí áo vàng cứ trố mắt lên nghe, rồi tự nhiên cười tươi bảo ‘thôi chị đi đi, lần sau từ từ thôi đừng đi nhanh quá nhé’. Lần đầu tiên mình thấy việc đọc sách lại có tác dụng ghê gớm như vậy. Kekeke kekeke”.

***

Mình xin thề xin hứa xin đảm bảo là hai chuyện bốc phét bên trên được ghi lại theo trí nhớ với độ chính xác ít nhất … 90% 😀

Đấy là một trong những loại hình sinh hoạt chuyên môn … rất khác của đội GS ở đây, ít nhất là so với những đội bạn trong cùng hệ thống; cũng là niềm hãnh diện rất lớn, rất … ẩm ương của mình: không phải vì đội GS ở đây lúc nào cũng cập nhật công nghệ Java,.NET, mobile hay Agile mới nhất, mà là đội GS ở đây có đọc Dewey, Rousseau, Mill, Yukichi …

Chuyện này mới qua chưa lâu, nhớ lại thật thấy lòng khoan khoái pha lẫn tự hào. Ôi những ngày “rân chủ” sôi nổi!

03/09/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Linh tinh xòe

Theo dòn g sử kí #6

9. Suy

Cái gì có lúc thịnh rồi cũng có lúc suy. Giống như sức khỏe con người vậy, không thể lúc nào cũng “bẻ gãy sừng trâu được”.

Mình vào đây lúc còn sung sức nhất của tuổi trẻ, hào hứng làm việc, nhiệt thành cống hiến, nỗ lực học tập. Lúc đỉnh cao nhất của sức khỏe mình có thể bỏ ra cả mười hai mười ba tiếng làm việc ở trường. Lúc đó sức khỏe của trung tâm cũng ở trạng thái cường tráng của một thanh niên mới vỡ giọng.

Chính từ những ngày sôi nổi trong sáng ấy mà mình đã từng tưởng như cái giấc mơ về “Trung tâm 2.0” trong tầm tay. Giấc mơ này xuất phát từ những ngày còn mài đũng quần ở trường có cái tên thật kiêu hãnh và quý tộc: Trường Kĩ thuật Hoàng gia Men bơn :). Lúc ấy,  trong đầu cứ văng vẳng cái suy nghĩ: làm sao để với điều kiện kinh tế của Việt Nam có thể được thụ hưởng một nền học thuật đích thực, đẳng cấp nhưng không tốn tiền. Công cuộc suy tưởng, thử nghiệm, vấp váp, xét lại rồi lại thử nghiệm, vấp váp tiếp .. dường như chưa bao giờ ngừng nghỉ. Nhưng giấc mơ Trung tâm 2.0 ngày càng rời tầm tay vì rất nhiều lí do mà người dễ tính thì quy cho ngoại cảnh, còn người khó tính sẽ lượm nó vào mình.

Kinh tế suy thoái, học thuật sa sút, lượng sinh viên sụt giảm liên tiếp. Đã có lúc mình muốn “bỏ ra đất trống khô cằn” để làm lại từ đầu giấc mơ ấy.

Giờ mình vẫn đang tiếp tục giấc mơ, sống với nó cùng với biết bao đồng nghiệp đáng mến. Với tâm thế khẩn trương hơn bao giờ hết, có thể giấc mơ ấy phải chấm dứt ngay ngày mai, ngay tại trung tâm này.

16/07/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Linh tinh xòe

Theo dòng “Sử kí” #4

8. Phít bách

Ở Việt Nam, Aptech có lẽ là đơn vị tiên phong (từ 1999) đưa việc đánh giá giáo viên vào quy trình đào tạo của mình. Nét dân chủ khá hiển nhiên này đến bây giờ vẫn chưa thực sự phổ biến tại các trường đại học ở Việt Nam vì các ngài quản lí giáo dục ở đó còn bận tranh cãi, các vị giáo sư thì sợ mình mất thiêng. Cái điểm điểm feedback (GPA=Grade Point Average) cho biết sinh viên đang cảm thấy thế nào sau khi thụ hưởng những “dịch vụ” cung cấp bởi trung tâm thông qua các đại sứ của đơn vị cung cấp dịch vụ là “ông giáo sư”.

Ai nhận GPA kém đều có một cảm giác rất khó chịu vì biết là sinh viên không “hài lòng” về điểm gì đó của mình: thầy không chịu khó trả lời, thầy hay đi muộn, thầy giấu nghề, thầy nói khó hiểu v.v. Sau giây phút khó chịu ấy, ai nấy đều phải tìm hiểu kĩ, sửa mình để mình có thể tiếp tục “cộng tác” với sinh viên hòng làm cho quá trình “dạy – học” nó diễn ra suôn sẻ hơn. Cho nên cái “gai trong mắt” đó thực chất là một “áp lực tích cực” cho đội ngũ giảng dạy. Đến nay, mọi người đều nghĩ rằng mình không thể giảng dạy nghiêm chỉnh mà thiếu cái “anh” GPA này được.

Năm ấy, mình cũng bị GPA kém, mà không phải 1 cái, tận hai cái liên tiếp vào cùng một thời điểm, một lớp sáng, một lớp chiều. Bình thường điểm GPA rất cao, nên khi có cái sự lạ như thế, chị giáo vụ Hương Lờ Đờ lấy làm ái ngại và ngạc nhiên lắm. Mình vẫn nhớ cảnh chị rón rén cầm biểu mẫu “giải trình” sang bảo mình ghi vào đó lí do của việc để GPA thấp, không quên nói những câu an ủi vỗ về. Chắc cũng sợ đụng chạm tự ái, nên giáo vụ lúc nào cũng nhẹ nhàng như thế; chứ không dữ dằn như các thế hệ giáo vụ bây giờ (hehe). Chị bảo “chắc do thầy bận chuẩn bị lấy vợ, bỏ rơi các em nên chúng nó giận ấy mà, đừng lo quá”. Đúng là dạo ấy quay cuồng với vụ cưới vợ thuê nhà nên ít quan tâm tới sinh viên, dạy dỗ có phần chểnh mảng thật. Đấy cũng là lần duy nhất  mình “dính” GPA dưới chuẩn, tính tới lúc viết những dòng này. Sau này mình không phải bối rối thêm lần nào nữa vì có thể làm việc chuyên nghiệp hơn, không để “tình riêng” can thiệp sâu vào công việc. Mặc dù sai lầm khi đứng lớp thì cũng vấp phải nhiều, nhưng hầu như không lần nào nghiêm trọng như lần ấy để đến nỗi sinh viên phải phê bình cực lực như thế. Kể cũng là may mắn.

10/06/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Linh tinh xòe

Theo dòng “Sử kí” #3

7. Thành

Trung tâm hồi xưa có ba ông Thành: một ông Thành Còi làm sếp, ông Thành VC rất đẹp giai, và Thành NS là người chơi gần gũi nhất với mình. Hai Thành kia giờ vẫn làm sếp ở FU, còn Thành NS thì giờ này không biết phiêu bạt chỗ nào.

Thành NS là người có nhiều kỉ niệm ăn uống với mình. Đó là người đầu tiên giải ngố cho mình, rằng bánh mì không chỉ có bánh mì, mà còn có bánh mì bít tết, bánh mì trứng, bánh mì kẹp thịt, bánh mì sốt vang. Dạo trước học Tổng hợp chỉ ăn bánh mì Ngã tư Sở 500đ/cái, nay được anh giai cho ăn bánh mì bít tết sướng gần chết. Lần khác Thành NS lại dẫn mình đi ăn phở cổ truyền ở Nam Ngư, ngon chưa từng thấy. Cả hai chỗ này mình vẫn thi thoảng lui tới, dù không còn Thành NS bên cạnh. Và nhiều lần khác nữa, cả Hà Nội và Sài Gòn. Với giai quê như mình, đúng là đã được Thành NS mở rộng tầm mắt .

Thành NS là một con người đặc biệt nhanh nhẹn và thông minh, rất thích kiếm tiền và đếm tiền nhưng lại không thích tiền, sẵn sàng mua một chiếc ô tô cũ chỉ để được hưởng cảm giác rửa xe chứ không phải để lái. Là thanh niên đã có vợ, Thành NS vẫn rất nghiện game và các đồ chơi công nghệ. Ngay từ những ngày handheldvn còn sôi nổi, Thành NS vẫn lui tới thường xuyên. Lần mình kiếm được con iPaq 2700 second hand, anh em cứ rối ra rối rít. Khi đặt được chiếc vô lăng từ Mẽo, Thành NS khoe lấy khoe để và đòi bằng được mình về nhà để anh em chơi Need4Speed.

Cuối năm ngoái, sau hai ba năm không gặp nhau, chợt thấy cuộc gọi của lão từ Sài Gòn: “anh mới tìm được một con Rebel khoảng 65 củ, chú lấy không để chiến giúp”. Thế đấy, lão vẫn nhớ việc mình đã khổ sở thế nào để kiếm được một con Rebel ngồi cho vừa chân.

Làm bạn không nhất thiết cứ phải gặp nhau nhiều. Ngần ấy thôi là quá đủ.

07/06/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Linh tinh xòe

Theo dòng “Sử kí” #2

6. Blended-learning: Hiện đại hại điện

Cuối năm 2007 mình trốn vợ vào Sài Gòn chơi dài ngày, lại xông vào trung tâm ở Số 2 Nam Quốc Cang dạy học. Các thầy cô trong này bắt đầu than trời về Blended-Learning, không biết dạy kiểu gì cho phải. Thử đi thử lại làm tới làm lui vẫn không có cách nào dạy được theo thiết kế mới của Ấn Độ. Cãi nhau như mổ bò trong cuộc họp, trên mail đàn và cả … ở nhà bác BìnhNV.

Thời điểm triển khai ACCP i7 là một bước ngoặt của cả hệ thống. Bước ngoặt về đầu vào, về chương trình, về sự mở rộng đột ngột của hệ thống đào tạo FPT. Sự phát triển quá nhanh khiến rất nhiều người không kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra chứ đừng nói tới việc thích nghi với nó.

Blended-Learning, cho tới giờ vẫn là một chủ đề nóng trong cải cách giáo dục trên thế giới. Ấn Độ đã mạnh dạn chuyển đổi phương pháp luận đào tạo sang blended-learning với những ưu điểm khá rõ rệt về tính thiết kế, được giải thưởng sư phạm của Ấn Độ ngay từ những năm 2006-2007 ấy.  Nhưng đó là truyện xảy ra ở Mumbai.

Ở Hà Nội và Sài Gòn thì hoàn toàn khác. Hầu như đội ngũ giảng viên không được trang bị đủ về sư phạm và chuyên môn để chuyển đổi sang một lối dạy hoàn toàn khác, ở đó sinh viên chịu trách nhiệm chính cho quá trình học tập của mình có sự trợ giúp của chiếc CD và các bài giảng tích hợp trong đó; còn giảng viên chỉ như những người dẫn đường chỉ lối cho quá trình tự học có sự trợ giúp của máy tính. Mặt khác, sinh viên cũng chưa được chuẩn bị tốt về tinh thần tự học, tự chủ, các kĩ năng tự học cần thiết, cũng như năng lực tiếng Anh đủ dùng để đọc, nghe và tương tác tốt với phần mềm tự học. Kết quả là cả thầy và trò đều loay hoay tìm cách trở về với lối cũ. Thầy lại cầm tay chỉ việc, chiếc CD trở thành một cái tài liệu tham khảo phụ thay vì là học liệu chính trong quá trình học tập. Mình từng chứng kiến nhiều học trò không hề dùng chiếc CD và textbook trong suốt cả kì; cái họ dùng chỉ là những lecture notes bằng Powerpoint, Google search và Google Translate. Kết quả của vài lứa sinh viên, có thể dự đoán được.

Phải đến đầu 2009, vấn đề đọc hiểu thiết kế của học liệu từ Ấn Độ mới được đặt ra. Khi đó các lí thuyết về thiết kế bài giảng của Bloom, Gagne, Kirkpatrick … mới được đem ra mổ xẻ và học tập. Suốt trong khoảng thời gian 2007-2009 ấy là khoảng thời gian giảng viên phải làm việc trong trạng thái “đầu Ngô mình Sở” về phương pháp luận. Dù sau đó mọi chuyện có ít ồn ào hơn ở các trung tâm tại Hà Nội, blended-learning vẫn là một ước vọng hơn là thực tiễn. Thủ phạm của mọi bước tiến không ai khác là kẻ phá bĩnh có tên Ngoại ngữ. Học liệu hoàn bằng tiếng Tây [thiên], cả văn bản, âm thanh và video, nhưng sinh viên gần như không thể tiếp cận thoải mái được với nguồn tri thức quý giá ấy. Có thể phải mất một thời gian dài nữa sinh viên CNTT ở Việt Nam mới vượt qua được trở lực này để “bình đẳng về cơ hội học tập” với các bạn bè trên thế giới.

blended

Những gì là “highlights” của blended-learning được hứa hẹn như những quả bom giúp giải phóng năng lực cá nhân thì hóa ra .. toàn là bom xit.

07/06/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading