DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Tu thân

Thiết kế cuộc đời đáng sống

Đó là tiêu đề cuốn sách hay của hai chuyên gia về tư duy thiết kế Bill Burnet và Dave Evans. Cuốn sách này rất gần với hai chủ đề tôi quan tâm là phát triển bản thân và tư duy thiết kế. Sách Được việc tôi viết triết lí gần với cuốn sách.

Đọc xong tôi rút ra mấy ý đồng tình có thể thuộc lòng được:

Hạnh phúc sẽ đến khi ta thiết kế được một cuộc đời phù hợp với chính mình; không phải cứ có thành công mới có hạnh phúc.

Không bao giờ là muộn để bắt đầu thiết kế một cuộc sống mới.

Tìm kiếm vấn đề + GIải quyết vấn đề = Cuộc sống được thiết kế tốt.

Bạn không thể biết mình đi đâu nếu không biết mình đang ở đâu.

Bạn không phải lúc nào cũng biết mình sẽ đi đâu, nhưng có thể biết được mình có đúng hướng không.

Làm việc thấy sướng chính là một tiêu chí của đúng việc.

Nhưng tìm được đúng việc không hề dễ, và có thể bạn sẽ phí phần lớn  thời gian khi cố tìm nó cho bằng được. 

Chỉ cần một ý tưởng “ăn tiền” là tôi sẽ thăng hoa. Nhưng để có một ý tưởng “ăn tiền” thì thường là tôi cần 101 ý tưởng không “ăn tiền” khác.

Tôi không bao giờ tắc tị, nếu như tôi có thể tạo ra thật nhiều ý tưởng. Hãy dùng kĩ năng tưởng tượng và khởi tạo ý tưởng của tư duy thiết kế để thoát khỏi tình trạng tắc tị.

Công việc đáng mơ ước của tôi ở ngay đây, do chính tôi tích cực tìm kiếm và đồng kiến tạo không ngừng.

Người ta bảo phải chọn cho đúng thì mới hạnh phúc. Nhưng xem ra không có lựa chọn đúng đâu, chỉ có lựa chọn tốt hay không tốt thôi.

Người ta đánh giá cuộc đời một người bằng thành quả, nhưng kì thực toàn bộ cuộc đời mới đáng giá, chứ không phải là mấy cái thành quả.

Cuộc sống không phải là một trò chơi hữu hạn với kẻ thắng người thua, người cao người thấp. Nó là một trò chơi bất tận, và không bao giờ kém thú vị.

Ta không một mình chế ra cuộc đời mình, mà ta tạo ra nó cùng với những người khác sau khi được cha mẹ và nền văn hóa sinh ra lần đầu tiên.

Bí kíp để trở thành con người hành động tích cực và kiến tạo: Luôn tò mò; Tích cực nói chuyện với mọi người; Thử làm điều gì đó; Kể câu chuyện của mình.

07/06/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
COVID19

Được việc 3.0: Lối nghĩ khác hẳn về công việc hậu đại dịch

Niềm vui lớn của tôi trong tuần vừa rồi lại gắn với một lớp học nhỏ đầy đam mê và thâm trầm. Lớp Được việc 3.0 đầu tiên đã bế giảng với sự ghi nhận và chuyển biến tích cực của các bạn học viên. Lớp học Được việc 3.0 này bắt đầu một chặng đường khám phá mới, để tìm ra một lối nghĩ hoàn toàn khác về công việc.


Ta biết rằng, những mục tiêu to lớn và hấp dẫn là không đủ, những phương pháp và công nghệ tân thời là chưa đủ để có được sự được việc trong trạng thái viên mãn. Chúng ta cần có hệ triết lý đúng đắn, cách nghĩ tích cực, tâm vị tha, phẩm chất đạo đức và những nền móng tư duy khác để làm nên bộ ‘kim chỉ nam’ cho công việc và cuộc sống rất dài với sự đan cài đầy ắp của trải nghiệm, thách thức, thành công và cám dỗ.


Ta cần đào sâu suy nghĩ thật kĩ một lần nữa về Chân-Thiện-Mỹ, về những thứ quan yếu của đời sống như “thế nào là công việc tốt, thế nào là thành công, về cách tư duy đúng đắn, về đạo làm nhân viên, về nền móng của giao tiếp”, và nhiều thứ nữa mà bình thường ta không có thời gian để suy nghĩ về chúng, hay vì không nghĩ vì tưởng mọi thứ hiển nhiên.


Ta cũng đã đặt các thứ trên vào trong một hệ thống, với các thành tố đan dệt tương tác qua lại với nhau. Để hình thành một framework Được việc, giúp cho công việc và cuộc sống  phía trước.


Được việc 3.0 là một khung tư duy (framework) có tính chất hệ thống với ý đồ rõ ràng về việc nghĩ khác hẳn đi về công việc của mỗi cá nhân, bao gồm bệ đỡ là những triết lí căn bản, lực đẩy là các công cụ và phương pháp làm việc hiện đại, để giúp đỡ mỗi người tự định hướng được mình, đặt ra được những mục tiêu tốt đẹp và nỗ lực đạt được chúng.


Suy cho cùng, Được việc 3.0 hướng mọi người đến một lối nghĩ thiện, tích cực, vị tha, cầu tiến; khả năng làm việc giỏi lên từng ngày; và một lối sống tỉnh thức, hạnh phúc từng ngày. Đến với Được việc 3.0 không chỉ là “làm nhiều hơn”, mà còn là sống nhiều hơn. Đó không phải là một viễn cảnh trong Utopia, đó là một hiện thực hoàn toàn nằm trong tay người trong bộ lạc “Được việc 3.0”.

10/03/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
COVID19, Giáo dục

Được việc 3.0 bấm nút khởi động

Khoảng hơn 10 năm trước tôi đã thấy là người ta dạy làm lãnh đạo, dạy thành công, dạy làm giàu thì nhiều chứ không thấy người ta nói nhiều về làm sao để làm việc cho tốt, suy nghĩ cho đúng đắn về giá trị của lao động cũng như làm thế nào để làm việc cho năng suất, làm sao để hoàn thành nhiệm vụ.
Rồi nhiều năm sau là những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu tìm tòi và lao động cật lực để làm các khóa học giúp người khác làm việc năng suất.
2019 tôi xuất bản sách Được việc với tiêu đề phụ hơi gây sự “Bí kíp làm nhân viên bình thường”, được sự chào đón của bạn đọc. Vài chục nhóm nhỏ đã mời tôi đến ‘nói chuyện’. Một năm sau thì sách tái bản. Tư tưởng Được việc đã may mắn được chạm tới trái tim và khối óc của hàng nghìn người yêu lao động.

Nhưng tôi vẫn thấy nó chưa đủ tốt, nên mới tiếp tục làm Được việc 2.0 giữa mùa Covid với nhiều bổ sung về cách làm việc từ xa và ở nhà cùng với sự lưu tâm đến sức khỏe tâm thần trong bối cảnh mới. Lần nâng cấp 3.0 này, tôi đặc biệt chú trọng vào triết lí cùng với những điều quan yếu nhất của công việc (không chỉ giới hạn trong chủ đề về năng suất), tôi cũng mong muốn tiếp tục thúc đẩy việc gây dựng một cộng đồng người làm việc đầu óc có tâm vị tha, nghĩ thiện, sống tử tế, nỗ lực và cầu tiến để phát triển bản thân và trở nên xuất sắc, và có thói quen dấn thân tích cực vào cuộc sống xung quanh để kiến tạo những thay đổi tích cực.

Tôi sẽ trực tiếp giảng dạy mà không có “chuyển giao công nghệ”. Cách dạy học sẽ theo dạng chân phương và chân thực nhất, không màu mè, ít kĩ thuật nhất có thể. Để “trái tim” lên tiếng nhiều hơn.

Về mặt nội dung, đây là một đợt tổng nâng cấp:

  • Ba buổi gặp mặt trực tiếp qua Zoom sẽ dành để “bộc bạch” những điều quan yếu đối với thế giới công việc; đặc biệt là triết lí về công việc, kèm thêm minh họa là các phương thức (mindtool và tech) để hỗ trợ cho triết lí đó đi vào đời sống để đạt được mục tiêu.
  • Nội dung phong phú từ lần nâng cấp 2.0 với gần 100 video mà phần nhiều là dạng hướng dẫn (how-to) để người học động vào đâu giở ra đến đó.
  • Nền tảng học tập mới grow.agilearn.vn với trải nghiệm mới học tập xã hội (social learning) kết hợp học tập tranh thủ (micro-learning) trong bối cảnh xã hội số phân tán và bận rộn.

Các lớp được việc sẽ được mở quãng 2 tháng 1 lần, mỗi lần học tập trung 1 tuần, sau đó là tản đi học phân tán và trao đổi với cộng đồng để phát triển bản thân.

Trang riêng cho khóa học ở đây: https://duocviec.vn

26/02/2022by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, COVID19

Năm nguyên tắc của AgileWork

AgileWork là sự kết hợp các nguyên tắc tổ chức công việc của các phương pháp quản lí Agile tiêu biểu để tổ chức công việc linh hoạt, mang đến kết quả tốt hơn, giảm thiểu stress và không ngừng tiến bộ. Càng trong các tình huống phức tạp và biến động, AgileWork càng trở nên hữu ích.

Continue reading
28/06/2021by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, COVID19, Quản trị mới

Ra mắt khóa học “Được việc”

Kể từ lúc sếp Đàm Q. Minh (nguyên Hiệu trưởng Đại học Phú Xuân), và sếp Tô Hải Sơn (nguyên COO công ty NTQ Solution) viết lời phê cho cuốn sách Được việc lần ra mắt thứ nhất 2019, nhiều người nói rằng tôi cần phải có thêm hai ba cuốn nữa để hướng dẫn thực hành chi tiết hơn nữa cái cuốn sách quá đỗi hữu ích này.
Hôm nay thì tôi thật hoan hỉ được thông báo với bạn bè gần xa là cái hướng dẫn chi tiết hơn đó sẽ ở định dạng dễ tiêu hóa hơn là các bài hướng dẫn video ngắn có thể xem nhâm nhi mỗi ngày một tí.
Đội ngũ Agilearn đã chuẩn bị một bữa tiệc thịnh soạn để bạn đọc sách Được việc được thưởng thức với trên 100 video cô đọng và dễ hiểu.
Những nội dung tôi chưa kịp nói kĩ trong sách Được việc, nay đã được làm cho chi tiết hơn, nhiều hướng dẫn thực hành cụ thể hơn. Như nội dung về tư duy cầu tiến, nội dung về quản lí cảm xúc và năng lượng, đặc biệt là nội dung về hạnh phúc. Trải qua hơn một năm Covid khắc nghiệt, chúng tôi cũng có thêm nhiều nhận thức mới về thế giới công việc ở thời kì bình thường mới này. Chúng ta cần tư duy cầu tiến và tích cực hơn, quản lí thời gian và công việc hiệu quả hơn, phải học cách để rèn luyện ý chí mạnh mẽ trong khi thực hành lối sống tỉnh thức, hạnh phúc mỗi ngày.
Xin gửi khóa học “Được việc” đến những người cầu tiến và ham học, luôn hướng đến sự được việc, không ngừng mưu cầu một cuộc sống ngày càng hài hòa và viên mãn hơn.
Khóa học trực tuyến theo hình thức linh hoạt có thể học tranh thủ, kèm sách giấy để đọc và suy ngẫm, kèm trò chuyện với tác giả qua tọa đàm trực tuyến, và kết nối trong cộng đồng “Thích Được việc” tích cực.
Tôi sẽ bước tiếp một chặng mới với Được việc, xin chào mừng bạn bè cùng đi trên con đường mới thú vị này.
Thông tin chi tiết và đăng kí khóa học: https://agilearn.vn/duoc-viec

19/04/2021by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời

Làm việc với người mình không ưa

Gần đây có vài bạn hỏi tôi “Có cách nào làm việc với người mình không thích không hả anh?”
Thực ra bạn đã hỏi được câu hỏi này là đã gần ra đáp án rồi. Nhiều người thậm chí còn không đặt được câu hỏi ấy. Mặc nhiên không thèm làm việc với người mình không thích. Lại còn phản đối ra mặt. Làm ảnh hưởng tới việc chung, và cũng tự mình làm mất đi chút uy tín cá nhân.

professional
be professional


Được làm việc với “cạ cứng” thì thích quá. Nhưng thực tế là ta hay phải làm việc những người không giống mình, đôi khi mình lại không ưa. Làm thế nào để cảm giác không tích cực về người cộng tác không ảnh hưởng đến kết quả công việc? 
Đặt câu hỏi kể trên cho Google, ta sẽ ra được vài gợi ý hữu ích. 
Mark Nevins có viết một bài trên Harvard Business Review từ 2018, với các lời khuyên: 

  • Phản tư (reflect) xem nguyên nhân của cảm giác ở đâu ra và cách mình phản hồi với nó. Hiểu mình đã. 
  • Cố mà hiểu cho kĩ quan điểm, lập trường và góc nhìn của người đó. Hiểu “đối phương” rồi có ứng xử phù hợp.
  • Tập trung vào giải quyết vấn đề, đừng tập trung vào chỉ trích hay cạnh tranh. 
  • Hỏi nhiều câu hỏi vào. Có thể xếp kế hoạch của mình lại cái đã. Quan tâm tới đối phương, tạo điều kiện cho tương tác và hiểu nhau.  
  • Cải thiện sự chú ý tới sự khách biệt về “phong cách tương tác”. Mọi người có cách tương tác không giống nhau. Đừng “bắt người khác phải giống mình” hay “phải theo cách của mình”. 
  • Nhờ người đối phương giúp đỡ. Điều này có thể cải thiện mối quan hệ. 

Dianna Booher gợi ý 4 cách hơi khác, có vẻ ít đòi hỏi “tự giác” hơn, trên Forbes : 

  • Tìm hiểu quan điểm khách quan trong mỗi vấn đề 
  • Tự kiểm duyệt các từ ngữ dễ dẫn đến xung đột mỗi khi giao tiếp (email/message/trực tiếp). Có thể nhờ người khác giúp cho việc này. 
  • Hạn chế tiếp xúc tối đa
  • Ủy nhiệm cho một trung gian

Trong số các ý tưởng ở trên thì mẫu số chung là “hiểu mình, hiểu đối phương”, và sau đó là “phản ứng chậm lại”. Ta có thể tham khảo thêm “Tuyên ngôn Nghĩ chậm” để bổ sung những cách làm nhất quán:

“Đặt câu hỏi trước khi trả lời,
Quan sát trước khi đánh giá,
Đổi góc nhìn trước khi nêu quan điểm,
Tự phản tỉnh trước khi phê bình.”

Chừng đó gợi ý có lẽ đã là đủ nhiều. Nếu phải rút gọn thành bộ “nguyên tắc” dẫn đường, tôi nghĩ, chỉ cần vận dụng thật khéo bốn điểm cuối cùng là được. Chắc chắn hữu ích.  

30/12/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Quản trị mới

Tuyên ngôn Nghĩ chậm

Chúng tôi đã khám phá ra cách thức tốt hơn để cộng tác trong các dự án liên ngành. Qua đó chúng tôi đánh giá cao việc:

Đặt câu hỏi trước khi trả lời,
Quan sát trước khi đánh giá,
Đổi góc nhìn trước khi nêu quan điểm,
Tự phản tỉnh trước khi phê bình.

Con người có xu hướng nghĩ nhanh. Điều này dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Các yếu tố bên trái thúc đẩy việc nghĩ chậm hơn. Chúng cải thiện những điều bên phải và do đó, nên được áp dụng một cách có ý thức và thật kĩ lưỡng.

Hãy áp dụng điều bên trái nhiều hơn so với những gì trực giác mách bảo bạn phải làm.

Theo Over the Fence – overthefence/manifesto.

28/12/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Học cách học

Tiếp nhận và học hỏi từ phê bình

Ít ai lại thích bị phê bình, nhưng sự tiến bộ của bản thân mỗi người lại phụ thuộc không ít vào sự tiếp nhận sự phê bình từ những người xung quanh. Việc này thực ra có thể đã diễn ra rất thường xuyên và tự nhiên khi ta còn nhỏ. Quét nhà không sạch, bị mẹ rầy la; ta sửa lại cách quét cho nó sạch. Nấu cơm bị nhão, mẹ mắng; ta rút kinh nghiệm để lần sau cho bớt nước đi. Ta không lăn tăn về “thiện chí” của mẹ. Mẹ chỉ cần đưa ra phản hồi, và ta sửa. Ta không đánh giá xem lời “góp ý” của mẹ có mang tính xây dựng hay không. 

Continue reading
31/08/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Quản trị mới

Làm điều quan trọng

Với tôi, một trong những tin tốt lành là tôi đã tập được cách yêu thích công việc quét nhà, rửa bát. Dịp giãn cách xã hội vừa qua tôi đã có dịp chứng nghiệm rằng việc nhà cũng rất thú vị. Khi làm việc nhà trong tâm lí thoải mái và suy nghĩ tích cực, ta cảm thấy mình có ích, thư giãn, và phần nào đó là vui vẻ, cả tay chân lẫn đầu óc. Tôi vẫn có thể tiếp tục làm việc nhà thật thích thú. Trộm nghĩ, tôi có thể làm việc nhà từ sáng tới tối: quét quáy, cơm nước, rửa ráy, sửa chỗ nọ sắp xếp chỗ kia. Nhưng có lẽ tôi sẽ làm cả ngày mà không hết việc nhà. Ngày này qua ngày khác vẫn không hết việc. Nhưng nếu cứ làm thế cả ngày, cả nhà tôi chắc sẽ chết đói. Vì việc nhà không mang cơm về cho gia đình được. 


Ở công ty cũng thế. Ta cũng sẽ có những việc giống hệt “việc nhà” kiểu như vậy. Rất nhiều. Ở nhà thì gọi là “việc không tên”, còn ở công ty thì ta sẽ chia nhỏ công việc ra, đặt cho nó cái tên và cắt cử người làm từng công đoạn, từng việc một; và ta gọi đó là sự “chuyên nghiệp”. Nếu cứ tập trung hết vào việc không tên, có khi cả tháng “không hết việc”. Hết cái này lại sinh ra cái khác. 


Quản lí thời gian có chỗ quan trọng chính là chỗ này: không phải là giờ nào làm việc gì trông có vẻ thật bận rộn, mà là sử dụng thời gian sao cho bằng ấy thời gian, ta có thể tạo ra nhiều “giá trị” (hay kết quả, hay “lợi nhuận”, hay “cơm”) nhất. Nhiều khi chúng ta cứ dùng toàn bộ tri thức và thông thái để giải quyết những vấn đề mà khi làm xong thì cũng không khác gì trước xét trên phương diện mục tiêu quan trọng.

Như thế là lãng phí. Lãng phí thời gian, lãng phí cơ hội, lãng phí trí tuệ, và lãng phí cả nguồn lực của tổ chức. 
Có cả tá công cụ để chúng ta quản lí thời gian cho hiệu quả: Pomodoro, Kanban, Todo list, ma trận Eisenhower, luật Pareto … (chúng cũng không khó nắm bắt lắm, có thể gói gọn trong một cuốn sách như “Được việc“, hoặc một khóa học tập trung 1 ngày “Đột phá năng suất cá nhân“), nhưng điều quan trọng trước hết là ta phải biết việc nào là quan trọng, việc nào tạo ra kết quả, mà dồn sức vào đó.

18/06/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời

Tuyên ngôn sống – Holstee

Đây là cuộc sống của bạn. Hãy làm thứ bạn yêu thích, thật thường xuyên.
Nếu bạn không thích cái gì, hãy thay đổi nó.
Nếu bạn không thích công việc của bạn, nghỉ đi.
Nếu bạn không có đủ thời gian, đừng xem TV nữa.
Nếu bạn đang tìm kiếm tình yêu của đời mình, đừng tìm nữa; chúng sẽ đứng đó đợi bạn khi bạn làm những điều mình yêu thích.
Đừng phân tích thái quá, cuộc đời vốn đơn giản.
Tất cả các cảm xúc đều đẹp. Khi ăn, hãy trân trọng đến miếng cuối cùng.
Hãy mở rộng đầu óc, vòng tay, và trái tim của bạn để đón nhận những điều mới mẻ, những người mới gặp, chúng ta thống nhất trong sự khác biệt.
Khi gặp người mới, hãy hỏi xem đam mê của họ là gì, và chia sẻ giấc mơ đầy hứng khởi của bạn với họ.
Du lịch thường xuyên; đi xa để hiểu mình hơn.
Cơ hội chỉ đến một đôi lần, hãy nắm bắt chúng.
Cuộc sống là về những người bạn gặp gỡ, và những điều bạn sáng tạo cùng với họ. Hãy ra ngoài và bắt đầu kiến tạo.
Cuộc sống thật ngắn ngủi. Hãy sống với giấc mơ và chia sẻ đam mê của bạn.

<Tấn DT dịch từ HOLSTEE.COM>

18/04/2020by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 212»

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading