DƯƠNG TRỌNG TẤN - Agile Mindset for Better Life
  • Trang đầu
  • Building Modern Developers
  • Agile World
    • Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    • AGILE BOOKSHELF
  • Xã hội tri thức
    • Tri thức và Nhận thức
    • Tổ chức học tập
  • Lean Startup
  • Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách Giáo dục
  • Lính Tốt
  • Giới thiệu
DƯƠNG TRỌNG TẤN - Agile Mindset for Better Life
Trang đầu
Building Modern Developers
Agile World
    Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    AGILE BOOKSHELF
Xã hội tri thức
    Tri thức và Nhận thức
    Tổ chức học tập
Lean Startup
Giáo dục
    Học cách học
    Dạy & Học
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách Giáo dục
Lính Tốt
Giới thiệu
  • Trang đầu
  • Building Modern Developers
  • Agile World
    • Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    • AGILE BOOKSHELF
  • Xã hội tri thức
    • Tri thức và Nhận thức
    • Tổ chức học tập
  • Lean Startup
  • Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách Giáo dục
  • Lính Tốt
  • Giới thiệu
Giáo dục

KEN VÀ SUN VỀ ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH

“Mua vui cũng được một vài trống canh”- N.D.

Sáng Chủ nhật cuối xuân, anh cu Ken cùng chị Sun hẹn nhau ở quán Cây sấu cuối đường Yết Kiêu, uống cà phê và chém gió. Lần này họ bị sa vào câu chuyện xung quanh việc đào tạo lập trình viên. Mở ngoặc: Ken là một giảng viên lập trình thâm niên chuẩn bị “ra riêng”, còn chị Sun là một CEO của một công ty phát triển phần mềm đang phát triển nóng trong mấy năm trở lại đây; Ken và Sun là bạn cấp ba của nhau, họ còn rất trẻ và đầy khao khát.

Sun: Ông Ken ạ, dạo này mót người quá, đơn hàng nhiều, dự án thiếu người mà tuyển mãi chẳng được. Từ đầu năm tới giờ tôi mới tuyển được mấy chục đứa, trong khi nhu cầu gấp chục lần.

Ken: Biết rồi khổ lắm nói mãi. Xưa nay bọn tôi sống được là vì các bà khan “hàng”, nhưng sức cung ứng của bọn tôi yếu ớt, mà chất lượng thì dạo này cứ một đi xuống. Bọn tôi cũng cố nhiều, nhưng chả thay đổi được mấy. Tôi nghĩ là các cơ sở đào tạo hiện nay đang vướng phải những lỗi hệ thống nghiêm trọng, cứ vá víu mãi vừa mất công vừa chả được việc gì.

Sun: Thế hử? Lỗi ấy là gì?

Ken: Bọn tôi không xác định được định hướng xuyên suốt, làm việc không đường lối nên bị “vòng xoay cuộc đời” nó kéo đi, đôi lúc không biết đi về đâu, làm gì tiếp theo.

Sun: Cơm áo gạo tiền thì ai chả vướng?

Ken: Ừ, kinh doanh là vấn đề sống còn đối với các đơn vị tư nhân như bọn tôi. Đầu vào lúc nào cũng là quan trọng hàng đầu. Dạo này nó đi xuống cả lượng lẫn chất.  Không có người học thì cả lũ như một đoàn tàu há mồm, thế nên cứ phải xoay mọi cách để có sinh viên đã. Tình hình tuyển sinh ngày càng nản, y như việc tuyển nhân sự của bà ấy. Bọn tôi lúc đầu còn cành cao, không ham hố số lượng, nhưng rồi cũng cứ phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng đều đều 1/3 mỗi năm. Rồi cũng đến lúc phải mở rộng, phải vơ bèo bạt tép. Mà như thế thì …

Sun: Bọn tôi kiên quyết không làm vậy được, làm thế là tự giết mình. Ông  biết đấy, đợt vừa rồi bọn tôi nhận 4000 hồ sơ, chỉ tuyển có bốn mươi thôi. Mà đấy mới chỉ bốn mươi ứng cử viên thử việc thôi, chứ còn phải đào tạo lại chán. Tôi nhắc lại để ông  khỏi tưởng là nghe nhầm: bốn mươi trên bốn nghìn, tức là 1% đấy nhé. Bọn tôi có muốn loại nhiều thế đâu, mệt mỏi chết đi được…

Ken: Bọn tôi thì loại nửa phần trăm là nhiều hehe.

Continue reading

June 11, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Một bài học với Quân

Quân là một cậu bé 8 tuổi rất sáng dạ và dễ mến. Cậu nhân viên “dự khuyết” của phòng chúng tôi dạo này đang tích cực cùng chú Tấn học lập trình. Tôi thực sự không biết ai mới là người học chính:  cu Quân hay chú Tấn?

Dưới đây là bài học nhỏ mà chú Tấn quan sát được, một điều hóa ra rất quan trọng: dạy trẻ em cần dạy khái niệm một cách giản dị, đừng làm rắm rối thêm thứ vốn đã rất khó tiêu hóa.

QS1: Hình dưới là “giải pháp” của cu Quân về một chương trình đơn giản sử dụng vòng lặp để điều khiển nhân vật hoạt hình đi hái quả.  Đề bài chú Tấn ra là hãy vẽ lên giấy một chương trình, rồi dùng Tynker chạy thử và kiểm tra xem có đúng ý đồ không, sai thì sửa, đúng rồi thì mang sang Hopscotch thể hiện lại. Quân làm đúng ngay lần đầu (phần đánh dấu 1), chú ngạc nhiên hỏi lại và thử biểu diễn theo các cách khác (cách 2 và 3), kết quả là Quân xa lạ với cách diễn giải “tiêu chuẩn” dành cho người lớn. Hỏi “hiểu không”, chú cười trừ để lộ má lúm đồng tiền sâu hoắm 🙂

quan_bai5

Để học một khái niệm (ví như: lặp), có lẽ chúng ta nên dùng những hoạt động thật sự giản dị, biểu tượng giản dị (như hình 1) để mang khái niệm đó vào bên trong đầu óc trẻ, thay vì bóc tách nó ra chi tiết (như hình 3) cho nó thỏa mãn cái “hiểu biết” của người thầy, mà quên rằng nó đang làm khó cho quá trình tiêu hóa.

QS2: Trẻ con có thể làm được rất nhiều (tức là trải nghiệm thật nhiều) nhưng thể hiện ra được một “khái niệm” thì rất khó khăn. Dưới đây là một “tổng kết” duy nhất mà cu Quân ghi ra được sau khi học các thứ lệnh “tuyến tính”, lặp có điều kiện, lặp không điều kiện, rẽ nhánh.

quan_lapTrong khi mục tiêu của người dạy không phải là “kinh nghiệm” (mà là “khái niệm”), việc khó khăn và quan trọng hơn cả có lẽ chính là hướng đến các “khái niệm” đằng sau các kinh nghiệm ấy để xây dựng một khung lí thuyết riêng của người học. Cái đó mới có giá trị thao tác về sau.

 

June 11, 2014by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon

Tìm kiếm

Đăng kí nhận tin

Đăng ký để nhận được những thông tin hữu ích, kịp thời trong hộp thư của bạn.


Theo dõi và cập nhật

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Bài viết mới

Quản trị tri thức dễ thất bại, nhưng thế nào là mới là thành công? 

Quản trị tri thức dễ thất bại, nhưng thế nào là mới là thành công? 

Đặt đề bài đào tạo: Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo

Đặt đề bài đào tạo: Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo

Dấu hiệu của một người đã biết tự học 

Dấu hiệu của một người đã biết tự học 

Những nền tảng cộng tác của nhóm startup

Những nền tảng cộng tác của nhóm startup

ScrumMaster – Nhà quản lí không quản lí

ScrumMaster – Nhà quản lí không quản lí

Sách của Dương Trọng Tấn và cộng sự

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Categories

  • Agile Mindset
  • Chuyện đời
  • Công nghệ
  • Đọc
    • Sách
  • Giáo dục
    • Constructivism
    • Học cách học
  • Khác
  • Không phân nhóm
  • Lean Startup
  • Linh tinh xòe
    • Lan man
  • Tài nguyên
  • Xã hội tri thức
    • Tổ chức học tập
    • Tri thức và Nhận thức

Tags

36 kế dạy học thụ động active learning agile agile adoption agile education agile mindset agilemindset agileteaching agile transformation codegym complexity constructivism Cánh Buồm công nghệ và giáo dục dạy học education giáo dục hipster HỌC CÁCH HỌC học học tập học tập trải nghiệm kanban khởi nghiệp lean lean startup learning learning organization làm lính thật tốt MOOC PBL personal kanban reflection scrum seci sách sử kí thuyết kiến tạo trekking tích hợp tản mạn chuyện đọc tổ chức học tập tự học Đa Diện động viên

"CHI BẰNG TỰ HỌC"


© 2016 Copyright Dương Trọng Tấn.