DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
Giáo dục mới
    Khai phóng Giáo dục
    Học cách học
    Dạy tốt hơn
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
Quản trị mới
    Triết lí Inamori
    ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    Học viện Agile
    Sách hay cho Agile Manager
    Sách hay về Lean
    Thông tin chương trình NeoManager
    COVID19
Startup
Đọc sách thông minh
    ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    Bookstop
Tài nguyên hữu ích
About
  • Giáo dục mới
    • Khai phóng Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy tốt hơn
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách giáo dục cho người đi dạy và thiết kế chương trình giáo dục-đào tạo
  • Quản trị mới
    • Triết lí Inamori
    • ebook Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum: Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi
    • Học viện Agile
    • Sách hay cho Agile Manager
    • Sách hay về Lean
    • Thông tin chương trình NeoManager
    • COVID19
  • Startup
  • Đọc sách thông minh
    • ebook ĐỌC SÁCH THÔNG MINH – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn
    • Bookstop
  • Tài nguyên hữu ích
  • About
DƯƠNG TRỌNG TẤN – CHI BẰNG HỌC - Tự học – Tự giáo dục – Tự làm ra chính mình
Đọc, Sách

Đọc cái gì chả quan trọng lắm

Bạn bảo: Đọc nhiều chả phải tiêu chí, cái đáng quan tâm hơn cả là đọc cái gì.
Mình lại nghĩ hơi khác, đọc cái gì cũng chả đến mức quan trọng lắm. “Đọc thế nào” quan trọng hơn.
Cái này mình thử rồi. Mình mua khoảng hai tá “Khuyến học”, rồi đem tặng những người có dấu hiệu “mến sách”, và cả những “người thương” nữa. Phần lớn trong số họ đọc trong sự dửng dưng. Hầu hết trong số họ chẳng thèm bày tỏ điều gì. Có người còn chẳng thèm đọc. Một kinh điển mà lại bị đối xử tàn tệ như vậy, thì “đọc cái gì” phỏng có quá quan trọng?

Continue reading

01/10/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Sách

Để tăng tốc độ đọc lên chút đỉnh

Mình không phải là tín đồ của đọc nhanh. Nhưng thình thoảng cũng phải đọc nhanh vì thời gian hơi bị ít. Do vậy nên cũng phải dùng chiêu để tăng tốc lên chút đỉnh. Dưới đây là vài mẹo vặt mình đã hướng dẫn nhiều người để đọc nhanh lên chút, và hình như là có phát huy tác dụng hehe. Lưu ý đây chẳng phải bí quyết gì, cũng không phải bài hướng dẫn quy củ (loại này trên mạng nhiều lắm), đây là mẹo vặt, rất vặt vãnh nhưng có ích 🙂

Continue reading

30/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Giáo dục, Sách

[SÁCH] Đọc sách thế nào cho hiệu quả?

Đây là một câu nghe đâu là của Francis Bacon: “Có loại sách chỉ để nếm náp đôi chút, có loại thì nuốt chửng, còn một số thì phải nhai ngấu nghiến”. Mình hoàn toàn đồng ý.
Và hoàn toàn thoải mái khi xếp cuốn sách “How to read a book” (Dịch sang tiếng Việt với một cái tên nổ như ngô rang là “Đọc sách như một nghệ thuật”) của nhà giáo trứ danh M. Adler. Cuốn sách xuất bản từ 1940, nhưng giờ mà không quảng cáo nó ra đời từ dạo ấy thì không ai bảo nó cũ. Phàm phải loại kinh điển thì toàn thế cả.
Số mình đen nên phải tận tới khi mình học xong đại học, đọc cả đống sách vở rồi mới được “diện kiến” cuốn này. Trước đó đọc sách theo kinh nghiệm, bắt chước người khác, và cùng lắm là vận dụng mấy cái mẹo vặt SQ3R để đọc, chứ không nghĩ là lại có những nguyên tắc đọc mang tính “hệ thống cống rãnh” lớp lang đầy đủ trên đời này. Nói chung là đen như chấy.

Continue reading

29/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Lan man, Sách

Lại chuyện đọc ít đọc nhiều

Quãng bảy tám năm trước, mình tặng ông bạn vong niên cuốn sách thuộc loại “rất ưng cái bụng”. Ông bảo “tao cũng thích cuốn này”, nhưng mãi chả thấy đọc xong. Mình hỏi “không thích nữa à bác?”. Đáp “tao đọc chậm lắm, mỗi hôm chỉ tối đa 50 trang là cùng”. Mình ngạc nhiên lắm, vì sách đó chả khó, mà ông đọc  chậm đến mức đó thì cũng hơi lạ.

Continue reading

26/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Sách

Có nhiều nhặn gì đâu

Ở lớp học của các nhà quản lí mình kể “việc của tôi cần phải lấy nhiều thông tin từ sách vở, nên tôi nhận thấy cần phải scan mỗi ngày một cuốn”. Nhiều người cười ồ vì chắc tay này nổ, hoặc rỗi hơi nên mới đọc được nhiều thế.
Gặp một chị làm thư viện bảo “Thế thì có gì mà đáng kể. Chị phải xử 10 quyển mỗi ngày”. Mình chả lấy gì làm ngạc nhiên, vì xem trên Goodreads, lượng người như thế đếm không xuể. Nghề của người ta mà.
Hai năm trước có thống kê, trung bình người Việt đọc không hết một cuốn sách mỗi năm. Hóa ra người Việt đọc ít đến kinh ngạc. Thảo nào nhiều người khen mình đọc lắm. Có người lo lắng cho sức khỏe tâm thần còn khuyên đọc ít thôi kẻo ngộ chữ thì lo lắm. Mình bảo chả lo, vì có thằng em làm bác sĩ tâm thần rồi. Của nhà trồng được, nhỡ có chuyện là có người xử lí ngay cho hehe.
Kì thực mình đọc không nhiều. Năm nay nhân cái Book Challenge của Goodreads, mình đặt mục tiêu khiêm tốn có 150/1năm. Thế mà lúc nào cũng bị nó báo chậm hơn chục cuốn so với yêu cầu tiến độ. Chắc phải trốn vợ con ít bữa  ra bờ hồ đọc chạy cho kịp 🙂
Ngay cả cái số lượng ấy, việc đọc ấy thường chỉ dừng ở mức bề mặt. Tức là chụp X-Quang xong là dừng. Cần chỗ nào thì xử lí sâu hoặc quẳng cho người khác xử lí tiếp. Còn đọc sâu thì ít. Đối với những quyển quan trọng và ưa thích, mình thường đọc sâu và thường có sản phẩm, một bài báo, một bài review sách, một bài giảng hoặc là cái gì đấy. Sách kiểu này cũng thường đọc đi đọc lại, nên rất mất thì giờ. Có cuốn đọc hai ba tháng chưa xong. Thậm chí có cuốn như “Phê phán lí tính thuần túy” đọc bảy tám năm nay rồi mà vẫn chưa gọi là xong. Những quyển như thế, mỗi năm được một chục là nhiều.
Điều đáng hổ thẹn nhất là từ đầu năm tới giờ, vì mải đọc sách phục vụ công việc, lại đọc kiểu khoán số lượng theo lối liên văn bản, nên rất tập trung và chỉ rặt những sách công cụ là chính, còn sách văn sử triết thì đếm không quá một bàn tay. Đặc biệt, chưa đọc xong một tiểu thuyết nào. Thực là rất đáng hổ thẹn. Người ta học lệch bị phê phán, mình đọc lệch thấy cũng không hay.
Người ta bảo muốn giỏi phải đọc thiên kinh vạn quyển. Nhưng cũng có người hình như chả cần đọc cuốn nào mà vẫn giỏi. Mình chắc chắn không thuộc loại hai, nên cố mà đọc cho nhiều. Nhưng với tốc độ dăm chục cuốn mỗi năm thì đến bao giờ mới giỏi đây? Ngu vẫn hoàn ngu huhu.

Cởi trần đọc sách ở New York, ảnh Guardian

Cởi trần đọc sách ở New York, ảnh Guardian

25/09/2015by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Khác

3 gợi ý để đọc được nhiều sách

1. Trước hết là phải có thật nhiều sách

Không nhất thiết bạn phải có thật nhiều tiền thì mới có thật nhiều sách. Các hiệu sách cũ vẫn đầy rẫy những kinh điển đang được bán với giá như cho. Còn các hiệu sách giảm giá thì cũng không thiếu, mua sách mới in với chiết khấu 30%-50% giá bìa. Các hội sách diễn ra một năm vài lần với quy mô lớn nhỏ, có sách hay bán với giá rất rẻ. Đừng nghĩ rằng mua về là phải đọc hết ngay. Cứ mua để đấy đã, miễn nó đúng là cái mình quan tâm, cái mình thích là được.

Đấy là nói về sách giấy.

Còn nói về sách điện tử thì ê hề khỏi phải nói. Nếu bạn chịu khó sắm lấy một cái ebook reader (như iPad, Kindle Fire hay các máy tính bảng giá rẻ khác…) thì kho sách bạn chứa hàng nghìn cuốn dễ như bỡn.

Nếu hầu bao rủng rỉnh, ta có thể cân nhắc mua những gì quan tâm trên Alezaa hoặc Amazon, sách gì cũng có, mới cũ có tuốt. Nếu không rủng rình thì chịu khó bỏ thời gian lướt trên mạng, có thể bạn sẽ tìm thấy cuốn sách mình quan tâm đang “lang thang” ở đâu đó, nhặt nó về.

Bằng cách đó ta sẽ có một thư viện cá nhân đủ cho việc nghiến ngấu mọi lúc mọi nơi. Đối với việc lựa chọn và quản lí sách vở, có thể những trang web chuyên về sách như SachHay.com, SachHiem…; website của các nhà xuất bản, hoặc cộng đồng/tool đọc sách như Goodreads sẽ giúp ích rất nhiều – chúng không chỉ giúp ta biết sách nào hay cần đọc, sách nào mới ra mà còn giúp ta đánh dấu và quản lí những cuốn sách chưa có trong tủ sách của riêng mình.

2. Sau đó là đọc mọi lúc mọi nơi

Ở nhà lúc nấu cơm, ở công sở lúc nghỉ trưa, ở bệnh viện lúc chờ khám thai … nói chung là cứ có khoảng 20 phút rảnh là có thể đọc được. Bỏ thời gian lướt facebook và web đi là ta sẽ có khối thời gian để đọc sách.

Điều quan trọng là lúc nào cũng phải có sách bên mình. Nếu bạn thích sách giấy thì lúc nào cũng nên có một hai cuốn sách mỏng và nhẹ trong ba lô (không cấm sách dày nếu bạn đủ khỏe), còn nếu sở hữu một cái phablet hoặc table thì nên thực hiện chính sách người ở đâu thiết bị ở đấy.

3. Ghi chú những điều liên quan, và thực hành được thì làm ngay

Cái này trước hết đòi hỏi bạn phải lựa chọn sách “có liên quan” một chút. Không thích hoặc không có ích thì việc đọc sách sẽ là một công việc rất lãng phí. Hãy can đảm từ bỏ ngay nếu thấy cuốn sách mình đọc không có “liên quan” gì tới mình, kể cả khi nó là cuốn được khen ầm ĩ hay bét seo lơ gì đó.

Vậy nên hãy chuẩn bị sẵn sàng bút viết sổ tay, hoặc dùng điện thoại với Evernote hay hàng tá các công cụ ghi chú khác để lưu lại những điều bổ ích. Khi sách giúp ta trong đời sống hằng ngày, nó sẽ thành bạn quý rất khó rời bỏ. Từ đó mà việc đọc sách nhẹ nhàng và trở nên hữu ích, cũng là cách dung dưỡng văn hóa đọc.

Đọc sách ở mọi nơi Ảnh: Google chỉ cho.

Đọc sách ở mọi nơi
Ảnh: Google chỉ cho.

———-

Bài liên quan:

  • Đọc có chủ đích
  • 3000 cuốn sách

 

29/06/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Sách

Đọc có chủ đích

Từ lúc còn chưa biết chữ, những cuốn sách đầy hình vẽ và miếng dán đã hấp dẫn chúng ta hết giờ này đến giờ khác, hết tập này đến tập nọ. Có ai bảo ta phải nghĩ gì về “mục đích đọc sách” đâu nhỉ?

Nhớn lên tí nữa, người lớn quẳng cho ta cuốn truyện, hay vô tình đi ngang qua sạp báo thấy bán Dũng sĩ Herman, Bảy viên ngọc rồng …, ta sà xuống trả dăm nghìn và đọc ngấu nghiến thích thú. Cũng chẳng ai bảo ta phải trả lời “đọc sách để làm gì?”.
Cho đến bây giờ, khi đã qua tuổi mười tám, chúng ta vẫn còn cất giữ ở đâu đó cái sở thích đọc sách thật tự nhiên như vậy.
Nhưng chỉ dừng ở đó thì không đủ cho cuộc sống hiện đại của một người có ý định tham gia vào các hoạt động lao động có sử dụng nhiều đến tri thức như lập trình viên, kĩ sư, hay giáo viên chẳng hạn.
Bạn có thể đã nghe ở đâu đó một lời đồn đại rất hoang đường: “đọc chưa đến 4 cân sách 1 tháng thì chưa được tính là có học”. Hay ở công ty nọ có câu đồn thổi “cái lứa nhân viên thời ấy, mỗi năm so xem đứa nào đọc được mấy tạ sách”. Phải đọc nhiều như vậy thì mới may ra làm được việc gì đó tử tế. Vì cái nền văn minh, công nghệ của người Việt chúng ta còn thua xa thiên hạ, chúng ta không tự nhiên hấp thụ văn minh một cách dễ dàng từ môi trường xã hội được, mà phải chủ động tìm kiếm và học hỏi liên tục, trước nhất là từ sách.
Việc đọc sách vì thế xem ra lại là thúc ép (có thể tự giác, hoặc bị thúc đẩy bởi các lực đẩy “thực dụng” như “điểm cao”, “làm việc tốt”, “thành công hơn”, “giàu hơn” …) chứ không còn xuất phát từ tình cảm tự nhiên nữa.
Trong việc phát triển chuyên môn, tác giả lừng danh Malcom Gladwell có tham khảo các nghiên khoa học và đúc kết ra con số “thần thánh” là 10.000 giờ: là số giờ thực hành có chủ đích (deliberate practice) để một người đi từ chỗ là dân tập tọe (newbie) đến chỗ có chuyên môn cao (disciplined) nhất của nghề nghiệp. Những người xuất chúng như Bill Gates, ban nhạc vĩ đại The Beatles, … đều phải trải qua đòn thử lửa khắc nghiệt ấy của thời gian; không có ngoại lệ.
Mấu chốt ở đây là “thực hành có chủ đích”, tức là việc rèn rũa liên tục, đúng chuyên ngành và liên tục cải tiến qua năm tháng;  chứ không chỉ là việc tích lũy số giờ làm việc mỗi ngày thành 10.000 giờ. “Sống lâu lên lão làng” không phải là câu áp dụng được cho lĩnh vực tri thức.
Khắc ghi. Ảnh: sưu tầm

Khắc ghi.
Ảnh: sưu tầm

Cái chữ DISCIPLINE có gồm hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là KỈ LUẬT, nghĩa thứ hai là CHUYÊN NGÀNH. Bạn không thể thành ra người có chuyên ngành nếu không có một kỉ luật cao trong lao động trí óc. Thành ra cái việc thực hành có chủ đích thực chất là duy trì một kỉ luật cho bản thân để đạt tới tầm cao trong nghề nghiệp.
Ngẫm lại việc đọc cũng không thể nằm ngoài quy tắc ấy. Bạn không thể tự nhiên trở thành người có khả năng đọc được nhiều loại sách, càng không thể tự nhiên thành ra người biết chọn sách tinh tế. Cái kết quả đáng mơ ước mà bạn có thể nhìn thấy ở ai đó xung quanh thường phải kinh qua một thời gian dài làm việc trong ý thức và kỉ luật cao độ. Bạn cần thiết lập một kỉ luật đọc, và tuân thủ nó. Khi tích lũy đủ số giờ nhất định, bạn sẽ có nhu cầu và dần biết cách nâng cao khả năng của từng khía cạnh trong cái việc tuy giản dị nhưng cũng lắm chuyện: đọc sách.
26/06/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Sách

3000 cuốn sách

Mình nói võ đoán với nhiều người: học gì thì học, cứ đọc hết 3000 cuốn sách tử tế, thì không thể thành người bát nháo được.

Giờ thì thử tính xem có khả thi không?

Một người bỏ ra mỗi ngày 30 phút đọc sách, với tốc độ bình thường có thể đọc được 1 quyển sách trong vòng 1 tuần; 1 năm sẽ đọc được khoảng 50 cuốn sách; 20 năm đi học sẽ tiêu xài được khoảng 1000 cuốn. Để đạt được gấp ba lần con số 1000 ấy, tăng gấp ba số sách đọc được trong 1 năm bằng cách “học cách đọc” nhanh để đạt năng suất gấp ba, hoặc “tăng giờ đọc sách” lên 1 tiếng rưỡi mỗi ngày. Nếu đặt quy tắc ấy cho mỗi ngày đi học, kể ra cũng không phải là áp lực quá lớn. Kể cũng không phải là Mission Impossible.

Cởi trần đọc sách ở New York, ảnh Guardian

Cởi trần đọc sách ở New York, ảnh Guardian

23/06/2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Đọc, Giáo dục

Lập trình viên cần đọc những gì?

Mình là người cổ súy nhiều cho việc đọc, nhưng rất ít khi hướng dẫn tận tình chi tiết về việc đọc cho các bạn học nghề lập trình, vì nhiều lí do. Mình ngờ rằng phần lớn các nhà giáo khác cũng thế nốt. Hay đòi hỏi sinh viên PHẢI đọc đi, nhưng không khi nào chỉ cho họ đọc cái gì, và đọc như thế nào thì hiệu quả. Viết bài này, mình muốn bạn sinh viên/Lập trình viên nào mà đọc được thì biết được mình cần phải đọc những gì cho chặng đường dài hành nghề phía trước. 

Continue reading

14/11/2013by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Học đọc trước, học viết sau?

Khi học tiếng Anh, khó nhất là học viết cho tốt, đọc dễ hơn, nói dễ hơn nữa, dễ nhất là nghe. Viết là trình độ giao tiếp cao nhất trong ngôn ngữ? Mình cho rằng cái đó là quan trọng nhất, ít nhất là cho khu vực academic.

Khi học lập trình (tức là viết ra các chương trình), hầu hết chúng ta chỉ học cách viết ra chương trình, ít ai học đọc code của người khác.

Nhưng Bill Gates có nói: “cách tốt nhất để học lập trình là đọc các chương trình”.

Hóa ra có nhiều người cũng cùng quan điểm như vậy. Như Robert L. Glass viết trong “Facts and Fallacies of Software Engineering”, chương về Education:

Fallacy 10

You teach people how to program by showing them how to write programs.

Đọc cái người khác viết ra lúc nào cũng dễ hơn là tự mình viết một chương trình lớn. Việc đọc đó không chỉ cung cấp các hiểu biết về “từ vựng”, “mẫu”, mà còn là “cấu trúc”, cách thức tổ chức một chương trình. Những “hạt bột” này khi tích lũy đủ lớn, sẽ giúp người học “gột nên hồ” một cách vững chắc hơn, tiêu chuẩn hơn. Đó là một cách “đứng trên vai người khổng lồ” thay vì đi lên từ “chân đất”.

Liệu việc đọc đó có bản chất giống việc đọc sách?

Tại sao lại không học đốc code?

03/10/2012by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Sách mới: Tư duy thiết kế cho mọi người

tu duy thiet ke cho moi nguoi

 

Sách mới tái bản: Được việc

Tìm kiếm

ebook: Đọc sách thông minh – Hướng dẫn bỏ túi cho người bận rộn

Sách: Cẩm nang Scrum – Làm chủ phương pháp năng suất và sáng tạo gấp đôi

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Bài viết mới

NeoLeader works

NeoLeader works

Uy lực nhóm nhỏ

Uy lực nhóm nhỏ

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

Những cuộc trò chuyện ngắn mặn mòi Libero

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG CHO NHÀ QUẢN LÍ

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Tốt, rất tốt! Nhưng vẫn không đủ tốt

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Theo dõi và cập nhật

Chuyên mục

  • Agile Mindset (147)
  • Chuyện đời (23)
  • Công nghệ (14)
  • Đọc (72)
    • Sách (46)
  • Giáo dục (179)
    • Constructivism (5)
    • Học cách học (35)
    • Khai phóng Giáo dục (4)
    • Tu thân (1)
  • Khác (16)
  • Lean Startup (15)
  • Linh tinh xòe (55)
    • Lan man (26)
  • Quản trị mới (41)
    • COVID19 (9)
  • Tài nguyên (2)
  • Tri thức và Nhận thức (13)
  • Xã hội tri thức (19)
    • Tổ chức học tập (19)

Thẻ

36 kế dạy học thụ động (7) active learning (8) agile (41) agile adoption (6) agile mindset (7) agilemindset (6) agile transformation (5) codegym (36) constructivism (15) Cánh Buồm (5) công nghệ và giáo dục (15) dạy học (4) dạy tốt hơn (24) education (4) giáo dục (26) growth mindset (5) HỌC CÁCH HỌC (9) học (6) học tập (4) học tập trải nghiệm (4) inamori_kazuo (5) kanban (6) khởi nghiệp (5) lean (14) lean mindset (4) lean startup (7) learning (4) làm lính thật tốt (21) MOOC (5) neomanager (8) năng suất (5) PBL (6) personal kanban (4) productivity (4) reflection (5) scrum (42) seci (6) sách (4) sử kí (5) thuyết kiến tạo (7) tích hợp (10) tản mạn chuyện đọc (10) tổ chức học tập (7) tự học (4) được việc (12)

"CHI BẰNG HỌC"

Subscribe
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Loading