DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Agile Mindset, Đọc

TOP 10 nguồn thông tin về Agile

Tìm kiếm thông tin để phục vụ việc học tập và làm việc luôn là một thử thách không dễ dàng gì trong thời đại thừa mứa thông tin hiện nay. Cứ tưởng có Google là mọi chuyện đơn giản, nhưng thực ra một vài cách truyền thống đôi khi vẫn tỏ ra hiệu quả hơn. Dưới đây là một danh sách “ăn sẵn” chứa các thông tin đa dạng, từ nhập môn tới chuyên sâu mà một người mới (hoặc không hoàn toàn mới) vẫn có thể đủ dùng “ăn” thông tin hằng ngày. 

Continue reading

12/04/2017by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Từ ScrumFoundation tới PragmaticScrum

Năm năm trước tôi đã tự mình thiết kế và triển khai khóa Scrum đầu tiên: Scrum Foundation. Khóa học diễn ra ở Viện tin học Pháp ngữ. Lúc đó, rất nhiều anh em đã động viên tổ chức các khóa học tiếp theo vì tính hữu ích của nó. Nhưng cũng chỉ làm được thêm vài khóa nữa rồi dừng vì không có điều kiện về thời gian.

Phải đến năm 2016 này, chúng tôi mới trở lại với một khóa học Scrum được nâng cấp toàn diện: Pragmatic Scrum. 

Chúng tôi thiết kế với thời gian dài hơn gấp đôi: 2 ngày, đủ để người học vừa lĩnh hội khung khái niệm, vừa đủ để học được các kĩ năng thực hành cơ bản nhất khi một nhóm làm việc với Scrum. Nó cũng vừa đủ để cả những người đã từng học Certified ScrumMaster vẫn hài lòng vì tính thực tiễn cao, và khả năng “giải ảo” Scrum. Đây cũng là khóa học đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp eduScrum vào giảng dạy. Chúng tôi cố gắng thiết kế khóa học có tính trải nghiệm tối đa, và đề cao tính thực dụng trong nội dung học tập.

Scrum đọc thì dễ, nhưng làm cho đúng cho đến thành thục thì không dễ. Do vậy, chúng tôi đầu tư rất nhiều để những ai đi học Pragmatic Scrum thấy mình đã chọn lựa thật đúng đắn. Cho đến giờ, hầu hết mọi người đi học Pragmatic Scrum đều hài lòng với kết quả từ khóa học. Những phản hồi từ các học viên khi rời lớp học để mang Scrum về áp dụng tại công ty có thể nói là hết sức tích cực. Đó là một niềm vui không nhỏ đối với đội ngũ của Học viện Agile non trẻ.

Hè này, chúng tôi lại khai giảng thêm một khóa nữa. Tôi lại rất háo hức mong chờ để được đồng hành cùng các Scrummer tiếp theo.

Scrum banner_web.jpg

Xem thêm: http://hocvienagile.com/pragmatic-scrum/

25/05/2016by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Khác

Rất nhiều vấn đề ở các doanh nghiệp nhỏ

Đến với các doanh nghiệp nhỏ, tôi thấy họ gặp quá nhiều vấn đề về quản lí, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng và tầm nhìn trong tương lai.
Các lãnh đạo cả trẻ cả già không thiếu khát vọng, cũng không thiếu nỗ lực nhưng không có thời gian để tìm hiểu những know-how cần thiết.
Nhân viên thì quay cuồng với các deadline, có muốn học hành thêm tí để nâng cao nghiệp vụ cũng chịu chết!

Continue reading

26/12/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Tăng nội lực, tăng năng suất, tăng hiệu quả, giảm stress, hạnh phúc bền lâu

Ngày nay có quá nhiều người khao khát thành công.

Nhiều đơn vị dựa vào nhu cầu thành công của mọi người mà kiếm chác bằng những khóa “học làm giàu” cấp tốc, hay tham gia “bán hàng đa cấp trá hình” để giàu nhanh.

Ít người đi theo “chính đạo”.

Nhiều người đi làm bị stress, bắt đầu cầu viện đến thiền, đến giải tỏa tâm lí để mong cân bằng lại cuộc sống.

Ở Học viện Agile, chúng tôi không  phản đối những cách trên, mà lựa chọn một cách tiếp cận khác để cùng chia sẻ triết lí phát triển căn cơ hơn: muốn đạt được hạnh phúc và thành công bền vững thì cần phải tăng nội lực. Từ việc tăng nội lực bản thân (các cấp độ: Cá nhân, Nhóm, Tổ chức), mà gia tăng năng suất, làm việc hiệu quả hơn, và giảm thiểu stress một cách hệ thống. Từ đó mà có hạnh phúc bền lâu. 

Đó là lí do để chúng tôi sẽ cùng với những người ưa thích đi con đường “chính đạo” mà rèn luyện bản thân, sống vui trong lao động chân chính, và đạt được thành tựu bền vững.

Đây, khóa học trực tuyến đầu tiên của Học viện Agile đã “lên sóng” 3 ngày, và có 9 học viên đầu tiên:

http://hocvienagile.com/agilemindset4u/

Chúng tôi đã rất dụng công ở khóa học rất đại chúng này, một sự kết hợp hài hòa giữa tư duy Agile, phương pháp Personal Kanban và GTD (Getting things done – Phương pháp tổ chức công việc trứ danh của tác giả best seller David Allen).

Chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng để đem đến các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự chất lượng và dễ tiếp cận cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế sáng tạo.

Học viện Agile, đơn vị tiên phong trong đào tạo Agile, Lean, Scrum và chuyển đổi văn hóa làm việc.  HocvienAgile.com | Cultivating Innovation. 

pk-poster

21/12/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

AgileBreakfast – Điểm hẹn mỗi sáng của người ham học hỏi và đổi mới không ngừng

AgileBreakfast sẽ là người bạn thân thiết của mỗi người học, thực hành, quản lí theo triết lí Agile. Bài viết phong phú, đa dạng, hữu ích, chất lượng về các góc cạnh của Agile, Scrum, Kanban, Lean, Lean Startup… Từ triết lí tới công cụ và thủ thuật.

Tất tần tật, tại đây:

agile-breakfast-ngang-black

03/12/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lan man

Agile Việt Nam, những cái tên thời kì đầu

Hôm nay ngày 7-5, hẳn là ngày gợi nhiều kỉ niệm. Riêng tôi lại có một kỉ niệm khác: ngày website HanoiScrum.net được công bố. Chợt nhớ tới những người bạn cũ, những người đã bước những bước đầu tiên để gây dựng cộng đồng Agile ở Việt Nam.

Continue reading

07/05/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Tổ chức học tập

Tổ chức học tập và sáng tạo tri thức

 Học tập là chìa khóa để con người trở nên khác biệt, có bản sắc và mở rộng khả năng sáng tạo và cống hiến. Đó cũng là chìa khóa để một doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh về năng lực, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao và tài sản tri thức (knowledge assets) là nguồn lực quan trọng bậc nhất tạo nên sức cạnh tranh của cá nhân và tổ chức. Thậm chí có người, như chủ tịch của Analog Devices Strata, từng nhận định “Tốc độ học hỏi có thể là lợi thế cạnh canh bền vững duy nhất.

Tạo dựng một tổ chức học tập chính là một bước đi chiến lược trong việc thúc đẩy luôn luôn mở rộng đường biên tri thức và năng lực của tổ chức hướng đến các tầm nhìn của tổ chức. Hơn thế, việc hướng tổ chức thành “tổ chức sáng tạo tri thức” sẽ giúp tổ chức không ngừng gia tăng tài sản tri thức, đóng góp vào sự đổi mới và sáng tạo vượt bậc một cách bền vững. Đây là một ý tưởng lớn đáng chú ý. Trung tâm của ý tưởng này nằm ở câu nói của nhà thông thái quản trị Peter Drucker “Cần một học thuyết  đặt tri thức vào trung tâm của sự  thịnh vượng”.

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua bốn mức độ cơ bản của một tổ chức học tập: cá nhân học tập, nhóm học tập, tổ chức học tập, tổ chức sáng tạo tri thức.

Continue reading

31/01/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

Agile Mindset

Lục lọi một hồi, hóa ra cái mindset của agilist giản dị kinh người, quy giản về một chữ: học.

Tư tưởng nó đơn giải thế này:

  • Cá nhân phải học liên tục để có mastery trong chuyên môn của mình và khả năng thích nghi liên tục.
  • Nhóm phải học cách trở thành một team hiệu quả, có khả năng cải tiến liên tục và thích ứng trong hoàn cảnh mới.
  • Công ty phải học để tri thức không ngừng được sinh ra, phát huy hiệu quả và thích ứng trong mọi hòa cảnh mới.
  • Nền văn hóa Agile là nền văn hóa vun trồng (cultivation).

21/09/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Đọc

Học cách tư duy tinh gọn và linh hoạt

Giới thiệu sách “Lean Mindset: Ask the right questions” của Tom Poppendieck và Mary Poppendieck

Đầu năm 2013, trong thời gian công du vòng quanh thế giới để thực hiện một loạt các workshop có tên Lean Mindset (trong đó cả Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đều là điểm dừng chân, may mắn thay!), Tom và Marry đang hoàn tất cuốn sách cùng tên của mình: Lean Mindset. Có vẻ như đây là cuốn sách cuối cùng trước khi nghỉ hưu của hai “tư tưởng gia” (thought leader) của cộng đồng Agile quốc tế.

Bìa sách Lean Mindset

Bìa sách Lean Mindset

Trong khi phần nhiều sách Agile dạy “chiêu” (practices), với hàng loạt những “cách làm việc A, cách làm việc B, để làm việc C v.v.” thì thật hiếm có những sách dạy cách tư duy (mindset) làm “bánh lái” cho các “chiêu thức” đó. Bộ sách của nhà Poppendieck lúc nào cũng được săn đón bởi nó luôn khơi gợi và nuôi dưỡng tư duy cho những người người thực hành Agile, từ người tập tọe, tới lãnh đạo và các chuyên gia Agile khác.

Khi mới viết cuốn sách đầu tay rất nổi tiếng năm 2003, Tom&Mary vẫn còn xếp Lean Software Development (LSD) vào cùng họ với Agile Software Development (như tựa đề đã ám chỉ – Lean Software Development: An Agile Toolkit). Tuy nhiên, sau một thập kỉ, nhiều thứ đã thay đổi. Một số tác giả khác cũng đã cố gắng tiếp cận LSD theo cách thức độc lập với Agile, xếp nó như là bộ phận con của Lean Product Development. Bản thân Mary & Tom cũng đã có thời gian trải nghiệm đủ dài với LSD để nhận thấy những gì là khiếm khuyết, thiếu sót của Agile. Sau bộ ba cuốn sách với phạm vi được giới hạn trong thế giới phần mềm (lần lượt là: “Lean Software Development”,  “Implementing Lean Software Development” và “Leading Software Development”), Mary & Tom tự nhận thấy họ không thể viết thêm về phần mềm nữa, như lời bạt của cuốn sách thứ tư này đã đề cập. Do vậy, cuốn “Lean Mindset” xuất bản tháng 9 năm 2013 như là điểm kết thúc một chặng đường dài với Phần mềm để trở về với tư duy tinh gọn “thuần khiết” hơn, không bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực hẹp và trào lưu Agile ồn ào như trước.

Ở Lean Mindset, hai tác giả muốn nêu bật đặc tính “là một tư duy” của Lean, chứ không phải là một “phương pháp” hay “chiêu thức”. Do đó, như tựa nhỏ của cuốn sách đã gợi ý, tác giả tập trung vào “hỏi các câu hỏi đúng đắn”. Việc này không chỉ là nội dung của bản thân cuốn sách, mà còn là phong cách xuyên suốt của quyển sách mỏng nhưng giàu ý tứ. Ngoài các câu hỏi chính yếu của từng chương như “Mục đích của kinh doanh là gì?”, “Bạn đang làm việc để làm gì?”, “Điều gì khiến con người làm việc hiệu quả”, “Năng suất là gì?” và nó có quan trọng không?, “vai trò của thiết kế là gì?” hay “vì sao phải cách tân đột phá?”; các tác giả còn liệt kê một danh sách dài những câu hỏi để bạn đọc động não, suy tư (reflect) kĩ thêm về tất cả các phương diện của một công việc có ý nghĩa. Với danh sách câu hỏi quý hơn vàng này, thời gian tương tác thực sự với cuốn sách có thể dài và sâu hơn rất nhiều so với số trang ngắn ngủi và lượng thông tin ít ỏi có chọn lọc của cuốn sách. Đó quả là một cách tiếp cận tốt để “tấn công” vào tư duy và thúc đẩy sự thay đổi tích cực.

Một trong những nét chấm phá thú vị của cuốn sách là sự xuất hiện của hai nhân vật giả tưởng Otto – một thanh niên có trực giác nhanh nhạy và Anna – một cô gái rất lí tính, lúc nào cũng đòi hỏi phân tính tỉ mỉ và chu đáo. Thỉnh thoảng họ lại hiện lên và làm nổ ra những đoạn hội thoại vô cùng hữu ích, có khi rất dài, cũng có lúc thật ngắn gọn, giúp cho bạn đọc vừa được thư giản, vừa tăng thêm chiều sâu tư duy cho nội dung được bàn tới. Có thể rất nhiều câu hỏi quan trọng của bạn sẽ được Otto và Anna trả lời hoặc khơi mào giúp.

Một đặc sắc nữa cuốn cuốn sách có lẽ là nằm ở các tình huống nghiên cứu được chọn lựa. Là một cuốn sách đậm tính triết lí, Lean Mindset vẫn có thể thu hút người đọc với những phân tích đa chiều và sâu sắc ở rất nhiều tình huống thực tiễn, như trường hợp của Intel, WIKISPEED, CareerBuilder, hay của Spotify. Những phân tích này thậm chí có thể gợi ý những quy trình công việc thực thụ cho những nhà lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp.

Bất chấp nhiều ưu điểm như nhận xét bên trên, bạn đọc có thể gặp một số khó khăn nhất định nếu chưa một lần tìm hiểu qua Tinh gọn là gì. Cuốn sách này không tập trung định nghĩa nó, hay giúp người đọc có thể “triển khai” tư tưởng tinh gọn vào công việc (như ba tập sách trước từng làm). Vì vậy, có thể cuốn sách này sẽ kén người đọc hơn, vớt ít kì vọng “sát mặt đất” hơn.

Để kết thúc việc giới thiệu một cuối sách còn mới, còn chờ thời gian thẩm định độ hay/dở, chúng ta cùng nhau “thưởng thức” một vài câu hỏi hay được rút ra từ trong sách:

  1. Bạn đang làm công việc gì? Mục đích của công ty bạn là gì? Điều gì tạo cảm hứng để bạn làm việc mỗi sáng sớm? Nó có tạo cảm hứng cho người khác không?
  2. Thử tưởng tượng tuần sau tất cả mọi người trong nhóm của bạn trúng xổ số. Liệu họ có tiếp tục đi làm không? Điều gì khiến môi trường làm việc của bạn hấp dẫn mọi người làm việc hết mình, ngay cả khi họ đã trúng số độc đắc?
  3. Nếu được chọn chỉ một thử thách để tạo cảm hứng cho tất cả tổ chức làm việc tốt nhất, nó sẽ là cái gì?
  4. Có bao nhiêu phần trăm nhân viên trong công ty bạn được xếp vào dạng “đầy năng lượng”? Làm gì để họ được như thế?
  5. Thử tưởng tượng công ty bạn sẽ có một CEO mới trong nay mai, theo bạn thì cô ấy nên làm gì trước tiên?
  6. Thử tưởng tượng bạn được đề nghị thiết kế lại sản phẩm lõi của công ty. Nó sẽ trông như thế nào?
  7. Năng suất” có ý nghĩa như thế nào trong công ty của bạn? Bạn đo nó như thế nào? Nó có mối liên hệ như thế nào với “hiệu suất” tổng thể của công ty?

Xin mời!

PS. Trên TapChiLapTrinh.vn có một số tổng hợp về Tinh gọn, bạn có thể tìm hiểu thêm sơ bộ về tinh gọn (Lean) là gì: ở đây. 

18/03/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Đọc

[BookReview] Hiểu Agile trong 2 giờ

Giới thiệu sách “Agile for Dummies”

Bìa sách “Agile for Dummies”

Viết sách cho kẻ ngốc (thể loại ‘For Dummies’) có thể là thể loại khó viết bậc nhất, vì luôn phải giữ sự đơn giản và dễ hiểu tối đa, trong khi không được làm mất đi tính đúng đắn của các khái niệm (đôi khi rất phức tạp).

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế: các ý tưởng Agile vốn đã khá tự nhiên và dễ hiểu. Nhiều người chỉ cần bắt đầu tìm hiểu Agile với  gần 700 từ trong Agile Manifesto và một trang ‘đính kèm’ “Twelves Principles Behind the Manifesto”. Còn tác giả của Scrum, một phương pháp Agile thiên về quản lí phổ biến nhất, được mô tả trong hơn chưa đến 20 trang Scrum Guide (Hướng dẫn Scrum), Ken Schwaber từng nói “Scrum works for idiots” (“Đần mấy cũng dùng được Scrum”).

Nói là như vậy, nhưng như thế không có nghĩa là ngày nay chúng ta không cần có một quyển sách ngắn gọn giới thiệu tổng quan về Agile, vì lĩnh vực này đã có hơn hai chục năm phát triển với rất nhiều phương pháp, nhiều cách tiếp cận rất đa dạng như chính tinh thần của Agile vậy. Thật may là chúng ta có quyển sách mỏng chưa đến trăm trang với tựa đề “Agile cho kẻ ngốc” (Agile for Dummies) của Scott W. Ambler và Matthew Holitza do IBM ấn hành và phát miễn phí trên mạng.

Cuốn sách mỏng là tập hợp những cắt nghĩa hết sức ngắn gọn về các phương diện chủ yếu của Phát triển Phần mềm Linh hoạt (Agile Software Development): nó đến từ đâu, các vai trò chính yếu, vòng đời phát triển phần mềm, các kĩ thuật chính yếu của Agile.

Scott Ambler cũng kịp “quảng bá” cho cách tiếp cận Agile của riêng mình, có tên Disciplined Agile Development, trong cả một chương 5 và tản mát trong các chương khác. Dường như đó cũng là cách mà Scott Ambler và một số đồng nghiệp đã “thích ứng” để Agile giúp cho IBM “linh hoạt hóa” thành công. Câu chuyện về chuyển đổi linh hoạt của IBM hơi có mùi quảng cáo cho cuốn sách, nhưng cũng là một chương đáng chú ý. Nó nêu ra một ví dụ thực tiễn để những lãnh đạo ở các công ty có ý đồ áp dụng Agile nghiên cứu và suy xét.

Ở một cuốn sách “sơ lược”, tác giả lại dành cả 2 chương để nói về những sai lầm (Chapter 8: Ten common Agile Adoption Pitfalls) và hiểu lẩm (Chapter 9: Ten Myths about Agile). Thật là một dụng công hữu ích, bởi lẽ người ta hãy còn hiểu lầm (và cả “dụng lầm” nữa) Agile rất nhiều. Có thể đây sẽ là những chỉ dẫn rất thiết thực để giúp người mới đến với Agile tránh được những “đớn đau” không đáng có.

Một cuốn sách cô đọng, dễ hiểu nên đọc cho người mới bắt đầu, không phân biệt đó là developer hay manager.

NHỮNG HIỂU LẦM PHỔ BIẾN VỀ AGILE

  1. Agile chỉ là mốt nhất thời

  2. Agile rất vô kỉ luật

  3. Agile có nghĩa là “không có kế hoạch”

  4. Agile có nghĩa là “không có tài liệu”

  5. Agile chỉ có nghĩa đối với các nhóm ngồi chung phòng thôi

  6. Agile chỉ dành cho nhóm bé tí

  7. Agile không phù hợp với môi trường bị pháp luật kiểm soát chặt chẽ

  8. Agile có nghĩa là “tôi không biết sẽ chuyển giao cái gì”

  9. Agile không phù hợp với chỗ tôi

  10. Chỉ cần đội phát triển dùng Agile là được rồi

  11. Agile chính là viên đạn bạc, bách phát bách trúng

Trích Chương 10.

Sách được IBM cung cấp miễn phí, download tại đây: http://agileleansoftwaredevgroup.tradepub.com/free/w_ibmc635/prgm.cgi

10/03/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 51234»...Last »

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading