Một nữ văn sĩ có máu giang hồ, hồi trẻ thì chu du hết miền này tới vùng khác, cuối đời nhận xét “giờ sức tôi chỉ còn có thể phiêu lưu trong miền chữ nghĩa”. Bà chọn những tác phẩm khó của thế giới để dịch sang tiếng nước mình.
Nói chuyện dịch tác phẩm khó và mới là phiêu lưu bởi nó có tính chất khám phá, thú vị, thỏa được chí tò mò và cũng có phần rủi ro nguy hiểm nữa. Giống như đi chơi xa, bét gần nhất thì nó cũng phí thì giờ, còn trong trường hợp tệ hơn thì có có thể có vài chỗ nguy hiểm (dịch sai, dịch hỏng sẽ bị dư luận ‘ném đá’). Nhưng luôn được khám phá cái mới mẻ, có được những trải nghiệm mới chưa từng có trong đời.
Nếu không thèm tính tới các giới hạn vật lí, người ta có thể du hành mà không cần phải suốt ngày chạy trên đường.
Đọc một chuỗi tác phẩm của tác giả mới, ta như chu du vào một miền khác lạ.
Làm một công việc mới, ta như chui vào một vùng năng lực khác của bản thân.
Khởi tạo một công ty mới, cứ như thể chúng ta đi vào miền đất mới mà thậm chí cả bản đồ cũng không có mà mang theo.
Trong thực tế, một chuyến du hành chất lượng không phải do đôi chân quyết định, mà do phần nhiều đầu óc quyết định. Đầu óc lập kế hoạch tưởng tượng ra mọi chuyện trước cuộc hành trình,tai nghe, mắt nhìn, tay làm, mũi ngửi, trái tim cảm nhận…Rồi khi chuyến du hành kết thúc, lại là thu hoạch diễn ra trong đầu của, và có thể được tái hiện lại trong câu chuyện hoặc trên trang giấy. Nếu chi đi mà không quan sát, không cảm nhận, thì cũng không có giá trị gì mấy. Đôi chân và sự di chuyển của nó chỉ đóng góp một phần nhỏ vào toàn bộ dự án trải nghiệm du hành mà thôi.
Hóa ra, người ta du hành trong đầu là chính.